Hiện trạng của việc vận dụng phơng pháp dạy học giải quyết vấn đề môn Địa lý lớp 12 CCGD ở các trờng phổ thông.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học địa lý lớp 12 CCGD (Trang 28 - 30)

2. Cơ sở thực tiễn

2.1. Hiện trạng của việc vận dụng phơng pháp dạy học giải quyết vấn đề môn Địa lý lớp 12 CCGD ở các trờng phổ thông.

vấn đề môn Địa lý lớp 12 - CCGD ở các trờng phổ thông.

Phơng pháp dạy học GQVĐ đã có từ lâu, nó không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nhng đến nay cha đợc sử dụng nhiều trong dạy học Địa lý ở các tr- ờng THPT.

Qua quá trình điều tra thực tế tại các trờng THPT về nhận thức cũng nh tình hình vận dụng, chúng tôi đã thu đợc kết quả sau:

2.1.1.Về nhận thức

2.1.1.1. Đối với giáo viên trong hoạt động giảng dạy

Qua nghiên cứu thực tiễn giảng dạy môn Địa lý ở cả ba khối lớp 10, 11, 12 ở một số trờng THPT cùng với việc trao đổi với 12 giáo viên: 4 giáo viên Trờng THPT Lê Văn Hu, 4 giáo viên Trờng THPT Thiệu Hoá I, 2 giáo viên Trờng THPT Yên Định II, 2 giáo viên Trờng THPT Yên Định III và 3 sinh viên thực tập cùng nhóm chuyên môn. Chúng tôi thấy ở các trờng THPT, các giáo viên đợc hỏi đa số đều nhận thức đợc việc vận dụng phơng pháp GQVĐ trong dạy học Địa lý là điều cần thiết và có ý nghĩa, đặc biệt là Địa lý KT - XH lớp 12.

Trong SGK Địa lý KT - XH lớp 12, bản thân mỗi bài đã là một hoặc vài vấn đề về những vấn đề địa lý KT - XH xảy ra trên đất nớc ta. Các giáo viên đã nhận thức đúng đắn của việc vận dụng phơng pháp dạy học GQVĐ trong dạy học môn Địa lý lớp 12 nh một phơng pháp trội có hiệu quả trong việc phát triển t duy lôgíc, suy nghĩ, tìm tòi, so sánh phân tích, phát hiện các mối quan hệ nhân quả, biết cách lựa chọn những biện pháp tối u.

Tuy nhiên, tỷ lệ này mới chỉ chiếm 58,1% số ý kiến đợc hỏi. Vẫn còn một tỷ lệ khá lớn 29,9% số ý kiến cho rằng việc vận dụng phơng pháp

GQVĐ trong dạy học Địa lý có nhiều khó khăn, hạn chế nên rất ít vận dụng. Đó là:

- Nội dung các bài trong SGK Địa lý ít có sẵn các vấn đề nhận thức nên đòi hỏi giáo viên phải chú ý tìm tòi, phát hiện để xác định một số vấn đề ở từng nội dung cụ thể.

- Giáo viên có thể mất nhiều thời gian trong các khâu từ xác định nội dung có vấn đề cho đến tạo tình huống, đa ra giả thuyết và kết luận.

- Một số học sinh vẫn cha tự giác, chủ động độc lập, sáng tạo trong quá trình tham gia lĩnh hội tri thức Địa lý thông qua phơng pháp dạy học GQVĐ.

Thậm chí trong thực tế giáo dục, một số giáo viên cho rằng phơng pháp dạy học GQVĐ có đặc điểm tơng tự nh phơng pháp đàm thoại gợi mở, cũng bắt đầu bằng một nội dung, một câu hỏi gợi mở. Sau đó giáo viên cũng tổ chức cho học sinh tìm kiếm câu trả lời rồi chuyển sang một nội dung khác. Vì thế, đàm thoại gợi mở trở thành tên phơng pháp dạy học chủ yếu nh bao hàm cả phơng pháp dạy học GQVĐ trong hoạt động dạy học của một số giáo viên. Tỷ lệ này chiếm 12%.

Nh vậy, đa số các giáo viên ở trờng THPT đều nhất trí cho rằng môn Địa lý có nhiều khả năng sử dụng phơng pháp dạy học GQVĐ bởi vì bản thân kiến thức Địa lý đã có thể tạo ra đợc những THCVĐ. Song việc chú ý tìm tòi, phát hiện và xây dựng các vấn đề cho nội dung kiến thức cụ thể ở các bài đang là hạn chế, một khâu yếu trong hoạt động dạy học của các giáo viên. Vì thế quá trình vận dụng phơng pháp dạy học GQVĐ trong dạy học Địa lý vẫn cha thực sự đem lại kết quả cao.

2.1.1.2. Đối với học sinh trong quá trình học tập

Qua việc theo trao đổi với hai lớp: 12C1 (TN), 12C3 (ĐC), tổng số là: 86 học sinh. Chúng tôi thấy hầu hết các em đều cho rằng: Trong bài nếu giáo viên vận dụng phơng pháp dạy học GQVĐ để tạo những tình huống gợi cho học sinh suy nghĩ tìm lời giải đáp, hớng dẫn các em tham gia vào việc GQVĐ đặt ra thì các em sẽ có điều kiện không những nắm vững kiến thức

mà còn phát triển t duy, kích thích các em suy nghĩ, tìm tòi, liên hệ với thực tế. Từ đó, kết luận đa ra biện pháp chính kiến của bản thân để giải quyết một vấn đề, hình thành đợc thái độ và xu hớng hành vi đúng đắn đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển KT - XH của đất nớc.

Tuy nhiên, cũng có nhiều khó khăn do khả năng nhận thức của các em còn hạn chế nên việc phát huy tích cực cho các em chủ yếu là qua sự dẫn dắt của giáo viên, giáo viên phải chủ động giải đáp các vấn đề đa ra. Cũng có nhiều khi giáo viên không thể tự giải quyết hết mọi vấn đề mà nêu thành câu hỏi để học sinh giải đáp. Nếu không chú ý mức độ tham gia của học sinh, ph- ơng pháp dạy học GQVĐ khi đó sẽ trở thành phơng pháp đàm thoại gợi mở. Vì vậy, trong quá trình học tập thông qua việc sử dụng phơng pháp GQVĐ trong dạy học địa lý cho các em vẫn còn rất nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học địa lý lớp 12 CCGD (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w