Về soạn giảng:

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong chương điên học vật lý 9 (Trang 29 - 31)

GV phải chọn những bài, những câu hỏi trong bài học có độ khó tương đối, có hướng mở, đòi hỏi có nhiều thời gian và nhiều người tham gia thảo luận , tranh cãi mới vỡ lẽ ra vấn đề.

b. Chia nhóm :

Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Có

nhiều cách chia nhóm. Tùy theo bài học hoặc tùy theo đặc điểm của lớp, ta có thể chia nhóm theo các cách sau đây:

 Nhóm gọi số : cho HS đếm số từ 1 đến 8, đếm cho hết số HS của lớp. Những em nào có số giống nhau thì được xếp vào một nhóm.

 Nhóm cùng trình độ hoặc đa trình độ do GV lựa chọn.

 Nhóm theo biểu tượng: GV chuẩn bị các biểu tượng có số lượng bằng nhau và phát ngẫu nhiên cho HS. Những HS có cùng biểu tượng thì được xếp vào một nhóm.

 Nhóm chọn bạn: HS có quyền chọn bạn để thành lập một nhóm.

 Nhóm cố định : do GV chọn những HS ngồi gần để thành lập một nhóm hoặc các HS ngồi cùng 1 tổ lập thành 1 nhóm.

Một số lưu ý khi tiến hành chia nhóm:

 Cần xác định số lượng thành viên trong mỗi nhóm, mỗi nhóm chỉ có từ 2 đến 6 thành viên là có hiệu quả nhất. Vì nếu nhóm có nhiều thành viên, mặc dù có nhiều năng lực được tham gia nhưng các kỹ năng như diễn đạt, phát biểu ý kiến, phối hợp các thành viên, thống nhất ý kiến, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, quản lý để nhiều HS tham gia khó có thể đạt được.

 Để hình thành kỹ năng học hợp tác nhóm, lúc đầu GV nên bắt đầu từ nhóm đôi. Khi HS đã có kinh nghiệm, kỹ năng nhất định sẽ tổ chức nhóm với số lượng nhiều hơn.

 Nếu nhóm trên 5 HS , nhiều HS sẽ thụ động, hoặc chỉ trao đổi với một hay hai thành viên bên cạnh. Học hợp tác nhóm cần tạo điều kiện cho HS rèn luyện các kỹ năng hợp tác và tham gia vào các hoạt động với sự thể hiện vai trò ra quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, để cùng hưởng vui , buồn với kết quả của mình. Do vậy HS cần có thời gian để thích ứng với các hoạt động nhóm.

 Thời gian để một nhóm gắn kết với nhau là khoảng một học kỳ (vì để lâu sẽ gây tình trạng trì trệ, thiếu năng động, dựa dẫm vào nhau).

 Số lượng các thành viên trong nhóm nên chọn theo các năng lực đa dạng: giỏi, khá, trung bình, yếu và đa dạng về thành phần xuất thân, môi trường sống.

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong chương điên học vật lý 9 (Trang 29 - 31)