Tình hình thực tế về việc vận dụng các thành tố cơ sở trong quá trình dạy học môn

Một phần của tài liệu Vận dụng các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học vào quá trình dạy học một số chủ đề của đại số bậc trung học cơ sở (Trang 52 - 53)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.Tình hình thực tế về việc vận dụng các thành tố cơ sở trong quá trình dạy học môn

dạy học môn Toán

Những thành tố cơ sở của PPDH là gì? Tại sao chúng được coi là cơ sở?... Chắc hẳn rằng mỗi một GV đứng lớp không phải ai ai cũng biết đến điều đó, chưa nói tới việc vận dụng chúng vào quá trình dạy học. Tuy được đào tạo chính qui trong các nhà trường sư phạm nhưng về mặt lý luận không ít GV còn “mơ hồ” về thuật ngữ này và những hiểu biết về chúng. Trong thực tiễn dạy học, một bộ phận GV đã ngầm vận dụng những thành tố này vào những giờ lên lớp của mình cho dù họ không biết đến chúng. Có thể họ đang đi trên con đường mà họ cần đi nhưng họ không biết chính tên con đường ấy, nhưng cuối cùng họ vẫn tới đích như họ mong muốn. Bởi những kiến thức mà họ có được nó chỉ mang tính chất góp nhặt tức thời và không được trang bị kĩ. Như thế chúng ta cũng phải nói rằng, GV biết đến những thành tố cơ sở của PPDH thì không mấy ai, nhưng việc dạy học hướng theo những thành tố nói trên thì nhiều GV đã thực hiện, nhất là trong giai đoạn đổi mới PPDH hiện nay.

Trong các đợt chuyên đề thay sách giáo khoa, đổi mới PPDH, GV đã ngày càng nhận thức sâu sắc hơn dạy học toán là dạy hoạt động toán học. Họ đã biết rằng xu hướng dạy học hiện nay là dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động của HS, dạy học lấy HS làm trung tâm. Người thầy giáo phải tạo ra các tình huống sư phạm để thúc đẩy động cơ cho người học, phải nắm bắt những hoạt động tiềm tàng trong mỗi nội dung để từ đó GV phải biết phân chia hoạt động và hoạt động thành phần, tri thức trong hoạt động và phân bậc hoạt động. Tuy nhiên với thời lượng vài ba buổi tham dự chuyên đề thì chắc chắn GV chưa đủ để hiểu sâu về bản chất và cơ sở của PPDH nên

trong lúc áp dụng thì số đông GV còn mang nặng tính chất “cảm tính”, mò mẫm. Vả lại, về phía HS trên thực tế phần lớn họ cũng chưa xác định rõ động cơ và mục đích của việc học. Nhận thức của họ đang ở tầm vi mô, ý thức về nhiệm vụ học tập của họ đang phụ thuộc vào yêu cầu đòi hỏi của mỗi cá nhân GV và họ chưa làm chủ được mình...Tuy nhiên, những hạn chế này cũng không phải hoàn toàn do nhận thức của HS mà điều căn bản ở đây chính là PPDH của GV. Bởi GV chưa thực sự thực hiện tốt các hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS, chưa vận dụng tốt những thành tố cơ sở của PPDH vào dạy học các chủ đề về bộ môn toán.

Một phần của tài liệu Vận dụng các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học vào quá trình dạy học một số chủ đề của đại số bậc trung học cơ sở (Trang 52 - 53)