Đối tượng và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Tổ chức học tập theo nhóm cho học sinh dự bị đại học dân tộc với sự trợ giúp của website dạy học (thể hiện qua phần quang hình) (Trang 77)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Đối tượng và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

do:

- Trường là một trong 4 trường DBĐH trong cả nước, trường đào tạo HS là con em dân tộc 7 tỉnh Bắc miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Bình.

- Tác giả là người trực tiếp thực hiện giảng dạy tại các lớp thực nghiệm và đối chứng nên có thể nắm bắt được tình hình của mỗi lớp. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc TNSP.

- Trường có trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, có thể thực hiện tiến hành một bài giảng theo ý đồ sư phạm với đủ các phương tiện, kỹ thuật phục vụ cho việc lấy kết quả thực nghiệm thật chính xác.

3.2.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

Trong quá trình TNSP chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:

Tổ chức dạy học bài “ Thấu kính ” thuộc giáo trình đã được thống nhất của các trường DBĐH Dân tộc cho các lớp đối chứng và thực nghiệm.

Với lớp thực nghiệm (TN): sử dụng Website hỗ trợ việc tổ chức học tập theo nhóm cho HS, kết hợp với các thế mạnh của dạy học truyền thống.

Với lớp đối chứng (ĐC): sử dụng PPDH truyền thống, tiết học được tiến hành theo đúng tiến độ như chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

So sánh đối chiếu kết quả học tập và xử lý kết quả thu được của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng.

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trong quá trình TNSP, tiến hành dạy song song bài Thấu kính ở lớp đối chứng và thực nghiệm. Chúng tôi chọn 01 lớp thực nghiệm là K6A1: 28 HS, và 01 lớp đối chứng là K6A7: 28 HS, chất lượng học tập của hai lớp được đánh giá là tương đương nhau (căn cứ vào tổng điểm 3 môn thi đại học và điểm thi đại học môn vật lý ở đầu vào).

Quá trình thực nghiệm chúng tôi tiến hành phân phối thời gian học như sau: 1/2 số giờ để HS nhận nhiệm vụ và thảo luận nhóm (gồm nhóm chuyên gia và nhóm hợp tác) cùng với kiến thức trên website , 1/2 số giờ thảo luận giữa GV và HS cả lớp.

Giờ học ở lớp thực nghiệm đều được quan sát và ghi chép về hoạt động của GV và HS theo các nội dung sau:

- Phân bố thời gian cho các mục của tiết dạy.

- Điều khiển hoạt động học tập của HS, nhóm HS thông qua bài giảng với sự hỗ trợ của website.

- Tính cá nhân hoá hoạt động nhận thức (thông qua nhóm học tập), mức độ tích cực của HS (thông qua số lượng các câu trả lời hoặc phát biểu của HS).

- Mức độ hiểu của HS và các nhóm thông qua trả lời các câu hỏi và phiếu học tập sau mỗi bài học.

Cuối đợt TNSP, tổ chức kiểm tra cho HS ở các lớp theo hai hình thức là kiểm tra trắc nghiệm trên lớp và làm bài tập lớn đối với mỗi HS

Mục đích của kiểm tra nhằm:

- Đánh giá mức độ tiếp thu bài giảng, khả năng hiểu, nắm vững các khái niệm cơ bản trong bài Thấu kính.

- Đánh giá khả năng vận dụng vào một số tình huống cần có sự suy luận, sáng tạo cũng như khả năng áp dụng lý thuyết để giải các bài tập vật lý cụ thể (có thể là bài tập định tính hoặc bài tập định lượng).

- Phát hiện những hạn chế của việc học tập theo nhóm với sự hỗ trợ của website để kịp thời điều chỉnh.

Ngoài tổ chức kiểm tra đánh giá chúng tôi còn tổ chức thăm dò, tìm hiểu ý kiến của HS các lớp thực nghiệm trên cơ sở đó đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy học nhờ sự hỗ trợ của Website dạy học để có những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện Website dạy học phần Quang hình. Đồng thời, để nắm được ý kiến của HS về phương pháp học tập mới này, chúng tôi tổ chức điều tra để đánh giá về hứng thú của HS trong khi học bằng phương pháp tự lực chiếm lĩnh tri thức thông qua Website này.

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 3.4.1. Nhận xét về tiến trình dạy học 3.4.1. Nhận xét về tiến trình dạy học

- Tiến trình tổ chức học tập theo nhóm với sự hỗ trợ của Website dạy học về cơ bản vẫn được tiến hành như những tiết học bình thường. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị đòi hỏi một sự đầu tư thực sự của GV trong việc sử dụng, vận hành thiết bị cũng như việc xác định lôgic bài học, hình thành kịch bản trình diễn các nội dung và tổ chức các hoạt động nhận thức của cá nhân mỗi HS và mỗi nhóm học tập. Qua các tiết dạy ở lớp thực nghiệm cho thấy quỹ thời gian cho phép phù hợp với tiến trình dạy học đã chuẩn bị.

- Việc khai thác triệt để khả năng hỗ trợ của Website dạy học trong tiến trình tổ chức học tập theo nhóm đã tạo nên môi trường dạy - học có sự tương tác tích cực giữa GV và HS, của HS và HS. Thực tế triển khai đã chứng tỏ hình thức dạy học mới theo kiểu thiết kế - thi công có sự hỗ trợ của Website dạy học đã mang lại những hiệu quả khả quan hơn và dễ thực thi hơn so với các điều kiện dạy học khác hiện nay. Những nội dung kiến thức cơ bản và mở rộng tích hợp trên Website dạy học được đưa vào tiến trình dạy học thực nghiệm là phù hợp, có thể kết hợp hài hoà với các nội dung khác trong chương trình khung đã ban hành. Sự phong phú về nội dung và hệ thống hình vẽ, hình động mô phỏng các hiện tượng vật lý được sử dụng trong tiến trình dạy học đã thực sự đem lại không khí học tập, nghiên cứu, trao đổi, thảo luận sôi nổi, hào hứng và có sức thuyết phục cao trong hoạt động nhận thức đối với nhóm HS.

- Sử dụng Website làm phương tiện hỗ trợ dạy học có tác dụng tích cực hoá, thu hút sự chú ý của HS vào việc tham gia xây dựng bài học, làm cho QTDH Vật Lý trở nên sinh động và HS tỏ ra thích thú hơn với môn vật lý

- Đội ngũ GV ở các trường DBĐH Dân tộc rất quan tâm tới việc đổi mới PPDH theo hướng hiện đại hoá PTDH. Do đó, khi trao đổi về việc tổ chức và triển khai ý tưởng TNSP, chúng tôi đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình. Khi tiến hành tập huấn chuẩn bị cho TNSP, các GV trong tổ bộ môn đã nhanh chóng nắm được yêu cầu và ý đồ TNSP, thực hiện khá đầy đủ những yêu cầu theo tiến trình dạy học đã được thiết kế. GV rất đồng tình với dung lượng kiến thức, hình thức tổ chức lớp học và các giải pháp sư phạm để thể hiện trong các tiết dạy; đồng thời có những góp ý, đề xuất rút kinh nghiệm rất bổ ích sau bài học.

Nội dung kiểm tra bao gồm những kiến thức cơ bản của bài Thấu kính mà HS phải hiểu, nắm vững và vận dụng được để giải bài tập và giải thích được các quá trình và hiện tượng vật lý trong thực tiễn. Nội dung của bài kiểm tra cuối đợt TNSP được in ở phần phụ lục.

Vận dụng sáng tạo các video quay các thí nghiệm vật lý trên Web, đã tạo cơ hội cho HS tham gia một số khâu trong quá trình thực nghiệm như thực nghiệm trên bộ thí nghiệm thật. Một điểm chúng tôi vẫn nhấn mạnh là các thí nghiệm trên Web dù sao cũng không thể thay thế hoàn toàn thí nghiệm thật được.

Tổ chức thảo luận nhóm, đã tạo điều kiện cho HS bộc lộ những quan điểm, ý kiến của mình, đem lại sự tự tin trong học tập của HS.

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy, vai trò của GV trong tổ chức lớp học, các nhóm và thảo luận chung, sự chỉ đạo và can thiệp thích hợp của GV có vai trò đặc biệt trong việc tổ chức, định hướng hoạt động nhận thức của HS.

3.4.3. Xử lý kết quả bằng thống kê toán học

Sau khi tổ chức cho HS làm bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lý kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học để so sánh và đánh giá chất lượng tiếp thu và vận dụng kiến thức của HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với việc sử dụng các đại lượng X , S2, S , V trong đó:

+ X là trung bình cộng điểm số, đặc trưng cho sự tập chung của các điểm

số: ∑ = = 10 1 . 1 i i i X f N

X ( với Xi là điểm số, fi là tần số, N là tổng số bài kiểm tra)

+ Phương sai S2 và độ lệch chuẩn, S là các tham số đo mức phân tán của các sô liệu quanh giá trị trung bình cộng, S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán. ) .( 1 1 10 1 2 f X X N S i i i i − − = ∑= = ; S = S2

+ V là hệ số biến thiên mức độ phân tán: .100%

X S V =

3.4.3.1. Thống kê kết quả kiểm tra

a. Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra

Bài Bài Lớp Số Số Điểm số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TNKQ TN 28 0 0 0 0 1 5 8 6 5 3 0 ĐC 28 0 0 0 1 5 6 7 5 3 1 0 Bài tập lớn TN 28 0 0 0 0 1 7 7 7 4 2 0 ĐC 28 0 0 0 2 4 8 6 4 3 1 0

b. Bảng thống kê điểm số hai bài kiểm tra

Lớp Số HS Số bài KT Số HS đạt điểm từ Xi trở xuống 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 28 56 0 0 0 0 2 12 15 13 9 5 0 ĐC 28 56 0 0 0 3 9 14 13 9 6 2 0

c. Bảng thống kê số HS đạt điểm từ Xi trở xuống

Lớp Số HS Số bài KT Số HS đạt điểm từ Xi trở xuống 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 28 56 0 0 0 0 2 14 29 42 51 56 56 ĐC 28 56 0 0 0 3 12 26 39 48 54 56 56

d. Bảng thống kê số % HS đạt điểm từ Xi trở xuống

Một phần của tài liệu Tổ chức học tập theo nhóm cho học sinh dự bị đại học dân tộc với sự trợ giúp của website dạy học (thể hiện qua phần quang hình) (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w