Đánh giá định lượng

Một phần của tài liệu Vận dụng các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học vào quá trình dạy học một số chủ đề của đại số bậc trung học cơ sở (Trang 108 - 112)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Đánh giá định lượng

Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh 7A lớp thực nghiệm (TN) và học sinh 7B lớp đối chứng (ĐC) được thể hiện thông qua 2 Bảng thống kê sau đây: Bảng 1

Lớp

Điểm TN: Số học sinh và (tỷ lệ%) ĐC: Số học sinh và (tỷ lệ%)

0 0 (0%) 0 (0%) 1 0 (0%) 1 (3,3%) 2 0 (0%) 1 (3,3%) 3 1 (3,2%) 2 (10%) 4 3 (9,7%) 5(16,7%) 5 6 (19,3%) 5 (16,7%) 6 4 (12,9%) 6 (13,3%) 7 7 (22,6%) 6 (23,4%) 8 5 (16,1%) 3(10%) 9 3 (9,7%) 1 (3,3%) 10 2 (6,5%) 0 (0%) Bảng 2 Lớp Tỷ lệ TN ĐC

Trung bình 6,6 Điểm 5,5 Điểm

Đạt yêu cầu 87% 70%

Điểm yếu, kém 13% 30%

Điểm trung bình 32,2% 36,7%

Điểm khá 22,6% 20%

Bảng 1 cho thấy: điểm trung bình cộng; tỷ lệ đạt yêu cầu; tỷ lệ đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Như vậy phương pháp dạy ở lớp thực nghiệm tốt hơn phương pháp dạy ở lớp đối chứng.

3.3.2. Đánh giá định tính

Chủ đề hàm số là một nội dung khó trong chương trình toán THCS nói riêng và bậc trung học nói chung. Thông qua quá trình thực nghiệm, kiểm tra chất lượng trả lời câu hỏi, cũng như, bài kiểm tra của học sinh, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất:

Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi và các GV trong tổ đã tiến hành dự giờ thăm lớp (cả lớp thực nghiệm và đối chứng) và nhận thấy rằng:

+ Đối với lớp dạy thực nghiệm: Ban đầu các em đang còn hơi bỡ ngỡ với phương pháp học tập, nhưng qua vài tiết học một số em khá giỏi tỏ ra rất hứng thú với phương pháp này. Lúc này trong lớp những em có học lực trung bình hoặc yếu kém cũng đang còn tỏ ra dè dặt, chưa thực sự mạnh dạn trao đổi hay tự mình hoạt động một cách độc lập. Nắm bắt được điều đó, GV đã tổ chức các hoạt động phù hợp với đối tượng HS, phân bậc các hoạt động tạo cơ hội tốt cho những em này tham gia hoạt động một cách tự giác và sáng tạo. Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn dưới sự dẫn dắt của thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè số HS này đã tích cực tham gia vào quá trình học tập một cách sôi nổi, hưng phấn và lúc này cả lớp đã thích nghi với các hoạt động học tập để tự mình tìm ra kiến thức mới dưới sự dẫn dắt điều khiển của GV. Do vậy, kết quả học tập của lớp được nâng lên rõ rệt, sự ham muốn và chờ đợi vào giờ học toán của các em thể hiện rõ trên ánh mắt và sự chuẩn bị bài cũ trong mỗi một HS. Đến đây sự lo lắng của GV trước khi tiến hành thực nghiệm được thay bằng sự phấn chấn, vui sướng trong mỗi giờ lên lớp. Quá trình thực nghiệm thành công, điều đó nói lên rằng việc vận dụng các thành tố cơ sở của

PPDH vào dạy học một số chủ đề về Đại số bậc THCS nó riêng và môn toán nói chung là không khó, có thể thực hiện có hiệu quả đối với mọi đối tượng HS, ngay cả những vùng khó khăn nhất.

+ Đối với lớp học đối chứng: Hoạt động học tập của học sinh còn ít, chủ yếu tiếp thu kiến thức một cách thụ động, đặc biệt với chương này khá trừu tượng nên hầu hết HS chỉ nhớ các khái niệm một cách máy móc (được đánh giá thông qua những lần kiểm tra nhanh). Những khi vận dụng hay làm bài tập mở rộng đòi hỏi phải tư duy thì các em còn gặp khó khăn, chưa tự mình phát hiện, phát huy tính độc lập sáng tạo mặc dù các kiến thức cơ bản đó các em cũng đã nắm được. Đây là điểm khác biệt của lớp đối chứng so với lớp được dạy thực nghiệm.

Thứ hai:

Trong đánh giá định lượng, các con số cho ta thấy HS lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra tốt hơn hẳn HS lớp đối chứng. Một câu hỏi đặt ra là sự hơn hẳn đó có sự hợp lý hay không? Để trả lời câu hỏi này cần phải phân tích đánh giá định tính.

Trước tiên chúng ta thấy, nội dung bài kiểm tra phản ảnh các yêu cầu của chương theo quy định của chương trình. Thật vậy, mục tiêu dạy học của chương “Hàm số và đồ thị” gồm các thành phần (về kiến thức và kỹ năng):

- HS hiểu được công thức đặc trưng của hai đại lượng tỉ lệ thuận, của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

- Biết vận dụng công thức và tính chất để giải được các bài toán cơ bản về hai đại lượng tỉ lệ thuận, hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

- Có hiểu biết ban đầu về khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số.

- Biết vẽ hệ trục toạ độ, xác định toạ độ một điểm cho trước và xác định một điểm theo toạ độ của nó.

- Biết tìm trên đồ thị giá trị của biến số và hàm số.

Qua bài làm của HS cho thấy HS lớp thực nghiệm có kỹ năng thực hiện các phép tính riêng lẻ về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch, về hàm số và đồ thị tốt hơn HS lớp đối chứng. Điều này được giải thích dựa trên các căn cứ sau:

- Ở lớp thực nghiệm các định nghĩa, tính chất được dạy theo phương pháp vận dụng các thành tố cơ sở của PPDH, HS được thu nhận kiến thức thông qua hoạt động. Bằng hoạt động HS khái quát hoá đi tới các định nghĩa, tính chất từ những trường hợp riêng. Vận dụng các định nghĩa, tính chất vào việc giải quyết các bài toán có thể được tiến hành dưới dạng thuật giải. Vì thế HS không những được khắc sâu kiến thức lý thuyết mà còn được rèn luyện kỹ năng giải quyết các bài tập một cách khoa học, lôgic.

Lớp đối chứng không theo con đường này một cách triệt để. Do đó, việc tiếp thu và vận dụng các định nghĩa, tính chất còn bị hạn chế.

- HS lớp thực nghiệm được tiến hành các hoạt động đa dạng, vừa sức và được tạo hứng thú khi tiến hành các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách tích cực, độc lập và sáng tạo. Quan sát các giờ dạy học thực nghiệm, chúng tôi và các GV trong tổ đều rút ra nhận xét đó. Sự hứng thú đối với hoạt động đã là tăng chất lượng hoạt động.

Trong quá trình học tập tất cả HS (cả lớp thực nghiệm và đối chứng) đều đã được làm quen với các dạng bài tập như trong đề kiểm tra. Song với việc học tập chủ động, tích cực, tự giác và bằng hoạt động HS lớp thực nghiệm tỏ ra khả năng vượt trội về chất lượng làm bài (thể hiện qua bài kiểm tra). Số HS này đã biết phân tích một quá trình tính toán và thực hiện lời giải bài toán thành những phép toán, bài toàn riêng lẻ và được thực hiện theo một trình tự xác định. Còn ở HS lớp đối chứng thì khả năng này yếu hơn. Điều này được thể hiện rất rõ ở bài kiểm tra, HS lớp đối chứng tỏ ra rất lúng túng, khó khăn trong việc tìm ra đường lối giải hoặc trong việc tình bày lời giải.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vận dụng các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học vào quá trình dạy học một số chủ đề của đại số bậc trung học cơ sở (Trang 108 - 112)