Website dạy học

Một phần của tài liệu Tổ chức học tập theo nhóm cho học sinh dự bị đại học dân tộc với sự trợ giúp của website dạy học (thể hiện qua phần quang hình) (Trang 31)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Website dạy học

1.3.1. Website dạy học là gì?

Trang Web (Web page) là trang thông tin trên mạng Internet. Nội dung thông tin được diễn tả một cách sinh động bằng văn bản, đồ hoạ, ảnh tĩnh, ảnh động, phim, âm thanh, tiếng nói…Một Website (bảng Web) là tập hợp các trang Web có liên hệ với nhau và các tập tin khác được liên kết lại với nhau. Về hình

thức, có thể hình dung Website là một hệ thống các trang Web nối kết không có điểm khởi đầu và kết thúc. Mỗi Website thông thường có mục đích riêng hoặc là liên quan đến cá nhân hoặc liên quan đến công việc. Phong cách, nội dung, tổ chức và mục đích của các Website khác nhau rất nhiều, nhưng ban đầu tất cả các Website được thiết kế để đóng vai trò như nguồn thông tin, giống nhau ở một số điểm nào đó.

Từ đó ta có thể hiểu Website dạy học là một PTDH dưới dạng phần mềm máy tính, được tạo ra bởi các siêu văn bản (là các tài liệu điện tử như: bài giảng, giáo trình, kĩ năng làm việc nhóm, tài liêu tham khảo, ôn tập...) trên đó bao gồm một tập hợp các công cụ tiện ích và các siêu giao diện (trình diễn các thông tin Multimedia: văn bản, âm thanh, hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng...) để hỗ trợ việc dạy học và cung cấp cho những người sử dụng khác trên các mạng máy tính. [47]

1.3.2. Đặc trưng của Website dạy học

Website dạy học được cấu thành từ những Site riêng biệt khác nhau, mỗi một Site là một siêu văn bản sẽ thực hiện một chức năng hỗ trợ dạy học nào đó. Đặc trưng nổi bật của Website là có thể hỗ trợ nhiều mặt cho hoạt động dạy và học. Khi truy cập vào Website, tuỳ thuộc vào đối tượng truy cập, vào mức độ được phân quyền mà trình duyệt đưa ra quyết định, hoặc là có thể xem (như đối với HS hay những người sử dụng khác), hoặc là có thể xem đồng thời vừa có thể cập nhật ở một mức độ nào đó (như đối với GV) hoặc có tất cả các quyền (đối với những người trong ban chuyên môn - quản trị Website). Đối với những người có quan tâm đặc biệt đến các vấn đề dạy học bộ môn, thực hiện việc "đăng nhập", hệ thống sẽ cấp quyền cập nhật nhưng ở một giới hạn nhất định thông qua việc cấp Password và Username. Như vậy, đặc trưng thứ hai của Website DH là không hạn chế năng lực sáng tạo và phong cách riêng của từng cá nhân khi sử dụng.

Website được thiết kế với giao diện thân thiện, không kiến thức Tin học và kỹ năng thao tác cao siêu, là một phần mềm thân thuộc với nhiều người, có thể cài đặt để triển khai ứng dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Đây cũng là đặc trưng, thể hiện tính vượt trội của Website so với các chương trình ứng dụng khác đòi hỏi phải giao tiếp trên nhiều menu và các hộp thoại.

Ngoài ra, Website là một môi trường siêu giao diện, siêu trình diễn các thông tin Multimedia. Đặc trưng này đã làm tăng hiệu quả tác dụng hỗ trợ nhiều mặt của Website, đặc biệt là đối với hoạt động dạy và học là một quá trình truyền thông đa phương tiện.

1.3.3. Cấu trúc và nguyên tắc xây dựng của Website dạy học

1.3.3.1. Cấu trúc của website dạy học

- Công cụ cập nhật: Đây là một môđun cho phép người quản trị số hoá các dữ liệu để đưa vào kho dữ liệu. Dữ liệu nhập vào có thể ở nhiều dạng: văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim và được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Cập nhật được hiểu là sự tạo mới hay chỉnh sửa và bổ sung thông tin.

- Thư viện dữ liệu (còn gọi là cơ sở dữ liệu): Thư viện dữ liệu được phân làm ba khu vực: khu vực thứ nhất chủ yếu là khu vực dữ liệu có tính pháp quy (của tổ chức quản trị Website), còn gọi là khu vực dữ liệu gốc, được khởi tạo đầu tiên từ người thiết kế (hội đồng chuyên môn, các nhà khoa học); tiếp đến là khu vực dữ liệu dành riêng cho mỗi cá nhân (đã được cung cấp user và Password); cuối cùng là khu vực dữ liệu dành cho những người quan tâm tới những vấn đề trong dạy học bộ môn.

- Các tài liệu điện tử trên Website: Trình duyệt Web là một chương trình có tính thương mại do các hãng máy tính, các công ty hay các trung tâm nghiên cứu xây dựng phần mềm sản xuất. Nó cho phép sản xuất các tài liệu điện tử và trình diễn thông tin. Có nhiều trình duyệt khác nhau, nhưng ở nước ta phổ biến vẫn là trình duyệt Internet Explore. Số các tài liệu điện tử có được trên Website cũng đồng thời nói lên khả năng hỗ trợ cho hoạt động dạy và học.

1.3.3.2. Nguyên tắc xây dựng Website dạy học

Website đã trở thành phương tiện có tính chuẩn hoá quốc tế để tìm kiếm, trao đổi thông tin và giao lưu trên mạng Internet nhờ kỹ thuật biểu diễn thông tin có tên gọi là "Siêu văn bản" (Hypertext) và được xây dựng bằng ngôn ngữ HTML (Hypertext Markup Language). Về phương diện dạy học, để xây dựng được Website đáp ứng những yêu cầu trên, cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản sau:

dạy học, đó là phải hàm chứa những tri thức chuyên gia của hai lĩnh vực Giáo dục và Tin học vì về bản chất nó là phần mềm được cài đặt trên máy tính để hỗ trợ hoạt động dạy học của GV và HS. Đáp ứng được yêu cầu này là đề cao tính hiệu quả của việc sử dụng nó trong điều kiện hiện nay.

- Thiết kế Website dạy học phải xuất phát từ những ý tưởng sư phạm đã được xác định rõ từ đầu, phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chí cho việc triển khai ứng dụng. Website với tư cách là một phần mềm, cùng với máy tính phải hỗ trợ được nhiều mặt của QTDH, giải phóng người dạy khỏi những lao động chân tay để có thời gian đầu tư cho việc tổ chức, điều khiển và giám sát hoạt động nhận thức của người học. Đồng thời phải tạo những điều kiện tốt để hoạt động nhận thức của HS diễn ra tích cực, độc lập, chủ động và sáng tạo. Do vậy, Website dạy học vừa đáp ứng yêu cầu của dạy học hiện đại, vừa phát huy những thế mạnh riêng của việc sử dụng MVT và nâng cao hiệu quả sử dụng của thiết bị dạy học hiện đại.

- Khi xây dựng một phần mềm nói chung và Website nói riêng thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu là hết sức quan trọng. Dữ liệu ấy phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, kích thước tối thiểu, dễ chia sẻ, dùng chung hay trao đổi giữa nhiều người. Đặc biệt đối với giáo dục, cấu trúc cơ sở dữ liệu phải hướng tới việc hình thành những thư viện điện tử trong tương lai. Cùng với việc xây dựng Website, cần xây dựng công cụ nhập dữ liệu một cách thuận tiện, đơn giản để mọi người đều có thể tham gia xây dựng kho dữ liệu, làm cho nó ngày càng phong phú.

- Xu hướng xây dựng phần mềm dạy học hiện nay là chương trình phải có giao diện thuận tiện (dễ tìm hiểu, dễ thao tác, dễ sử dụng...). Việc xây dựng Website dạy học không nằm ngoài yêu cầu đó. Sử dụng quá nhiều phím chức năng, giao tiếp người máy quá nhiều menu, hộp thoại, trình bày thông tin ngược với tư duy thông thường, sử dụng màu sắc, độ tương phản không phù hợp với tâm lý thị giác sẽ là cản trở lớn với người sử dụng.

- Cuối cùng vấn đề bảo mật thông tin và phát triển Website cũng cần lưu ý xác định loại thông tin, mức độ quan trọng để phân quyền truy cập, bảo vệ và bảo mật.

1.3.4. Ý tưởng sư phạm của việc sử dụng Website

GV có thể dẫn dắt HS vào hoạt động sáng tạo, tích cực chiếm lĩnh kiến thức, tự lực giải quyết vấn đề bằng cách khai thác, tìm kiếm thông tin trên Website , tổ chức thảo luận nhóm với sự hướng dẫn của GV. Hình thức học này tạo điều kiện cho người học trao đổi, tìm kiếm thông tin, phát huy khả năng tự học. Thông qua việc xây dựng Website dạy học một nội dung, một chương thậm chí cả chương trình học của môn học, HS có điều kiện hệ thống hoá kiến thức, xây dựng một kế hoạch học tập khoa học. Trong luận văn này chúng tôi quan tâm nhiều đến việc hỗ trợ học tập theo nhóm của Website.

1.3.4.1. Sử dụng Website tạo môi trường tương tác để nhóm HS hoạt động và thích nghi với máy tính

Các công cụ đào tạo đa truyền thông và phương pháp mô phỏng tương tác của hệ thống Hypermedia đã tạo ra cho Website những khả năng đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng, những phương pháp học tập thành nhóm trên mạng làm cho các nhóm HS hoạt động linh hoạt hơn, tác động qua lại tích cực hơn.

Vai trò của GV hướng dẫn là rất quan trọng, mỗi nhóm HS thực hành và thực hiện các hoạt động của lớp học dưới sự hướng dẫn của GV nhưng với hình thức liên lạc, trao đổi thông tin với nhau một cách chủ động thông qua thảo luận tại lớp hoặc trao đổi trên diễn đàn thông qua Internet.

1.3.4.2.Sử dụng Website như công cụ hỗ trợ giảng dạy

GV có thể sử dụng Website trình bày bài giảng với những tính năng đa phương tiện (văn bản, âm thanh, hình ảnh…) làm cho bải giảng sinh động hơn. Những hiện tượng khó quan sát, những thí nghiệm khó thực hiện do các lý do kỹ thuật (như đường truyền của tia sáng ...) và tài chính, GV có thể đưa các đoạn băng hình vào Website để giúp HS tiếp cận với các phương tiện hiện đại mà với điều kiện của một trường phổ thông , thậm chí các trường đại học trong nước khó thể thực hiện được. Thông qua Website GV cũng có thể kiểm soát việc học tập của HS qua những lần truy cập vào trang Website, hoặc các phần mềm kiểm tra trên Website. Với dạy học theo nhóm thì Website là công cụ hỗ trợ rất đắc lực trong việc cung cấp hệ thống thí nghiệm ảo và hệ thống phiếu học tập cho các nhóm thảo luận. Trong đó phiếu học tập không chỉ dừng lại ở nội dung tĩnh

mà là phiếu học tập điện tử, học sinh có thể tương tác với phiếu để tìm đến kiến thức có liên quan để giải quyết vấn đề.

1.3.4.3. Sử dụng Website như công cụ hỗ trợ học tập

Website có thể hỗ trợ việc học tập một nội dung, một chương thậm chí cả chương trình học một môn học. HS tự học tập thông qua Website với các trình tự giảng dạy đã được lập sẵn hoặc HS làm việc với máy tính có sự trợ giúp của GV giúp cho HS có thói quen học tập tự chủ. Ngoài ra HS còn học được cách điều khiển Website, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc truy tìm thông tin trên Internet của HS mà sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai. Mặt khác qua các trang kiểm tra HS có thể tự đánh giá khả năng của mình. Sau đây là một số hình thức hỗ trợ việc học cho HS

a. Phổ biến kiến thức và nội dung các bài học.

Những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học liên quan đến chương trình hay những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó đều được cập nhật tại Website để phục vụ việc học tập của nhóm cũng như của từng cá nhân. Khi đó, Website trở thành một cuốn sách điện tử mà người dùng có thể dễ dàng truy tìm mọi nơi, mọi lúc để tìm kiếm cho mình những thông tin cần thiết. GV có thể sử dụng chức năng này của Website để ứng dụng trong các tiết dạy hình thành kiến thức mới giúp HS có thể khái quát vấn đề ở mức độ sâu rộng hơn chứ không chỉ nội dung trong giáo trình. Trong việc tổ chức dạy học theo nhóm thì Website hỗ trợ không chỉ cho từng cá nhân trong nghiên cứu kiến thức mới mà còn cho cả nhóm trong quá trình hình thành kiến thức mới.

b. Ôn tập, kiểm tra, đánh giá và tự đánh giá

Định hướng, kiểm tra kiến thức là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập. Với sự giúp đỡ của máy tính và các site thích hợp, HS sẽ có nhiều cơ hội để rà xét lại những lỗ hổng cũng như phát huy được những điểm mạnh trong kiến thức của mình. Bên cạnh đó, GV cũng thu được nhanh và đủ thông tin phản hồi từ HS để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và cập nhật thông tin trên Website .

Với Site ôn tập và phân công nhiệm vụ cho các nhóm có thể tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập một cách chính xác. Các câu hỏi trên Webstie giúp cho

từng HS và cả nhóm có thể bao quát một phạm vi rất rộng của nội dung chương trình và có thể phân biệt được rõ ràng các trình độ học tập của bản thân

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được soạn thảo công phu, theo các thời điểm khác nhau của QTDH trên Website như: Bắt đầu học một chương, trong quá trình học một chương, kết thúc một chương, được coi như một công cụ, phương tiện để định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, đánh giá mục tiêu và PPDH. Trong các chương trình luyện tập hoặc ôn tập, HS sẽ được thao tác nhiều lần ở các mức độ khó dễ khác nhau với cùng một nội dung kiến thức. HS có thể dựa vào máy tính để đánh giá kết quả học tập của mình trong một phần hay toàn bộ chương trình học tập (ở mức độ này, máy tính sẽ đóng vai trò của người kiểm tra và đánh giá). Ngoài ra, nếu thao tác nhiều lần trên cùng một nội dung kiến thức, HS có thể củng cố được kiến thức đó và rèn luyện thêm về các thao tác tư duy cũng như vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài toán trong phạm vi nội dung học tập.

c. Mô phỏng, minh hoạ các hiện tượng Vật Lý một cách trực quan

Trong dạy học Vật lý, việc mô phỏng các hiện tượng diễn ra trong điều kiện không thể tiến hành được thí nghiệm thực: hoặc là thí nghiệm nguy hiểm, hoặc không thể thực hiện trong điều kiện thường (Không đồng chất, không rõ nét...), hoặc dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho thí nghiệm quá đắt, hoặc thí nghiệm diễn ra quá lâu. Mặc dù việc mô phỏng không thể thay thế hoàn toàn việc quan sát và tiến hành thí nghiệm thực, nhưng trong một chừng mực nào đó thì mô phỏng tỏ ra ưu thế hơn. Do đó, việc sử dụng các Video clip quay các thí nghiệm biểu diễn hoặc lập trình mô phỏng các thiết bị thí nghiệm (thí nghiệm ảo), trong đó sự kết hợp cả hình ảnh và âm thanh để mô phỏng các hiện tượng Vật Lý sẽ tạo nên sự trình diễn sinh động, hấp dẫn, tăng tính trực quan hoá trong dạy học. Trong dạy học theo nhóm, có thể cho từng nhóm quan sát, thảo luận và làm việc với thí nghiệm ảo để đạt được nhiệm vụ của bài học một cách tốt nhất.

Sử dụng các ứng dụng mô phỏng, HS có thể thao tác trên MVT với môi trường Website như đang thí nghiệm thật cũng góp phần rèn luyện phương pháp thực nghiệm cho HS trong điều kiện không thể tiến hành thí nghiệm thật được. Thông qua đó góp phần hình thành kỹ năng làm thí nghiệm, rèn luyện tính trung thực, rèn luyện thói quen tiếp thu tri thức một cách tự lực, tích cực và có cơ sở

khoa học.

1.3.4.4. Sử dụng Website như công cụ quản lý học tập

Các chương trình ứng dụng, các cơ sớ dữ liệu có khả năng kiểm soát việc sử dụng Website của HS, điển hình như việc thảo luận trên diễn đàn có sự đăng nhập là bằng chứng rõ nét nhất cho ta thấy được sự tích cực tham gia học tập với website của HS. Ngoài ra các ứng dụng trên Website có khả năng cung cấp các thông tin chọn lọc, chính xác, khách quan để góp phần tạo nên những quyết định kịp thời, đúng đắn. Điều này trở nên quan trọng khi lượng thông tin ngày càng lớn, phức tạp, vượt quá khả năng bao quát của GV.

Bên cạnh mục đích hỗ trợ dạy học Vật Lý, việc giảng dạy và học tập với

Một phần của tài liệu Tổ chức học tập theo nhóm cho học sinh dự bị đại học dân tộc với sự trợ giúp của website dạy học (thể hiện qua phần quang hình) (Trang 31)