Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học vào quá trình dạy học một số chủ đề của đại số bậc trung học cơ sở (Trang 105 - 108)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Nội dung thực nghiệm

Tổ chức thực hiện dạy học trong 17 tiết, Chương II, Đại số 7 “ Hàm số và đồ thị”.

*) Tại lớp thực nghiệm

+) Giáo viên thực hành theo tiến trình dạy học bằng cách vận dụng những thành tố cơ sở của PPDH vào dạy học Chương II, Đại số 7, Hàm số và đồ thị.

+) Quan sát hoạt động học tập của học sinh, đánh giá trên hai mặt định tính và định lượng để nhận định kết quả thu nhận được của học sinh.

*) Tại lớp đối chứng

+) Giáo viên vẫn dạy học bình thường không tiến hành như đối với lớp thực nghiệm và quan sát điều tra kết quả học tập của học sinh ở lớp đối chứng.

Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi cho học sinh làm cùng một đề đối với bài kiểm tra 1 tiết. Cụ thể nội dung bài kiểm tra là:

Đề kiểm tra (45 phút):

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Em hãy chọn một phương án trả lời đúng trong các phương án (A, B, C, D) của từng câu sau, rồi ghi phương án đã chọn vào bài làm.

Câu 1. y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k = 2 3 − thì x tỉ lệ thuận với y theo tỉ số: A. 2 3; B. 3 2 − ; C. 3 2 ; D. 2 3 − .

Câu 2. y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ k = -3 thì x tỉ lệ nghịch với y theo tỉ số:

A. 3; B.1

3; C. 1 3

Câu 3. Mỗi cặp số (x0; y0) xác định được mấy điểm trong mặt phẳng toạ độ? A. 3; B. 2; C. 1; D. Vô số

Câu 4. Điểm nào sau đây không thuộc đồ thị hàm số y = 1 2

− x A. (0; 0); B. (-2; 1); C. (2; 1); D. (4; -2). PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 5 (2 điểm). Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Điền vào các ô trống trong bảng sau:

x -5 -4 -1 0 2

y -8

Câu 6 (3 điểm). Hai thanh kim loại I và II nặng bằng nhau và có khối lượng riêng theo thứ tự là 3g/cm3, 5g/cm3. Thể tích của mỗi thanh kim loại đó là bao nhiêu, biết rằng tổng thể tích của chúng bằng 8000cm3.

Câu 7(3 điểm). Cho hàm số y = f(x) = -2x a) Tính: f(-2A; f(0); f(1

2); f(1). b) Vẽ đồ thị hàm số đã cho.

Việc ra đề kiểm tra như trên hàm chứa những dụng ý sư phạm. Xin

Được phân tích rõ về điều này và đồng thời là những đánh giá sơ bộ về chất lượng làm bài của học sinh.

Đề kiểm tra được dùng chung cho cả hai lớp, HS hai lớp được sắp xếp ngồi xen lẫn làm bài và bài kiểm tra được chấm chung. Đề gồm hai phần: Phần trắc nghiệm và phần tự luận

Cả 4 câu trong phần trắc nghiệm khá đơn giản, nhằm kiểm tra mức

Độ nhận biết và thông hiểu của học sinh về các khái niệm, tính chất của các vấn đề về hàm số và đồ thị. Phần này hầu hết HS làm đúng.

Đối với câu 5: Nhằm kiểm tra HS về việc vận dụng tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận. Đây là một câu dễ, nhưng nếu quá trình dạy học không cho HS thực hiện những hoạt động tập luyện những tri thức phương pháp và nắm bắt thuật giải dạng bài tập này mà thường ngày làm một cách chung chung thì chắc chắn HS sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi vì muốn điền vào tất cả các chỗ trống đều đúng thì trước hết HS phải biết tính hệ số k (hệ số tỉ lệ) ở cột thứ 3 của bảng. Kết quả là vẫn có nhiều HS điền sai.

Đối với câu 6: Đây là một bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch, nhằm kiểm tra HS về kỹ năng giải bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch, tức là dựa vào kiến thức đã học để lập được dãy các tỉ số bằng nhau đã biết cách giải (đã học ở chương trước). Bài toán không khó nếu như trong quá trình học tập giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch, HS được sự hướng dẫn của GV mà phân chia bài toán thành các bài toán cụ thể, gần gũi hơn (quy lạ về quen) và độc lập, tự mình tìm ra phương hướng giải cho loại toán này. Thực ra loại toán này có thuật giải nếu như trong học tập HS được tập luyện và tìm ra thuật giải này.

Đối với câu 7: Kiểm tra kỹ năng tính giá trị tương ứng của hàm số khi biết các giá trị của biến số. Kiểm tra kỹ năng vẽ đồ thị hàm số dạng y = ax (a

≠ 0). Đối với câu a không khó đối với mọi HS, còn câu b đòi hỏi HS phải có

kỹ năng thực hiện các bước để vẽ đồ thị. Việc nắm vững các bước đó cũng phải được rèn luyện trong quá trình học tập mà điều quan trọng ở đây là thông qua hoạt động độc lập của bản thân mỗi HS. Kết quả phân tích ở bài kiểm tra về câu a hầu hết HS làm đúng, câu b có nhiều HS chưa hoàn thành hoặc làm chưa chính xác.

Một phần của tài liệu Vận dụng các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học vào quá trình dạy học một số chủ đề của đại số bậc trung học cơ sở (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w