RÚT KINH NGHIỆM:

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong chương điên học vật lý 9 (Trang 68 - 71)

 Bài học liên quan đến nhiều kiến thức có liên hệ với đời sống, bằng cách nêu ra những câu hỏi gần gủi, qua kinh nghiệm sống và các nguồn thông tin của GV thì HS rất hứng thú, thoải mái và tích cực trong các câu trả lời.

 Hoạt động học tập tự lực và tích cực của HS đã giúp ôn tập các kiến thức đã có, giải thích các biện pháp an toàn khi sử dụng và tiết kiệm điện năng, cũng như vận dụng các kiến thức vào tình huống cụ thể một cách linh hoạt.

 GV cần cho HS thảo luận nhóm để nắm được qua việc sử dụng tiết kiện điện năng sẽ có nhiều giá trị quan trọng cả về mặt kinh tế cho gia đình và xã hội, cũng như về mặt nhận thức và môi trường.

2.4.2. Thiết kế phương án dạy học vận dụng PP hoạt động nhóm

Trong học tập, có những câu hỏi, những vấn đề đặt ra khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các HS mới có thể hoàn thành, mỗi HS có thể vươn tới tầm hiểu biết rộng hơn nhờ sự trao đổi với bạn bè. Thông qua sự hợp tác nhóm, cùng tìm tòi, nghiên cứu, thảo luận, tranh luận, qua đó HS nâng mình lên một trình độ mới. Đó là sự vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của cả lớp.

Vì vậy, tổ chức cho HS học tập bằng PP hoạt động nhóm theo định hướng phát huy tính tích cực và tương tác là hết sức cần thiết. Hoạt động nhóm là quá trình HS cùng nhau tham gia giải quyết một nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV, trong đó HS được khuyến khích để trao đổi kinh nghiệm và được tạo cơ hội làm việc với người khác. Bằng cách này, mỗi thành viên trong nhóm có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về vấn đề đã

nêu ra, tự thấy rõ mình học hỏi được những gì. Như vậy, bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ GV.

Thông qua hoạt động nhóm, HS có thể phát huy vai trò tích cực của mình, thể hiện tinh thần trách nhiệm, đồng thời rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc hợp tác, tạo thói quen học hỏi lẫn nhau.

2.4.2.1. Phương án dạy học bài 7 “Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn” dây dẫn”

Lôgic phát triển nội dung dạy học

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức

 Nêu được điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào l, S , ρ

 Nêu được điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ một vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài dây.

2. Kỹ năng

 Biết cách xác định sự phụ thuộc của điện trở vào một trong các yếu tố ( l, S , ρ )

 Suy luận và tiến hành được TN kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào l

3. Thái độ

 Rèn luyện khả năng sáng tạo, hợp tác nhóm.

ĐVĐ: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc vào các yếu tố đó như thế nào.

R phụ thuộc tiết diện dây dẫn diện dây dẫn R phụ thuộc chiều dài dây dẫn R phụ thuộc vật liệu làm dây Dự kiến cách

kiểm tra Thí nghiệm kiểm tra

Kết luận:

Đối với mỗi nhóm HS :

 1 nguồn điện 3V -1 công tắc.

 1 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A.

 1 vôn kế có GHĐ 12V và ĐCNN 0,1V

 3 dây điện trở có cùng tiết diện và được làm bằng cùng một loại vật liệu: 1 dây dài l (điện trở 4Ω), 1 dây dài 2l và dây thứ 3 dài 3l.

 8 đoạn dây nối để mắc mạch điện.

Đối với cả lớp:

 1 đoạn dây bằng đồng có vỏ cách điện, dài 80cm, tiết diện 1mm2  1 đoạn dây thép dài 50cm, tiết diện 0,1 mm2 … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:

1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ:

− Điện trở dây dẫn cho biết điều gì ? Nêu CT tính ?

− Nêu CT tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp ? 3/ Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV GHI BẢNGHOẠT ĐỘNG1: Nêu tình HOẠT ĐỘNG1: Nêu tình

huống học tập.( 5’)

−HS lắng nghe và suy nghĩa trả lời gợi ý của GV.

−Dây dẫn là 1 bộ phận quan trọng của các mạch điện. Các dây dẫn có thể có kích thước khác nhau, được làm từ các vật liệu dẫn điện khác nhau và có thể có điện trở khác nhau. Cần phải xác định xem điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố nào và phụ thuộc vào các yếu tố như thế nào?

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong chương điên học vật lý 9 (Trang 68 - 71)