PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong chương điên học vật lý 9 (Trang 104 - 106)

- Qua dự án, nhóm thực hiện khá tốt, có sự hỗ trợ lẫn nhau.

PHẦN KẾT LUẬN

Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được triển khai trên cả nước và đồng bộ trong các cấp học. Một trong những trọng tâm hàng đầu của chương trình đổi mới là tập trung đổi mới PP dạy và học nhằm đáp ứng những mục tiêu mới của giáo dục và đào tạo.

Sau khi nghiên cứu đề tài và vận dụng các PP dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học ở chương Điện học Vật lý 9, trong đó lấy PP dạy học nêu và giải quyết vấn đề; PP dạy học theo nhóm và PP dạy học theo dự án làm trọng tâm chúng tôi đã đạt được một số kết quả:

 Hệ thống hóa và đóng góp tích cực vào cơ sở lý luận các PP tích cực hóa hoạt động học tập của HS, qua đó bằng việc vận dụng phối hợp các PP dạy học một cách hợp lý vào thiết kế các phương án dạy học và giảng dạy các bài học của chương Điện học – Vật lý 9 đã góp phần nâng cao được chất lượng dạy và học.

 Thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS là hết sức cần thiết, nâng cao được chất lượng dạy và học.

 Tìm hiểu được thực trạng, nguyên nhân khó khăn và hạn chế trong việc dạy học chương Điện học, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục. Qua kết quả của TN sư phạm, chúng tôi nhận thấy rằng giả thuyết đề ra ban đầu của đề tài đã bước đầu có kết quả tốt, khả thi và có hiệu quả; đã hướng tới mục tiêu phát triển hứng thú và năng lực tự lực học tập nhằm tạo dựng nền tảng cho việc phát triển tư duy và năng lực sáng tạo cho HS.

 Việc vận dụng các PP dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS đòi hỏi nhiều công sức và thời gian chuẩn bị của GV cũng như của HS, nhưng các giờ học này giúp HS hiểu rõ và nắm được cách vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống

tốt hơn. Chính vì thế, tạo cho HS có một tâm thế thoải mái và hào hứng trước mỗi giờ học, để các em có thể phát huy tốt nhất năng lực của bản thân, phát huy vai trò tích cực của hoạt động nhóm thể học tập, giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường phát triển tình cảm, tinh thần đoàn kết cho các em.

Qua nghiên cứu đề tài này chúng tôi có một số kiến nghị sau:

 Hướng tới mục tiêu phát triển hứng thú và năng lực tự lực học tập nhằm tạo dựng nền tảng cho việc phát triển tư duy và năng lực sáng tạo cho HS, người GV cần phải không ngừng đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp, phải tự nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết cũng như nắm vững kiến thức chuyên môn của mình. GV cần tăng cường thực hiện nhiệm vụ dạy học gắn liền với cuộc sống, với thực tiễn.

 Nhà trường, cán bộ quản lý giáo dục cần tăng cường bồi dưỡng có hiệu quả cho GV về việc sử dụng công nghệ thông tin, đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học hiện đại, các phòng học chức năng.

 Giảm sĩ số lớp học, mỗi lớp khoảng 30 đến 35 HS. Tăng cường các chương trình ngoại khóa, các cuộc thi sáng tạo, hoạt động đội nhóm cho HS.

Hướng phát triển của đề tài

 Từ đề tài đã nghiên cứu và TN, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển, xây dựng và vận dụng cho các chương còn lại của chương trình Vật lý phổ thông.

 Thiết kế đầy đủ phương án dạy học vận dụng các PP theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS vào các bài học cụ thể.

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong chương điên học vật lý 9 (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w