0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Biện pháp thúc đẩy ba mặt hàng xuất khẩu chiến lợc 1 Hàng dệt may

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN (Trang 82 -98 )

L uý khi sử dụng:

3. Biện pháp thúc đẩy ba mặt hàng xuất khẩu chiến lợc 1 Hàng dệt may

3.1. Hàng dệt may

Ba tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 850 triệu USD, tăng tới 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên kim

ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật lại tiếp tục có chiều hớng giảm xuống. Để đảm bảo cho một sự phát triển bền vững, lâu dài các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực duy trì thị phần ở thị trờng truyền thống này, trớc sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía Trung Quốc.

Dới đây là một số giải pháp để tăng sức cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trờng Nhật.

Xây dựng hệ thống cập nhật thông tin: Một trong những thuận lợi của các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận khách hàng Nhật là sự gần gũi về phong tục, tập quán. Song điều đó không có nghĩa là các nhà sản xuất bỏ qua khâu tìm hiểu thị trờng. Lấy ví dụ nh mặt hàng áo sơ mi, không phải loại nào cũng đợc ngời Nhật chấp nhận. Trong hàng nghìn sản phẩm đợc chào bán, ngời Nhật ngày nay chỉ thích loại áo đợc may bằng vải ít nhàu. Vì vậy đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc xây dựng một hệ thống thông tin luôn cập nhật chính xác và thích ứng kịp thời trớc những yêu cầu mới từ thị trờng này là hết sức cần thiết. Bằng hình thức này các doanh nghiệp có thể đa ra đ- ợc những chiến lợc về mặt hàng và kênh phân phối hợp lý, tránh tình trạng khi vừa nghĩ đến chuyển sang sản xuất sản phẩm mới, thì trên thị trờng Nhật sản phẩm đó đã bớc sang giai đoạn thoái trào. Mới đây Tổng công ty Dệt may Việt Nam cũng vừa đạt đợc thoả thuận hợp tác với Tập đoàn Mitsui của Nhật. Theo đó Tổng công ty sẽ khai trơng văn phòng đại diện tại Tokyo và coi đây là một “trạm thông tin” để hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang Nhật. Tuy nhiên, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng cần phải chủ động đẩy mạnh nghiên cứu thị trờng, bởi đây chính là mẫu mốt để nâng dần năng lực thiết kế, giảm dần phơng thức gia công và quyết định sự thành bại trong chiến lợc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp dệt may sau

này.

Xây dựng mặt hàng chiến lợc: Từ các thông tin có đợc, các doanh nghiệp dệt may cần xây dựng cho mình danh mục các mặt hàng chiến lợc để đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản. Trong thời gian tới các doanh nghiệp cần tập trung vào việc đa dạng hoá các sản phẩm truyền thống nh sơ mi nam, T Shirt, quần kaki để kéo dài vòng đời sản phẩm trên thị trờng. Bên cạnh đó việc thiết kế ra các sản phẩm mới cũng hết sức cần thiết cho chiến lợc phát triển dài hạn của mỗi công ty.

Xây dựng thơng hiệu made in Việt Nam: Hiện nay chủ yếu dệt may của Việt Nam sang Nhật đợc thực hiện dới hình thức gia công và hoạt động của các doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu bên ngoài. Để kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trờng Nhật tăng, về lâu dàt các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đứng trên đôi chân của mình, hàng Việt Nam phải mang nhãn hiệu, tên, biểu tợng của chính doanh nghiệp sản xuất. Để làm đợc điều này các doanh nghiệp Việt Nam có thể trực tiếp thông qua đại diện của mình ở nớc ngoài, các công ty thơng mại Nhật, hoặc Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản.

Thực hiện sản xuất theo 4 S: 4 S là các tiêu chuẩn sản xuất của Nhật Bản bao gồm: chỉnh lý (Seiri), ngăn nắp (Seiton), vệ sinh (Seiso) và nề nếp ( Sitsuke). Một khi các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đợc tốt theo các tiêu chuẩn nêu trên thì nhất định sẽ nâng cao đợc năng suất, chất lợng sẽ tốt và ổn định, đồng thời đảm bảo đợc thời hạn giao hàng và tăng sức cạnh tranh về giá đối với Trung Quốc. Bên cạnh đó vấn đề cải tiến (Kaizen) cũng nên đ- ợc áp dụng, bắt đầu ngay từ việc chọn chất liệu mác sản phẩm sao cho không gây khó chịu cho ngời tiêu dùng.

Rút ngắn thời gian chuẩn bị hàng mẫu: Đối với thời gian chuẩn bị hàng, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam còn thực hiện mẫu chào hàng khá lâu, ít nhất là phải mất đến 2 tuần lễ mới song. Trong khi đó các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ mất có một buổi là có hàng mẫu theo yêu cầu, và chỉ trong một ngày họ đã có thể tiến hành đàm phán về đơn hàng đợc ngay. Vì vậy rút ngắn thời gian chuẩn bị hàng mẫu cũng là vấn đề nên đợc các doanh nghiệp dệt may lu tâm.

3.2.Hàng thuỷ sản

Theo Bộ Thuỷ sản, xuất khẩu thuỷ sản năm 2003 của Việt Nam sang thị tr- ờng Nhật Bản có khả năng đạt trên 570 triệu USD, tăng gần 20% so với năm 2002, đa Việt Nam trở thành một trong bốn nớc hàng đầu xuất khẩu mặt hàng này vào thị trờng Nhật. Nếu cứ giữ đợc tốc độ tăng trởng nh thế này năm 2004 mức xuất khẩu vào Nhật có thể đạt trên 600 triệu USD. Tuy nhiên để làm đợc nh vậy chúng ta cần thực hiện tốt các công việc sau:

Đánh bắt hợp lý, và đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản:

Để bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản, các cơ sở đánh bắt cần thực hiện đánh bắt một cách hợp lý. Trong thời gian tới cần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu theo hớng giảm dần việc đánh bắt ven bờ, chuyển sang đánh bắt xa bờ. Các cơ sở đánh bắt có thể bằng nguồn vốn huy động từ trong và ngoài nớc để phát triển đội tàu lớn, xây dựng trạm trung chuyển giữa bờ và ngoài khơi phục vụ tốt cho việc đánh bắt xa bờ. Bên cạnh đó, do khả năng đánh bắt tự nhiên là rất hạn chế, ngành thuỷ sản cũng cần có kế hoạch đầu t, phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nuôi trồng thuỷ sản. Đây chính là hớng giúp cho ngành thuỷ sản có đợc một sự phát triển ổn định và bền vững.

năm gần đây, an toàn thực phẩm là vấn đề đợc quan tâm rộng rãi không chỉ riêng ở thị trờng Nhật mà trên toàn thế giới. Thuỷ sản sạch chính là yêu cầu số một để xuất khẩu ra bên ngoài. Tuy nhiên hiện nay vấn đề d lợng kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản vẫn cha đợc giải quyết dứt điểm. Vì vậy trớc mắt cần phải có sự quản lý thống nhất cụ thể và chặt chẽ của các cơ quan có chức năng, đặc biệt là Trung tâm kiểm tra chất lợng và vệ sinh thuỷ sản-Nafiquacen để giải quyết tốt vấn đề này.

Về phía các doanh nghiệp, để đảm bảo việc nuôi trồng thuỷ sản sạch có thể áp dụng các nguyên tắc nuôi trồng dới đây:

1. Tăng cờng kiểm tra tác động đến môi trờng.

2. Kết hợp sử dụng các quần xã thực vật tự nhiên trong việc quản lý nuôi.

3. Tiến hành các quá trình sinh sản tự nhiên, không sử dụng hoóc môn và kháng sinh.

4. Không dùng sinh vật biến đổi gen (GMO) làm nguồn giống và thức ăn.

5. Hạn chế thả giống dầy.

6. Dùng các loại thức ăn và phân bón đã đợc chứng nhận là sản phẩm hữu cơ.

7. Sử dụng bột cá có nguồn gốc sạch. 8. Không dùng phân bón vô cơ.

9. Không dùng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ nhân tạo.

10. Hạn chế tiêu thụ năng lợng (ví dụ trong trờng hợp sục khí).

11.u tiên thuốc tự nhiên.

Theo nguồn: Infofish Trade News

nguồn gốc nuôi trồng rõ ràng đảm bảo vệ sinh. Vì vậy thực hiện nuôi trồng theo các nguyên tắc nêu trên sẽ giúp các sản phẩm của Việt Nam nhanh chóng đợc chấp nhận trên thị trờng Nhật Bản.

Bên cạnh đó các cơ sở sản xuất cũng cần đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến thủy sản. Ngày nay một trong các biện pháp các doanh nghiệp có thể áp dụng là sử dụng ozon để đảm bảo vệ sinh đối với các sản phẩm trớc và sau khi chế biến. Với đặc tính diệt virus, ozon có thể đợc ứng dụng rộng rãi để khử trùng, tránh nhiễm khuẩn và lây bệnh trong quá trình chế biến. Đây là biện pháp đã đợc nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu áp dụng và đạt hiệu quả cao. Giá ozon lỏng rất rẻ chỉ 100đ/l, cách sử dụng cũng rất đơn giản: dùng một lít ozon vào 5 lít nớc để bảo quản thuỷ sản trớc khi đa vào chế biến hoặc bảo quản lạnh lâu dài.

Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể tự trang bị các kiến thức về nuôi trồng thuỷ sản qua các trang web dới đây:

http://www.aquanic.org/: Đây là trang web của Hội nuôi Trồng Thuỷ sản Thế giới ( World Aquaculture Society) trong đó cung cấp rất nhiều thông tin về các loài thuỷ sản phổ biến nh tôm, cá và các hệ thống, phơng pháp nuôi trồng.

http://www.hboi.du/aquaculture là trang web của Viện Hải Dơng học, với nhiều chủ đề phong phú về nuôi trồng và bảo quản thuỷ sản tơi sống.

http://www.agri-aqua.ait.ac.th Với trang web này các doanh nghiệp có thể tìm đợc các thông tin về hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và tài nguyên thuỷ sản ở các nớc Châu á nh Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campchia.

Thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp: Trong bối cảnh hiện nay, muốn đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa, việc liên kết giữa các doanh nghiệp để

điều chỉnh quy mô sản xuất phù hợp với khả năng phát triển của thị trờng là một trong những yêu cầu tất yếu khách quan.

Trớc hết cần mở rộng các hình thức liên kết nh liên kết thông qua các hiệp hội, hội nghề nghiệp, câu lạc bộ doanh nghiệp... Tiếp đó để nâng cao đợc vai trò của các tổ chức, đồng thời đảm bảo đợc quyền lợi chính đáng của các tổ chức khi các tổ chức này bị vi phạm, Nhà nớc cần có các quy định công nhận địa vị pháp lý của các tổ chức, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đó để giải quyết các tranh chấp thơng mại, (ví dụ nh vụ tranh chấp với Mỹ về bán phá giá cá tra, cá ba sa vừa qua) nhằm mục đích giữ uy tín cho sản phẩm Việt Nam trên thị thờng quốc tế.

Đẩy mạnh xúc tiến thơng mại: Bộ Thuỷ sản cần phối hợp cùng Bộ Th- ơng mại làm tốt công tác xúc tiến thơng mại, tăng cờng đào tạo cán bộ làm công tác tiếp thị cho các doanh nghiệp. Về phần mình, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các hội chợ triển lãm tổ chức tại Nhật, mở văn phòng đại diện để tìm kiếm bạn hàng. Vào tháng 3 hàng năm, tại Nhật Bản đều có tổ chức triển lãm về thuỷ sản, tại đây JETRO cũng đăng kí diện tích để cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm lấy cơ hội này để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng trên thị trờng Nhật Bản.

3.3.Rau quả

Theo số liệu thống kê của Bộ Thơng mại, 8 tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các loại rau quả của cả nớc đạt trên 110 triệu USD. Trong đó giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản đạt mức 10 triệu USD, chỉ chiếm 0,6% giá trị nhập khẩu rau quả của Nhật. Năm 2003 này, Nhật đã bổ xung thêm 118 loại nông sản (trong đó có rau, trái cây nhiệt đới) vào hệ thống u đãi thuế quan

phổ cập (GSP) 2003, ngoài ra còn giảm thuế GSP đối với khoảng 60 mặt hàng. Song số lợng hàng nông sản của Việt Nam vào thị trờng Nhật vẫn còn ít, lý do chủ yếu là vì hàng hoá Việt Nam cha đáp ứng đợc yêu cầu của Nhật về tiêu chuẩn chất lợng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Để khắc phục tình hình này các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất rau quả Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trờng và xúc tiến thơng mại:

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp là nắm bắt thông tin liên quan tới sự phát triển của sản phẩm và các đối thủ cạnh tranh trên thị trờng. Chính vì vậy, nghiên cứu tổng hợp về thị trờng là việc hết sức cần thiết cho chiến lợc phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Để tiếp cận thị trờng một cách toàn diện, các doanh nghiệp có thể thành lập công ty con hoặc mở văn phòng đại diện, chi nhánh ở Nhật.

Qua các thông tin phản hồi từ phía khách hàng, các doanh nghiệp có thể có những thay đổi phù hợp hơn đối với sản phẩm của mình. Chẳng hạn nh việc chuyển sang dùng bao gói rau quả nhỏ là phù hợp hơn với quy mô gia đình và thói quen đi chợ hàng ngày của ngời Nhật Bản ngày nay. Hơn nữa để thuận tiện cho khâu tiêu thụ các doanh nghiệp nên chuyển sang hình thức đóng những sản phẩm cùng kích cỡ và hình dáng vào cùng một bao gói. Ví dụ nh đối với hành tây có đờng kính từ 8 cm trở lên là cỡ 2L, từ 7-8 cm cỡ L, từ 6-7 cm là cỡ M, và nhỏ hơn là cỡ tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần chú trọng hơn tới hoạt động tiếp thị và xúc tiến thơng mại. Các doanh nghiệp có thể thiết lập quan hệ với các siêu thị, các công ty kinh doanh, đồng thời có thể liên hệ trực tiếp với các đối tác

Nhật Bản để có thể sản xuất, chế biến, bảo quản và xuất khẩu đợc các loại rau quả có giống từ Nhật, đáp ứng đúng đợc với các yêu cầu từ thị trờng khó tính này.

Thành lập hiệp hội những ngời xuất khẩu rau quả: Đây là một trong những biện pháp sẽ giúp cho các doanh nghiệp rau quả đẩy mạnh đợc hoạt động nghiên cứu thị trờng và xúc tiến thơng mại. Hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu thu thập thông tin thị trờng Nhật từ tổ chức Jetro. Tổ chức này phần nào có thể cung cấp thông tin về thị trờng Nhật Bản qua mạng Internet hoặc hỗ trợ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tiếp xúc với đối tác Nhật Bản. Tuy nhiên muốn đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trờng này, các doanh nghiệp cần chủ động tự hình thành các Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất, chế biến, và xuất khẩu rau quả, coi đây là đầu mối giao lu với các tổ chức quốc tế, thống nhất điều hành việc kinh doanh sản xuất rau quả. Hoạt động của các hiệp hội này sẽ giúp doanh nghiệp thu thập, phân tích, thống kê một cách có hệ thống, chính xác những thông tin liên quan đến toàn ngành rau quả. Năm 2002 vừa qua cũng đã có một hiệp hội rau quả ra đời ở thành phố Đà Lạt. Bớc đầu hiệp hội có 15 thành viên tham gia bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh nông sản, các cơ sở, hộ gia đình sản xuất rau quả. Mục tiêu mà hiệp hội đặt ra là xây dựng đợc 1 thơng hiệu rau quả Đà Lạt trên thị trờng trong và ngoài nớc. Hiệp hội có một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trờng, đa những thông tin dự báo về thị trờng để điều phối sản xuất hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng hàng hoá. Mặt khác hiệp hội này còn chịu trách nhiệm phổ biến quy trình sản xuất rau quả chất lợng cao, quy trình công nghệ sau thu hoạch đến ngời sản xuất nhằm nâng cao giá trị và chất lợng rau quả, giúp các cơ sở sản xuất tự công bố tiêu chuẩn chất l-

ợng sản phẩm theo quy định của Bộ Khoa học- công nghệ và môi trờng. Mặc dù mới bớc vào hoạt động nhng Hiệp hội đã có những đóng góp đáng kể cho các doanh nghiệp rau quả Đà Lạt trong thời gian qua. Một đơn vị kinh doanh xuất khẩu có thể bị hạn chế về tài chính, năng lực, nhng một hiệp hội sẽ có một nguồn lực lớn hơn, có thể đem lại khả năng trực tiếp tiếp cận thị trờng bằng việc đặt cơ sở tại nớc ngoài hay tham gia hội chợ triển lãm, thậm chí

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN (Trang 82 -98 )

×