Điều kiện về nhận thức

Một phần của tài liệu Tổ chức học tập theo nhóm cho học sinh dự bị đại học dân tộc với sự trợ giúp của website dạy học (thể hiện qua phần quang hình) (Trang 63)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Điều kiện về nhận thức

Chúng ta đã biết rằng MVT đang dần được đưa vào nhà trường và trở thành thiết bị hỗ trợ dạy học đạt hiệu quả cao trong hầu hết các môn học. Nhiều chương trình (phần mềm) đã xây dựng nhằm hỗ trợ cho việc tự học, tự ôn tập của HS, trong đó các yếu tố kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, tự lực cũng giống như phát triển trí tuệ ở HS hết sức được chú trọng. Việc kiểm tra đánh giá với sự hỗ trợ của MVT cũng đã và đang được thử nghiệm trong lĩnh vực dạy học để đảm bảo tính khách quan, chính xác cao trong công việc kiểm tra, đánh giá. Nhiều chương trình (phần mềm) tự kiểm tra đánh giá đã đảm bảo thực hiện các mối liên hệ ngược trong QTDH.

Chính vì vậy phần đông GV cần nhận thức được tác dụng to lớn của việc sử dụng MVT vào dạy và học, cùng với Internet cách học và tự học ngày nay đã có sự thay đổi to lớn, và hiệu quả của nó đã được các phương tiện thông tin đại chúng nói tới rất nhiều. Để thực hiện được cũng đòi hỏi bản thân GV cần cố gắng hết mình để tự trang bị cho mình một khả năng tin học không chỉ dừng lại ở Tin học văn phòng. Việc xây dựng phần mềm, xây dựng Website hỗ trợ dạy và học phải trở nên thành thạo như là dùng phấn trắng bảng đen trong dạy học truyền thống.

Việc tổ chức hoạt động học tập, thảo luận nhóm của HS, giúp HS tích cực, tự lực sáng tạo tham gia xây dựng bài hoàn toàn cần đươc chú ý thường xuyên và ở mọi khâu lên lớp.

2.4. Tổ chức học tập theo nhóm cho HS DBĐH Dân tộc phần Quang hình với sự trợ giúp của Website dạy học

Bài học là một bộ phận của một quá trình sư phạm thống nhất. Đồng thời mỗi bài học phải độc lập, phải hoàn chỉnh tới một mức độ nhất định. Trong mỗi bài học giải quyết những nhiệm vụ giáo dục và dạy học đặt ra cho toàn bộ hệ thống các bài học. Trong giới hạn của đề tài chúng tôi khảo sát cấu trúc, thiết kế và tổ chức học tập theo nhóm cho HS DBĐH Dân tộc tiết lý thuyết của bài “Thấu kính mỏng” theo giáo trình chuẩn của các trường DBĐH Dân tộc với sự trợ giúp của Website dạy học.

2.4.1. Ý tưởng sư phạm

Theo chương trình khung thì bài Thấu kính mỏng có 2 tiết học: Tiết đầu là lý thuyết và tiết sau là bài tập, nhưng HS ở trường DBĐH Dân tộc đã được học các kiến thức đó ở trường phổ thông nên việc dạy học phải trở nên tự nhiên, liên tục, sống động, hấp dẫn và logic, tăng hứng thú của người học cũng như các nhóm học tập.

Tích cực hoá hoạt động học của HS, có thể dẫn dắt HS vào hoạt động sáng tạo, tích cực chiếm lĩnh kiến thức, tự lực giải quyết vấn đề bằng cách khai thác, tìm kiếm thông tin trên Website. Tổ chức thảo luận nhóm với sự hướng dẫn của GV, hình thức học này tạo điều kiện cho người học trao đổi, tìm kiếm thông tin, phát huy khả năng tự học.

Khi tìm hiểu về tình hình thực tế dạy học bài này ở các trường DBĐH Dân tộc chúng tôi thấy HS không được thực hiện thí nghiệm đồng loạt nhất là quan sát sự tạo ảnh qua thấu kính hội tụ, thực tế thí nghiệm này cũng rất khó thực hiện vì điều kiện thí nghiệm hiện tại không cho phép, GV cũng chỉ minh hoạ bằng các hình vẽ trực tiếp trên bảng trong giờ dạy. Vì vậy, đã hạn chế tính trực quan của hiện tượng vật lý, dẫn đến tình trạng HS khó tiếp nhận và ghi nhớ nội dung bài học. Nếu trong điều kiện có dụng cụ và GV làm thí nghiệm ngay tại lớp học theo cách tổ chức dạy học truyền thống thì xác suất thành công và đảm bảo thời gian đúng tiến trình là rất thấp.

Website rất tiện ích trong việc cung cấp trình bày các thông tin về đối tượng nghiên cứu, với website Quang hình, GV có thể giới thiệu các đoạn phim về thí nghiệm vật lý một cách trực tuyến mà các thí nghiệm này không thể tiến hành mà không có sự hỗ trợ của website. Các nhóm HS có thể làm các thí nghiệm mô phỏng trên website để lấy số liệu, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm đã được phân công.

Như vậy, phương án tối ưu hơn ở đây được chúng tôi lựa chọn là biên tập một số flash mô phỏng hiện tượng được cài đặt trên Website hoặc có đường dẫn trực tuyến ở các trang web khác, với mục đích khai thác tối đa tính trực quan và lý thú của hiện tượng vật lý. Từ đó rèn luyện kĩ năng quan sát hiện tượng, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá vấn đề tạo ra sự cuốn hút hấp dẫn của bài học.

Những thí nghiệm mô phỏng này, HS nhanh chóng được thực hiện với vài lần click chuột trên Website Quang hình.

2.4.2. Mục tiêu cuả bài học

2.4.2.1. Kiến thức

- Cấu tạo của thấu kính, phân loại thấu kính

- Các yếu tố của thấu kính (quang tâm, trục chính, trục phụ, tiêu điểm, tiêu cự, tiêu điểm, độ tụ).

- Điều kiện cho ảnh rõ của thấu kính.

- Phân biệt được sự khác nhau về tiêu điểm, tiêu diện, tiêu cự của hai loại thấu kính.

- Nắm được đường đi của tia sáng qua hai loại thấu kính (đối với các tia dặc biệt cũng như với các tia bất kì) và sự tạo ảnh của một vật cho bởi thấu kính.

- Các công thức của thấu kính.

2.4.2.2. Kỹ năng

- Biết cách vẽ đường đi của tia sáng qua hai loại thấu kính. - Biết xác định ảnh của một vật bằng cách vẽ các tia sáng.

- Biết vận dụng các công thức trên để xác định vị trí của vật(hay ảnh), tính độ phóng đại của ảnh và độ tụ của thấu kính.

- Nhận ra các điểm giống nhau và các điểm khác nhau khi vẽ đường đi của tia sáng qua hai loại thấu kính.

2.4.2.3. Tình cảm, thái độ

- Nghiêm túc trong học tập, yêu thích khoa học, bộ môn vật lý. - Có ý thức khi tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra. - Trung thực và cẩn thận khi tiến hành các hoạt động

- Có thái độ tích cực trong việc đưa kiến thức vật lý để phục vụ cuộc sống. - Phát huy tính cộng đồng trong công việc, tổ chức tốt hoạt động nhóm.

2.4.3.1. Giáo viên

- Thiết kế bài học với sự hỗ trợ của website (Bài giảng, flash mô phỏng, ..) - Hình ảnh một số dạng thấu kính hội tụ

- Hình ảnh một số dạng thấu kính phân

- Chuẩn bị hệ thống phiếu học tập cho 4 nhóm chuyên gia và 7 nhóm hợp tác (có thể sử dụng phiếu học tập điện tử có trên website).

- 07 Mẫu báo cáo cho 07 nhóm hợp tác(có thể sử dụng phiếu học tập điện tử có trên website).

2.4.3.2. Học sinh

- Trao đổi, thảo luận nhóm trên diễn đàn cũng như mặt đối mặt ở phòng trọ, tìm lời giải cho các vấn đề liên quan bài học.

- Mỗi nhóm hợp tác chuẩn bị báo cáo cho bài học ở lớp đối với tiết lý thuyết và có báo cáo trên diễn đàn đối với tiết bài tập .

2.4.3.3. Chuyên viên phòng máy

Chuẩn bị phòng học chất lượng cao cùng với GV giảng dạy theo ý tưởng sư phạm đã dự kiến.

2.4.4. Phân chia nhóm

Chúng tôi lựa chọn tổ chức hoạt động nhóm theo “Cấu trúc ghép hình” kết hợp “Cấu trúc Team – Game – Tournament” để sau khi thảo luận nhóm thì HS sẽ có bức tranh toàn cảnh về thấu kính: Từ các định nghĩa; đường đi của các tia sáng; sự tạo ảnh qua thấu kính đến các công thức có liên quan đến thấu kính.

Cách chia nhóm HS: Chọn lớp học khoảng 28 HS (lớp HS các trường DBĐH Dân tộc thông thường gồm 25 đến 30 HS, trong trường hợp số HS không là bội số của 4 thì căn cứ vào trình độ HS có thể cử một số HS lẻ nhóm có năng lực như: lớp phó học tập, lớp trưởng, HS có trình độ tin học giỏi nhất lớp, người có điểm vật lý cao nhất.., làm giám sát hoạt động của các nhóm hoặc chỉ đạo các nhóm sử dụng website ..) chia thành 2 loại nhóm là nhóm hợp tác và nhóm chuyên gia.

2.4.4.1. Nhóm hợp tác: Gồm 7 nhóm, mỗi nhóm 4 em được xác định vị trí HS1, HS2, HS3, HS4. Trong quá trình chia nhóm thì GV cân nhắc HS cùng số thì có trình độ tương đương nhau để đảm đương một nhiệm vụ ở mức độ kiến thức khó khác nhau .

 Khi được giao nhiệm vụ chung cho cả nhóm thì nhóm làm việc độc lập, trao đổi với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung.

 Khi cần phải nghiên cứu chuyên sâu một vấn đề thì nhiệm vụ của mỗi thành viên là phụ trách một vấn đề kiến thức để tham gia thảo luận, sử dụng website cùng nhóm chuyên gia sau đó về lần lượt giảng lại cho các thành viên của nhóm hợp tác. Khi đó nhiệm vụ của nhóm là tổng hợp nhiệm vụ của các thành viên được báo cáo trước lớp, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm khác khi được yêu cầu.

2.4.4.2. Nhóm chuyên gia: Được thành lập từ các thành viên cùng số của nhóm hợp tác cụ thể là 4 nhóm và mỗi nhóm 7 HS:

- Nhóm chuyên gia 1: Gồm 7 HS1 của 7 nhóm - Nhóm chuyên gia 2: Gồm 7 HS2 của 7 nhóm - Nhóm chuyên gia 3: Gồm 7 HS3 của 7 nhóm - Nhóm chuyên gia 4: Gồm 7 HS4 của 7 nhóm

 Nhiệm vụ của nhóm là nhiệm vụ chung của các thành viên nên nhóm sử dụng website để truy tìm kiến thức, tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu, trao đổi bình đẳng để trả lời cùng một nhiệm vụ, trong nhóm này cần có một HS có trình độ nhất định về tin học.

 Nhiệm vụ của mỗi thành viên là phối hợp cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ của mình cũng như của cả nhóm, sau khi hiểu rõ vấn đề thì về giảng lại cho các thành viên nhóm hợp tác để cùng nắm tổng thể kiến thức của bài học. GV cần giám sát chặt nhóm này vì nhóm này rất đông và không có nhóm trưởng cũng như việc tìm kiến thức lại mới mẻ chỉ với sự trợ giúp của website.

Trên cơ sở phân tích sơ đồ logic xây dựng kiến thức của bài học, chúng tôi đề xuất phương án dạy học trong một tiết làm việc trên lớp cụ thể như sau:

2.4.5.1. Trước tiết học

Trước khi thông báo kiến thức mới cho HS thì GV cần phải chuẩn bị tâm lý cho HS. Nội dung chuẩn bị đó là trên cơ sở ôn tập, giao nhiệm vụ về nhà ở bài học trước cho các nhóm hợp tác để đặt các nhóm vào một vấn đề mới ( Câu chuyện: Trong cuốn tiểu thuyết: “Cuộc du lịch của viên thuyền trường Hát-tê- rát” của Giuyn Véc nơ, khi đoàn du lịch bị mất bật lửa, cả đoàn lâm vào cảnh thiếu lửa trong ngày cực lạnh ở - 480C. Một thành viên trong đoàn, chỉ với chiếc rìu, con dao nhỏ và đôi tay khéo léo của mình đã lấy một tảng băng nước ngọt, đường kính khoảng 30 cm, chế tạo được một dụng cụ đặt dưới ánh nắng mặt trời mà chỉ một lúc sau làm cho đống bùi nhùi phía sau bốc cháy). Dùng câu chuyện này kể cho cả lớp và đặt ra một số câu hỏi cho các nhóm HS tìm ra dụng cụ đó, mô tả hình dạng, nguyên tắc hoạt động?

Đối với HS DBĐH Dân tộc thì chương trình vật lý các em đã được học nên về cơ bản HS có thể hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời kích thích các nhóm HS tham khảo thêm nội dung bài học mới “Thấu kính mỏng” trên website để: Nêu lên giả thuyết, tiến hành kiểm tra giả thuyết bằng thí nghiệm, trao đổi trên diễn đàn, tìm tư liệu trên website.

Sau khi giao nhiệm vụ, GV thường xuyên kiểm tra nội dung trao đổi trên diễn đàn, trả lời các câu hỏi cần thiết mang tính định hướng và gợi mở cho HS, nhắc nhở các nhóm không có trao đổi ở diễn đàn. Trước khi lên lớp GV kiểm tra một lần nữa kết quả trao đổi của diễn đàn để có thêm định hướng cho tiết dạy.

2.4.5.2. Trong tiết học

a. Đặt vấn đề

Trong tiết học trước chúng ta đã biết câu chuyện ở cuốn tiểu thuyết: “Cuộc du lịch của viên thuyền trường Hát-tê-rát” của Giuyn Véc nơ, khi đoàn du lịch bị mất bật lửa, cả đoàn lâm vào cảnh thiếu lửa. Một thuỷ thủ đoàn đã chế tạo ra dụng cụ gì? Hình dạng ra sao? Hoạt động như thế nào?

GV nhận xét về chất lượng các nhóm trao đổi và thảo luận trên diễn đàn của website và vào bài học mới.

b. Tìm hiểu các định nghĩa

- Yêu cầu các nhóm hợp tác khai khác website, trao đổi trực tiếp để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.

- Phiếu học tập số 1 gồm hệ thống các câu hỏi được GV trình chiếu lên màn hình (mẫu phiếu này đã có trên website).

- GV giám sát và hướng dẫn các nhóm khai thác website đúng hướng theo các bước click chuột theo trình tự nội dung của các câu hỏi trong phiếu học tập (Đối với phiếu học tập điện tử thì mỗi câu hỏi đều có định hướng bằng các đường hyperlink đến nội dung cần thiết có ở trên website).

- Mỗi thành viên của nhóm đều phải ghi nhớ và lưu kết quả vào vở cá nhân.

- Các nhóm HS tự khai thác website để trả lời các câu hỏi của phiếu học tập:

Nội dung phiếu học tập số 1 Khai thác Website của nhóm

Câu 1: Thấu kính là gì? Có mấy loại thấu kính? Thấu kính như thế nào gọi là thấu kính mỏng? Chúng được ký hiệu như thế nào?

- Vào website và mở giáo trình đọc phần Các định nghĩa kiến thức bài Thấu kính mỏng

- Nhóm quan sát hình ảnh ở bài giảng tại slide 3 và 4.

Câu 2: Trục chính của thấu kính là gì? Quang tâm của thấu kính là gì?

- Vào website và mở giáo trình đọc phần Các định nghĩa kiến thức bài Thấu kính mỏng

- Nhóm quan sát hình ảnh ở bài giảng tại slide 5 và 6.

Câu 3: Phân biệt tiêu điểm ảnh chính và tiêu điểm vật chính?

- Xem đoạn phim tiến hành thí nghiệm: Chiếu một chùm tia sáng song

song với trục chính tới một thấu kính hội tụ.

- Nhóm HS tương tác với flash mặt phẳng tiêu trong website

Câu 4: Tiêu diện là gì? Hãy nêu cách xác định một tiêu điểm phụ bất kỳ.

- Xem ảnh mô phỏng đã được thiết kế với phần mềm Crocodile Physics 605, đó là cho một số chùm sáng song song đi qua thấu kính hội tụ để xác định vị trí của các tiêu điểm phụ. Tập hợp đó là tiêu diện.

- Nhóm HS xem thêm một flash trên website về hình ảnh tiêu diện.

Câu 5: Tiêu cự của một thấu kính là gì? Phân biệt tiêu cự của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.

- Vào website và mở giáo trình đọc phần Các định nghĩa kiến thức bài Thấu kính mỏng

- Nhóm quan sát hình ảnh ở bài giảng tại slide.

Khi các nhóm đã có câu trả lời thì GV gọi bất kỳ 2 thành viên lần lượt trả lời 2 trong 5 câu hỏi có trong phiếu học tập số 1. Sau đó GV tổng kết lại kiến thức của phần học bằng hệ thống slide trong bài giảng.

Lưu ý HS: Các định nghĩa về tiêu điểm ảnh chính và tiêu điểm vật chính áp dụng chung cho cả thấu kính hội tụ và phân kỳ, những vị trí của chúng đối với mỗi thấu kính là đối xứng nhau.

c. Tìm hiểu đường đi của các tia sáng

- Các nhóm hợp tác vẫn tiếp tục khai khác website, trao đổi trực tiếp để trả

Một phần của tài liệu Tổ chức học tập theo nhóm cho học sinh dự bị đại học dân tộc với sự trợ giúp của website dạy học (thể hiện qua phần quang hình) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w