8. Cấu trúc của luận văn
1.4. Website và dạy học vật lý ở trường DBĐH Dân tộc
Đối tượng HS trường DBĐH Dân tộc là HS: "Có cha hoặc mẹ là người DTTS, có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày xét tuyển vào DBĐH Dân tộc) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ở các xã, thị trấn, huyện vùng cao (KV1-VC), vùng sâu (KV1-VS), miền núi (KV1-MN), hải đảo đã dự thi vào các trường đại học nhưng không trúng tuyển vào đại học" (Mục 2, Điều 1, Quy chế 37), có đăng ký xét tuyển vào học DBĐH Dân tộc và đủ điểm xét tuyển.[19]
1.4.1. Đặc điểm dạy học ở trường DBĐH dân tộc
Trường DBĐH Dân tộc ngoài những nét chung như các cơ sở giáo dục khác còn có đặc thù về đối tượng HS là người DTTS, có mục tiêu đào tạo là tạo nguồn cho các trường Đại học và chuyên nghiệp để đào tạo cán bộ cho các dân tộc và công tác tuyển sinh được thực hiện thông qua việc xét tuyển từ kết quả tuyển sinh Đại học, chất lượng văn hoá của HS không đồng đều và còn hạn chế. Trong tập thể HS có sự đa dạng và khác biệt về văn hoá dân tộc.
Chương trình dạy học ở trường DBĐH Dân tộc vừa có tính chất THPT nhưng vừa có tính chất tiếp cận giáo dục Đại học, đồng thời mang tính đặc thù đáp ứng nhu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực địa phương, miền núi, dân tộc. Đặc điểm của chương trình có tính cơ bản, hiện đại, có hệ thống, sát thực tiễn đảm bảo tính đại trà và phân hoá theo đối tượng trong đó chứa đựng một tỷ lệ nhất định phần nội dung bổ sung cho phù hợp đối tượng HS DTTS . Dạy học ở các trường DBĐH Dân tộc trên cơ sở kế thừa kết quả học tập của HS trong thời gian học ở THPT; tạo cơ hội cho HS củng cố lại hệ thống kiến thức đã học; hình thành cơ sở học vấn chuẩn bị điều kiện cho HS vào học Đại học, Cao đẳng.
Trong quá trình giảng dạy việc thảo luận nhóm cũng được các GV triển triển khai thực hiện nhưng chưa đồng bộ, không được quan tâm nhiều. Việc sử dụng website chỉ là việc tìm kiếm tài liệu cho GV phục vụ công tác chuyên môn và cũng chưa hề được sử dụng như một công cụ để dạy học với tư cách là một PMDH.
1.4.2. Đặc điểm tâm lý HS DBĐH dân tộc trong học tập
Học sinh DBĐH Dân tộc sống ở nhiều vùng khác nhau, điều kiện học tập khó khăn, chất lượng các môn học không đồng đều, kiến thức cơ bản chưa vững, thiếu hệ thống, thậm chí HS không được học một số môn như Ngoại ngữ, Tin học. Vì vậy HS DBĐH Dân tộc có các đặc điểm như sau:
- Về tư duy: HS chủ yếu lĩnh hội các khái niệm bằng kinh nghiệm, tiếp thu tri thức chậm, không hứng thú trong quá trình học tập, hay chán học, trốn học. Tư duy trừu tượng của HS phát triển chậm so với trình độ chung, việc sử dụng các thao tác tư duy còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tư duy khái quát hoá, trừu tượng hoá, dẫn đến việc lĩnh hội tri thức mới gặp nhiều khó khăn.
- Về ngôn ngữ: Vốn từ vựng còn nghèo, ngoài giờ lên lớp, HS thường giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc, ít nói tiếng phổ thông, vốn tiếng Việt hạn chế, kỹ năng đọc yếu, phát âm các thuật ngữ khoa học bằng tiếng Latinh khó khăn, khả năng viết kém, sai chính tả, sai ngữ pháp nhiều.
- Về tình cảm: Chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng, các em thường ít có thái độ quanh co, sống nội tâm, tình yêu quê hương, bản làng sâu nặng.
- Về tính cách: HS hồn nhiên, giản dị, chất phát, trung thực, đây là những nét tiêu biểu trong tính cách của HS người DTTS. Các em thường nghĩ sao nói vậy, ít khi xúc phạm người khác và cũng không muốn bị xúc phạm, HS thường rụt rè, ít nói, ngại phát biểu, sợ nói sai, tự ti cho rằng mình yếu kém, ngại đấu tranh với những biểu hiện sai trái. Tính tự trọng cao, hay tự ái, nếu bị xúc phạm dễ có phản ứng mạnh dẫn tới hậu quả khó lường, HS thích lối sống tự do, phóng khoáng, không thích sự quản lý gò bó, ngại lao động trí óc, thích lao động chân tay và các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, tính cộng đồng cao, gắn bó với bạn cùng buôn làng, cùng dân tộc, thường xuyên quan tâm giúp đỡ nhau.[19]
HS lứa tuổi này là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển trí tuệ. Ở lứa tuổi này, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức, tri giác có mục đích đã đạt được ở mức rất cao, quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn; ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày càng tăng rõ rệt. Khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo được phát triển. Tư duy của các em chặt chẽ, có căn cứ và nhất quán hơn; tính phê phán của tư duy cũng được phát triển. Trong học tập các em chú ý hơn tới tính rõ ràng, tính cơ sở, tính có thể chứng minh được của các luận điểm. Sự thay đổi về chất này tạo điều kiện để HS có các thao tác tư duy phức tạp, phân tích được nội dung cơ bản của những khái niệm trừu tượng, hiểu được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội.
Đặc điểm nổi bật trong tư duy của HS DTTS là thói quen lao động tri óc chưa bền, ngại suy nghĩ. Trong học tập, HS có thói quen suy nghĩ một chiều, dễ thừa nhận điều người khác nói. Khi nêu kết luận hay hiện tượng, HS ít đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa hoặc những diễn biến và ý nghĩa của sự việc, hiện tượng đó. Khả năng tư duy trực quan - hình ảnh của các em tốt hơn khả năng tư duy trừu tượng - logíc.
Vì vậy HS DBĐH Dân tộc cần có môi trường dạy học thuận lợi để phát huy tính tích cực nhận thức. Tổ chức học tập theo nhóm là một trong những cách thức dạy học thuận lợi trong môi trường đó.
Các em không thường xuyên chuyên tâm học môn vật lý, đặc biệt ngại học phần “Quang hình ” bởi vì kiến thức phần lớn mang tính trừu tượng, cho nên các em học còn mang tính chất đối phó, chưa thực sự có hứng thú với môn học dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
- HS ngại suy nghĩ, ngại động não, chỉ quen tiếp thu thụ động, thầy giảng rồi đọc cho ghi.
- Tính hợp tác trong sinh hoạt hằng ngày có ảnh hưởng nhiều đến việc hợp tác trong học tập nhưng chỉ dừng lại ở việc trao đổi tài liệu và hỏi bài mang tính bột phát, không có tổ chức, không có nhiệm vụ và không có sự gắn bó.
- HS không được tự mình làm thí nghiệm trên lớp khi nghiên cứu tài liệu mới nên không thật hiểu bài, hoặc có hiểu nhưng lại chóng quên, khả năng tái hiện kiến thức yếu.
1.4.4. Sử dụng Website trong tổ chức học tập theo nhóm
Hoạt động của nhóm HS sẽ diễn ra một cách tích cực nếu nhóm HS được đặt vào tình huống có vấn đề. Có nhiều cách tạo ra tình huống có vấn đề như: bằng một câu hỏi, một câu chuyện kể, nhưng thu hút hơn cả là các hiện tượng tượng hay thí nghiệm mở đầu, những thí nghiệm thực thì yêu cầu về thời gian và độ chính xác không cho phép. Nhưng với website thì những đoạn phim hoặc thí nghiệm mô phỏng , GV sẽ tạo ra được những tình huống kích thích được tính tò mò và nhu cầu học hỏi của nhóm HS.
Trong quá trình các nhóm thảo luận, điều mà GV đặc biệt quan tâm là làm thế nào để tất cả các nhóm tập trung thảo luận đúng nhiệm vụ được giao. Với website thì GV chỉ cần ở một chỗ, nhìn lên màn hình là có thể kiểm soát được tất cả các nhóm đang truy cập vào phần nào mục nào trên internet.
Sau khi hoàn thành mỗi hoạt động nhóm, HS sẽ lên báo cáo kết quả, trình bày những gì mà nhóm mình thực hiện được. Tuy nhiên, GV sẽ là người nhận xét và rút ra kết luận cuối cùng. Các kết luận này là nội dung kiến thức cơ bản cần phải đạt được. Để giảm kênh chữ, tăng kênh hình và mô hình, GV có thể sử dụng các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ cầu trúc đã thiết kế trên website để thấy được sự liên quan giữa các kiến thức. Hơn nữa, thông qua website GV có thể công bố trực tiếp kết quả làm việc của mỗi nhóm để các nhóm có thể cùng trao đổi và
nhận xét.
1.5. Kết luận chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức học tập theo nhóm cho HS Dự bị Đại học Dân tộc với sự trợ giúp của Website dạy học. Để giải quyết nhiệm vụ đề ra của luận văn, chúng tôi chú trọng những vấn đề sau:
Về dạy học theo nhóm: Chúng tôi nghiên cứu về các nguyên tắc trong việc triển khai nhóm học tập và đặc biệt quan tâm đến nhóm học tập và dạy học vật lý. Trong phần này, chúng tôi quan tâm đến những hạn chế và ưu điểm của việc tổ chức học tập theo nhóm, đưa ra một số hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học vật lý, sự kết hợp của các hình thức cho những nội dung dạy học phù hợp sẽ hạn chế được những nhược điểm trong dạy học nhóm.
Về website trong dạy học: Chúng tôi nghiên cứu điều kiện để xây dựng và sử dụng website và đặc biệt qua tâm đến ý tưởng sư phạm trong việc thiết kế website.
Về website và dạy học theo nhóm cho HS Dự bị Đại học Dân tộc: Chúng tôi nghiên cứu về đặc điểm HS, đặc điểm dạy học vật lý, nghiên cứu về phương pháp học tập cũng như những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng website để tìm hướng khắc phục và giải quyết khi lên kế hoạch thiết kế website.
Qua phân tích ở trên cho thấy việc sử dụng Website dạy học với sự hỗ trợ của MVT trong dạy học nói chung, dạy học Vật Lý nói riêng là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với các cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn. Nó đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của QTDH, tạo ra một môi trường dạy học khá lý tưởng với đặc tính tương tác mạnh, phù hợp với việc triển khai thông tin ở mức độ cao, phù hợp với việc triển khai vận dụng các PPDH hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, nhất là đối với việc tổ chức học tập theo nhóm cho HS. Nội dung đó là cơ sở để xây dựng tiến trình dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ của website ở trường DBĐH Dân tộc
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO NHÓM CHO HỌC SINH DBĐH DÂN TỘC VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA WEBSITE
(Thể hiện qua phần Quang hình)
2.1. Tổng quan dạy học phần Quang hình ở trường DBĐH dân tộc2.1.1. Cấu trúc phần Quang hình 2.1.1. Cấu trúc phần Quang hình
2.1.1.1. Phân phối chương trình vật lý
Kiến thức Giờ lýthuyết Bàitập Tổng
Chương 1. Động học chất điểm 3 5 8
Chương 2. Động lực học chất điểm 3 4 7
Chương 3. Sự cân bằng và chuyển động của vật rắn 4 4 8
Chương 4. Các định luật bảo toàn 3 4 7
Chương 5 Trường tĩnh điện 3 5 8
Chương 6. Dòng điện không đổi 3 5 8
Chương 7. Từ trường và cảm ứng điện từ 3 4 7
Chương 8. Các định luật quang hình và các dụng cụ quang 6 7 13
Chương 9. Dao động cơ 3 6 9
Chương 10. Sóng cơ 3 3 6
Chương 11. Dòng điện xoay chiều 4 7 11
Chương 12. Dao động điện từ sóng điện từ 2 3 5
Chương 13. Tính chất sóng ánh sáng 3 3 6
Chương 14. Lượng tử ánh sáng 4 4 8
Chương 16. Vật lý vi mô – Vĩ mô Đọc thêm
Cộng 51 69 120
2.1.1.2. Cấu trúc phần Quang hình trong chương trình DBĐH Dân tộc
Bài 1: Các định luật Quang hình - Phản xạ toàn phần. - Các định luật quang hình.
- Phản xạ toàn phần
Trong bài này, nghiên cứu ánh sáng về phương diện quang hình học. Nghĩa là nghiên cứu về sự truyền của ánh sáng, qui luật đường đi của các tia sáng, chùm sáng và sự tạo ảnh qua các loại gương đều là những ứng dụng sự phản xạ của ánh sáng, hoạt động của chúng dựa trên nguyên tắc là sự truyền và phản xạ ánh sáng theo định luật phản xạ ánh sáng.
Bài 2:Lăng kính - Định nghĩa
- Đường đi của tia sáng qua lăng kính - Các công thức
- Lăng kính phản xạ toàn phần. Ứng dụng
Trong bài này, lý thuyết nói về Lăng kính, hoạt động dựa trên nguyên tắc sự truyền ánh sáng theo định luật khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần.
Bài 3: Thấu kính mỏng - Các định nghĩa
- Đường đi của tia sáng qua thấu kính - Sự tạo ảnh
- Các công thức (không chứng minh)
Trong bài này, lý thuyết nói về một dụng cụ quang học là thấu kính, sự tổng quát hoá của lăng kính, đường truyền của ánh sáng dựa vào định luật khúc xạ ánh sáng.
- Khái niệm
- Qui tắc chung giải bài toán
Kiến thức ở bài này là sự tổng hợp kiến thức ở các phần trước, quan tâm nhiều đến sự tạo ảnh và sơ đồ tạo ảnh, nói đến sự phức tạp và đa dạng của quang hình.
Bài 5: Mắt và các tật của mắt - Mắt
- Các tật của mắt và cách sửa
Một kiến thức thực tế không thể thiếu được đối với HS, sự vận dụng sát thực đối với các định luật quang hình đồng thời gắn kết vật lý học và các ngành khoa học khác.
Bài 6: Các Quang cụ bổ trợ cho mắt - Kính lúp.
- Kính hiển vi - Kính thiên văn
Đối với kính lúp thì HS khá gần gũi nhưng kính hiển vi và kính thiên văn phần lớn trang bị kiến thức cho các em phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học sau này.
2.1.2. Grap nội dung phần Quang hình ở Trường DBĐH Dân tộc QUANG HÌNH QUANG HÌNH Định luật truyền thẳng ánh sáng Hiện tượng phản xạ ánh sáng Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Hiện tượng truyền
thẳng ánh sáng Định luật phản xạ ánh sáng Lăng kính Định luật khúc xạ ánh sáng Thấu kính hội tụ Thấu kính phân kỳ Gương Hệ Quang học đồng trục
Máy ảnh Kính lúp Kính hiển vi Kính thiên văn Thấu kính
Mắt Mắt
2.1.3. Thực trạng việc dạy học phần Quang hình
Để chuẩn bị cho việc xây dựng Website hỗ trợ dạy học có chất lượng, chúng tôi tiến hành tìm hiểu tình hình dạy học phần ''Quang hình'' ở một số trường DBĐH Dân tộc trong nước và một số trường THPT trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn, đồng thời tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng MVT hỗ trợ dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng.
2.1.3.1. Nội dung tìm hiểu
Chúng tôi tập trung việc tìm hiểu thực tế dạy học ở phần Quang hình ở các trường nhằm thu thập thông tin về:
- Thực trạng trang thiết bị, cơ sở vật chất (đặc biệt quan tâm tới trang thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ bộ môn Vật lý và phòng MVT ) và phong trào chung của nhà trường.
- Tình hình dạy của GV: Tìm hiểu những biện pháp, PPDH chủ yếu đã được GV sử dụng khi dạy học phần này và hiệu quả của nó.
- Tình hình học tập của HS: Tìm hiểu tình hình học tập trên lớp và ở nhà; những quan niệm, những kiến thức HS đã có trước khi học và sai lầm phổ biến của HS trong quá trình học phần này. Sau khi học, HS đã nắm được những kiến