0
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

BIỂU HIỆN CỦA TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY.

Một phần của tài liệu SỰ KHÁC NHAU TRONG GIẢI THOÁT LUẬN CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI (Trang 53 -64 )

-TRUNG ĐẠI TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY.

Ở nước ta hiện nay, có ba tông phái Phật giáo lớn là Mật tông, Tịnh độ tông và Thiền tông: Mật tông, hình thành từ Đạo Phật Đại Thừa và các yếu tố bùa chú, Pháp thuật thần linh của Ấn Độ, ra đời từ thế kỷ VII khi mà Phật giáo ở Ấn Độ đã suy yếu và Ấn Độ giáo đang hình thành..Phái này đề cao vai trò của người xuất gia tu hành, thậm chí còn coi họ là hiện thân của Phật. Tịnh độ tông, do sư Tuệ Viễn( Viễn Công) lập ra ở Trung Quốc cuối thế kỷ thứ IV.

Phái này thờ Tam Bảo là Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Quy y Tam Bảo là gửi thân mình vào đức Phật, vào đạo Pháp, vào tăng chúng của Phật. Tịnh độ tông chủ trương niệm Phật, dựa vào Phật lực để giải thoát là chủ yếu. Điều quan trọng hơn không phải là nơi niệm hoặc cách niệm Phật, cái chính là để cho tâm tính yên tĩnh, không vọng động, phải hướng thiện và hướng thượng, luôn nhớ công đức cũng như lời răn dạy của Phật. Con người phải có niềm tin vào sự giác ngộ. Thiền tông được hình thành ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ III. Sư tổ là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma). Tu thiền là cách tốt nhất để thấy được tâm, tính và giác ngộ, vì Phật taị tâm, tại tính chứ không ở ngoài. Có tu tiệm ngộ (thông qua năm mươi hai bậc mới đạt quả Phật). Có tu đốn ngộ (giác ngộ nhanh với điều kiện người tu hành phải tạo ra được công án làm trí tuệ bừng sáng). Thật ra thì tiệm là nhân của đốn, đốn là quả của tiệm trong cả quá trình tu hành.

Văn hoá Việt Nam từ nhiều đời nay luôn tiếp thu, hoà nhập với các nền văn hoá thế giới và luôn luôn giữ vững những nét bản sắc độc đáo của dân tộc mình trên con đường phát triển. Trong đó triết học Ấn Độ có sự ảnh hưởng lớn và rất sớm đến đời sống tinh thần Việt Nam .Trong phạm vi của luận văn này, tác giả chỉ bàn đến sự ảnh hưởng của tư tưởng giải thoát - một cách định hướng cho con người đạt đến chân lý hạnh phúc - của triết học Phật giáo đối với đời sống tinh thần người Việt.

Ngay từ thời xa xưa, người Việt Nam đã xa lạ với quan điểm tu thân, ép xác, đày đọa thân thể với mấy hạt mè, hạt gạo trong mỗi bữa ăn như trường

phái Jaina đưa ra. Họ hiểu rõ được giá trị của việc rèn luỵên đức hạnh trong quan hệ cộng đồng, song cũng hiểu rõ những giá trị của của cải vật chất, trước hết là những miếng cơm, manh áo, nên các quan niệm “có thực với vực được đạo“, “nhất sĩ, nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông, nhì sĩ ”, của người Việt chúng ta đã bộc lộ một khoảng cách trước quan niệm của Samkhya, Mimansa và Vedanta.

Nhân dân lao động Việt Nam và người dân lao động ở Ấn Độ chắc chắn có nhiều cảm nhận, nhiều suy nghĩ tương đồng. Nhưng việc tồn tại hay không tồn tại những quan điểm triết học trong một quốc gia nào đó có liên quan rất nhiều đến vai trò của giai cấp thống trị xã hội và đặc điểm điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Thực tiễn lịch sử Việt Nam chỉ có một hệ thống triết học Ấn Độ đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần xã hội Việt Nam là Phật giáo. Chúng ta có thể khẳng định rằng không ở vùng nào trên đất nước Việt Nam, người dân lại không biết đến Phật giáo và có giai đoạn lịch sử Phật giáo đã trở thành quốc giáo. Tuy nhiên, sự du nhập triết học Phật giáo vào Việt Nam và quá trình “bén rễ “, “ra hoa, kết trái” của nó với những nét rất đặc thù do có sự dung hoà với truyền thống văn hoá người Việt. Phật giáo đã được xem như là một giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Quan niệm truyền thống của con người Việt Nam được hình thành trên cở sở của bốn yếu tố: Bản địa, Nho, Phật, Lão. Sự tổng hợp của bốn yếu tố này đã tạo nên cho con người Việt Nam một quan niệm sống tương đối hoàn chỉnh trong lịch sử. Về hình thức thì các yếu tố này có nhiều điểm khác nhau, nhưng về mặt kết cấu chúng là những bộ phận cấu thành của một quan niệm thống nhất, chúng có sự nương tựa, bổ sung cho nhau tạo thành một quan điểm tư duy của riêng người Việt. Vua Trần Thái Tông đã từng nói: ”Sách Nho thì dạy thi nhân bố đức; kinh Đạo dạy yêu vật, quý sự sống; còn Phật thì chủ trương giữ giới, cấm sát sinh. Nho giáo lo tổ chức xã hội sao cho qui củ; Đạo giáo lo thể xác con người sao cho mạnh khoẻ; Phật giáo lo cho tâm linh con người sao cho thoát khổ”[23; 36].

Phật giáo du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường và qua nhiều giai đoạn, nhưng đầu tiên là do các thương gia Ấn Độ đem đến vào đầu công nguyên. Họ không phải là những nhà truyền đạo, và cũng không thể truyền đạo với tư cách là truyền bá một học thuyết vì sự thiếu thốn về ngôn ngữ và những điều kiện cần thiết khác. Khi đó, họ chỉ sống với đời sống tín ngưỡng của họ và chỉ đọc ba điều quy y, giữ tam quy, tin tưởng ở tam bảo, giữ ngũ giới, lo bố thí, đọc một vài đoạn kinh nhân quả... Măt khác, vì văn hoá Việt Nam có đặc

trưng là văn hoá dân gian với cộng đồng làng xã, gần gũi với lối sống dân dã, không thiên về triết lý cao siêu, mà họ nặng về ứng xử, nên người dân Việt Nam tiếp nhận triết học Phật giáo không phải như hình thức tiếp nhận một học thuyết chặt chẽ với đầy đủ thế giới quan, nhân sinh quan, nhận thức luận; Họ cũng không phải tiếp nhận dưới hình thức một học thuyết uyên thâm với vô thường, vô ngã, thập nhị nhân, bát chính đạo,... mà chủ yếu tiếp nhận dưới hình thức cảm nhận tâm linh. Vả lại Phật giáo truyền vào Việt Nam trong hoàn cảnh người lao động có đời sống cơ cực, chịu nhiều tầng áp bức, bóc lột, bị khinh miệt nên người dân lao động tìm thấy ở Phật giáo nhiều nội dung gần gũi và họ tiếp nhận nó như tiêp nhận một đối tượng để cảm thông, để an ủi trong cuộc sống đời thường. Chính ở đây sắc thái bản địa hoá Phật giáo được thể hiện rõ nhất và nó cũng là vấn đề đáng quan tâm nhất, khi tìm hiểu về sự ảnh hưởng của giải thoát luận Phật giáo trong đời sống tinh thần, ảnh hưởng đến nhân cách và tư duy của con người Việt Nam.

Tư tưởng giải thoát của triết lý Phật giáo có sự gần gũi, dễ hoà nhập, thống nhất với quan điểm sống của người Việt Nam. Người Việt đã tiếp nhận những nội dung này hết sức tự nhiên và nó đã có chỗ đứng nhất định trong những bước thăng trầm của lịch sử Việt Nam. Đặc biệt là sự tương đồng giữa tư tưởng “từ bi, bác ái” của Phật giáo với lẽ sống “lá lành đùm lá rách”, “ thương người như thể thương thân”, với quan điểm ứng xử giữa con cái với cha mẹ, giữa vợ và chồng, giữa thầy, trò, bạn bè, tình đồng chí, đồng nghiệp... trong gia đình, trong cộng đồng làng xóm của người Việt Nam. Không những thế, người Phật tử Việt Nam hiện nay rất chăm lo đến việc thực hiện nghi lễ của đạo mình: “ họ chăm chú lên chùa trong các ngày sóc, vọng; họ trân trọng và thành kính trong lúc thực hành các nghi lễ; họ siêng năng trong việc thiền định, giữ giơi, làm việc thiện”[19; 48-49]. Mặt khác, các nhà chùa cũng luôn sẵn sàng thực hiện các yêu cầu của chúng sinh, như giải oan, cầu siêu, nhận giữ hài cốt những người thân của phật tín đồ và nhân dân. Những điều này, vừa có tác dụng củng cố niềm tin cho vào giáo lý cho phật tín đồ, vừa quy định tư duy và hành động, tạo cơ sở để hình thành nhân cách của con người Việt Nam.

Phật giáo đề cập đến nhân quả, nghiệp báo, luân hồi. Người Việt Nam ta cũng quan niệm “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặp bão“ nhưng do ông trời quyết định. Người Việt Nam cũng có quan niệm sau khi chết con người sẽ đầu thai sang kiếp này hoặc kiếp khác. Tuy vậy, một số luận điểm cơ bản của triết học Phật giáo tương đồng với tín ngưỡng của người Việt Nam đã được người Việt

Nam tiếp nhận nó qua lăng kính tín ngưỡng của mình, nên không tránh khỏi sự biến dạng rất phức tạp nội dung triết học Phật giáo. Chẳng hạn, TS Vũ Tình đã nhận xét: “luân hồi là hiện tượng sinh tử của con người lặp đi lặp lại trong sáu cõi: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, atula, người và trời. Sáu cõi triết học Phật giáo đề cập đến là sáu trạng thái tâm thức, trong đó địa ngục là trạng thái tâm thức của con người bị sân hận (giận giữ, ấm ức) thiêu đốt nên tất cả trước mắt con người đều như kẻ thù mà họ không sao tiêu diệt được; Ngạ quỷ (quỷ đói) là trạng thái tâm thức trong đó tham dục bốc cháy trong tâm làm con người không chỉ luôn mong muốn tiền bạc mà còn chiếm đoạt, yêu thương người khác... thế nhưng ở Việt Nam, tuyệt đại đa số, kể cả Phật tử tu tại gia, hiểu sáu cõi của luân hồi như sáu thế giới khác nhau, trong đó, tái sinh vào cõi súc sinh là thành trâu, thành bò; tái sinh vào cõi trời là thành thiên thần sống ở trên mây, trên gió;... “[21; 34].

Con người của Phật giáo nhìn sự vật trong mối quan hệ nhân quả, xem cái gì cũng là kết quả của một cái trước và là nguyên nhân của cái sau. Mỗi khi gặp một sự việc có hệ trọng đến bản thân hoặc người nhà, con người Việt đều nghĩ đến nguyên nhân để tìm cách khắc phục. Họ còn nhìn thế giới xã hội và con người ở trong dòng vận động không ngừng, ở đó không có gì là tồn tại mãi, không có cái gì là đứng im tại chỗ, cái gì cũng đang chuyển biến từ cái này sang cái khác, cái gì cũng đang ở một quá trình, với con người là: sinh, lão, bệnh, tử, với thế giới sinh vật là: thành, trụ, hoại, không, hoặc sinh, trụ, dị, diệt. Mỗi khi bản thân hoặc người trong gia đình già lão, yếu đau, chết chóc, họ đều lấy đó làm điều an ủi, xem đó là điều không thể tránh khỏi. Lý thuyết nhân duyên khởi, vô thường, vô ngã của nhà Phật đã chi phối ý nghĩ và hành động của họ.

Người Việt Nam tiếp nhận triết học Phật giáo Việt Nam qua cảm nhận tâm linh, qua lăng kính tín ngưỡng truyền thống của mình, đã là nguyên nhân góp phần thần thánh hoá tư tưởng triết học-tôn giáo Phật giáo. Thực chất, triết lý Phật giáo là sản phẩm của Đức Phật, là một con người bằng xương, bằng thịt và triết học này là vô thần. Khi Đức Phật còn tại thế, vai trò của thần linh không có trong lời thuyết pháp. Khi Đức Phật nhập diệt, hình tượng của ông được dựng lên, song hình tượng ấy ngự trị trong các chùa chiền chỉ nhằm nhắc nhở Phật tử về giáo pháp của bậc Đại sư để họ tưởng niệm và không ngừng phát huy tác dụng của nó. Người Phật tử làm lễ tượng Phật, không phải để cầu xin ơn huệ mà để tỏ lòng tri ân đối với con người đã đem lại cho chúng sinh một tấm gương, một học thuyết; là để tự nhắc nhở trách nhiệm cuả mình trước

“sông mê, sóng dục”. Thế nhưng, ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật Thích Ca đã được người Việt Nam ta hiểu là Bụt Đà. Bụt như một đấng có phép thần thông, nghe biết hết mọi chuyện trên đời như ông Trời mà rất thân cận với con người. Bụt thể hiện ra dưới nhiều hình thức để cứu người, giúp đời, nhất là những người tốt bị điều oan ức. Bụt rất thương người, cứu giúp người hiền, nhưng khác với ông Trời là không hành kẻ ác. Với cách hiểu vậy, các hình thức lễ bái Đức Phật của con người Việt Nam xuất hiện ngày càng diễn biến phức tạp hơn. Con người đến trước tượng Phật như đến trước vị thần với nhiều lễ vật và lòng khát khao được ban phúc lộc. Nội dung triết học Phật giáo đã phủ lên mình nó hình thức tôn giao ngay từ khi Phật giáo ra đời và đấu tranh chống đạo Balamôn, người Việt Nam biết đến triết học Phật giáo chủ yếu dưới hình thức tôn giáo này.

Phật giáo vào Trung Quốc, cùng với thời gian, đã tạo nên tam giáo hợp nhất Nho-Đạo-Phật, nhưng ở Việt Nam, nó không chỉ hợp nhất mà đạt đến đồng nguyên (tam giáo đồng nguyên). Các nhà nghiên cứu về vấn đề này đã có lý khi họ nhận xét rằng: “chân lý chỉ có một, nhưng chân lý lại đa diện và tự ta có thể nhìn thấy chân lý từ những góc độ khác nhau và trí thức triết học chỉ là một trong nhiều khía cạnh của sự thông thái cao nhất.Trong sự thông thái ấy còn có sự trong sạch về đạo đức của người hiền sĩ và sự nhạy cảm của người thi sĩ, nghệ sĩ. Vì vậy, triết học Phương Đông mặc nhiên tin rằng tri thức triết học không phải là mục đích tự thân mà chính là phương tiện để chuyển hoá nội tâm, để giải thoát”[21; 35].

Người Việt Nam đã thể hiện rất rõ: vai trò nhận thức không phải mục đích tự thân của triết học nên đã sàng lọc nội dung và cách biểu hiện tư tưởng các học thuyết ngoại lai để tìm ra cái chung, bản địa hoá nó để nó trở thành công cụ hữu ích cho cuộc sống. Chính với mục đích này, cộng với lòng cao thượng nhân ái của người Việt Nam, cho nên tuy nhiều giai đoạn phát triển của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, nhiều tôn giáo cùng tồn tại và phát triển, có giai đoạn các thế lực phản động đen tối muốn nhen nhóm hận thù trong dân tộc và trong tôn giáo, nhưng trong lịch sử đất nước ta chưa bao giờ trải qua các thảm kịch bởi chiến tranh sắc tộc và tôn giáo.

Người Việt Nam nhận thức triết học không mang mục đích tự thân mà vì cuộc sống đời thường, nên họ gắn rất chặt nội dung triết học-tôn giáo Phật giáo với các hoạt động xã hội của mình. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã ghi nhận nhiều người Việt Nam đã tự nguyện đến với đạo Phật, đã lấy các nguyên lý từ bi, luân hồi, nghiệp báo... của đạo Phật để luyện mình và giúp đỡ người.

Thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, Phật giáo đã trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến. Lúc này ở Phật tử, ý thức dân tộc và ý thức tôn giáo gắn bó với nhau, trở thành một trong những tiền đề cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của dân tộc. Thời Lý - Trần, Phật giáo đã trở thành như quốc đạo của Việt Nam và đã xuất hiện nhiều thiền sư, cư sỹ có công lớn với đất nước, góp phần làm rạng danh non sông như Thiền sư Vạn Hạnh, Đa Bảo, Khuông Việt, Pháp Thuận... các cư sỹ Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ... Người Việt Nam tự hào rằng, qua những bước thăng trầm của lịch sử đất nước từ thời Ngô, Đinh, Tiền Lê đến Lý, Trần, Hậu Lê đến Tây Sơn, triều Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, phòng chống thiên tai, phát triển kinh tế,... hiện nay đều có những dấu ấn đẹp của Phật giáo trong đời sống tinh thần-xã hội của mình.

Tư tưởng giải thoát Ấn Độ cổ-trung đại, những gì còn đọng lại tuy không còn nguyên vẹn cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện, nhưng những nguyên lý triết học-tôn giáo Phật giáo hoà với đời sống tinh thần của người Việt Nam, mà trong từng lĩnh vực cụ thể người Việt Nam đã khai thác nó để

Một phần của tài liệu SỰ KHÁC NHAU TRONG GIẢI THOÁT LUẬN CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI (Trang 53 -64 )

×