Cơ cấu hệ thống quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946 2007) (Trang 86 - 93)

Đó là sự chuyển đổi từ một nền sản xuất dựa vào tài nguyên, lao động là chính sang một nền sản xuất dựa vào trí tuệ con ngời là chính.

2.3.Cơ cấu hệ thống quản lý giáo dục

Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi ích và nghĩa vụ, quyền lợi của mọi ngời dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển của quốc gia do đó vấn đề quản lý giáo dục luôn luôn là vấn đề đợc các nớc quan tâm cho dù là nớc lớn hay nớc nhỏ, nớc giàu hay nớc nghèo, nớc phát triển hay đang phát triển.

Những vấn đề về thực hiện chính sách giáo dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu t cho giáo dục… cho đến vấn đề thực hiện các mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lợng giáo dục… đều liên quan đến công tác quản lý giáo dục từ bình diện quốc gia (vĩ mô) đến các cấp quản lý giáo dục ở các địa phơng, các cơ sở giáo dục - đào tạo.

Tuy nhiên hệ thống giáo dục và mô hình giáo dục của các nớc lại rất khác nhau. Mô hình quản lý giáo dục của các nớc chịu sự chi phối của các nhân tố, đặc điểm của mỗi quốc gia về thể chế chính trị - xã hội, thể chế nhà nớc, chính sách quốc gia về giáo dục, cơ chế kinh tế và trình độ phát triển kinh tế, truyền thống văn hoá…

Phần lớn các nớc đều có hệ thống quốc gia thống nhất nh ở Trung Quốc, Thái Lan, ấn Độ, Pháp, Hàn Quốc… các nớc theo mô hình quản lý phi tập trung nh Hoa Kỳ, Anh, Cộng hoà Liên bang Đức.

Riêng Nhật Bản, ở mỗi giai đoạn lịch sử, hệ thống tổ chức quản lý giáo dục lại có những đặc trng riêng.

Dới thời Minh Trị duy tân, với sự ra đời của Học chế 1872, theo đó, trong hệ thống giáo dục thì Bộ Giáo dục là cơ quan lãnh đạo cao nhất, các tr- ờng học trong cả nớc đặt dới sự kiểm soát của Bộ Giáo dục và Bộ trởng Bộ Giáo dục có trách nhiệm đối với nền giáo dục của cả nớc.

Bộ Giáo dục là cơ quan lãnh đạo tối cao về giáo dục trong toàn quốc, vì thế tất cả các thể chế và phơng pháp giáo dục ở trờng học kể cả quốc lập, công lập hay t lập, từ mẫu giáo, tiểu học, trung học, cao đẳng cho đến đại học, tất cả đều do Bộ Giáo dục biên soạn và quy định. Còn Uỷ ban phụ trách ở các địa phơng là phải liên hệ với Uỷ ban ở các tỉnh, thành phố, tìm cách nâng cao trình độ văn hoá - giáo dục cho dân chúng, điều tra quản lý các trờng học trong địa phận của mình, đồng thời cũng có nhiệm vụ thúc đẩy nhân dân học xong chơng trình giáo dục nghĩa vụ.

Đến năm 1879, Giáo dục lệnh thay thế Học chế thì cách thức tổ chức quản lý có thay đổi, từ chỗ chịu ảnh hởng của lối quản lý tập quyền của Pháp sang hình thức quản lý có tính chất phân quyền của Hoa Kỳ.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, theo Luật giáo dục cơ bản (1947), một trong những nguyên tắc cơ bản là giảm bớt tính tập quyền trong công tác quản lý giáo dục, giảm bớt quyền kiếm soát của Bộ Giáo dục, tăng quyền tự trị trong công tác giáo dục cho nhân dân địa phơng ở các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ơng.

Hình 2.2: Cơ cấu quản lý hệ thống giáo dục theo Học chế 1872 Bộ giáo dục

Phòng Thanh tra giáo dục (thiết lập tại các khu đại học)

Viên chức địa phương

Thanh tra khu học chính (chọn trong số những người nổi

Theo kiến nghị của Hội đồng cải cách giáo dục, ngày 15/7/1948 Luật Uỷ ban giáo dục đã đợc công bố. Theo đó, Uỷ ban giáo dục sẽ đợc thành lập ở tất cả các địa phơng. Uỷ ban giáo dục của Tokyo, các thành phố trực thuộc trung ơng và tỉnh mỗi nơi gồm 7 thành viên. Các thị trấn, phờng, xã có 5 thành viên. Các thành viên này phải trực tiếp do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc dân chủ. Ngời đứng đầu Uỷ ban do các uỷ viên bầu. Năm 1948 đã tiến hành bầu chọn 5 thành phố lớn và thủ đô, Hokkaido, các tỉnh và thành phố trực thuộc. Từ năm 1950 đến năm 1952 tổ chức bầu ở tất cả các thị trấn, ph- ờng và xã.

Uỷ ban giáo dục có nhiệm vụ đề xuất và quản lý chơng trình giáo dục của địa phơng. Uỷ ban cử một thanh tra chịu trách nhiệm định hớng thực tế và những công việc có tính chất t vấn. Vì vậy, quyền kiểm tra tập trung và trực tiếp của Bộ Giáo dục không còn nữa. Bộ Giáo dục chỉ làm nhiệm vụ cố vấn và hớng dẫn chung cho các Uỷ ban giáo dục địa phơng (Xem hình 2.2)

Tính phân quyền còn thể hiện trong chơng trình giáo dục cụ thể của mỗi trờng. Bộ Giáo dục công bố Bản hớng dẫn chung các giáo trình học, trong đó cung cấp những tiêu chuẩn cho toàn quốc về các môn học và nội dung của các môn học. Uỷ ban giáo dục địa phơng căn cứ vào đó lập ra kế hoạch giảng dạy trong địa phơng mình. Khi lập kế hoạch, Uỷ ban phải chú ý đến những điều kiện đặc biệt của mỗi vùng. Dựa vào kế hoạch chung của Uỷ

ban giáo dục, mỗi trờng lại đặt ra một chơng trình thích hợp với hoàn cảnh riêng của trờng mình. Từ đó, sắp xếp các môn dạy và các tài liệu giảng dạy.

Sách giáo khoa trớc chiến tranh do Nhà nớc biên soạn. Sau chiến tranh, khôi phục lại chế độ kiểm định của Bộ Giáo dục. Các nhà xuất bản t nhân đợc phép biên soạn nhiều loại sách giáo khoa khác nhau nhng chỉ đợc phép lu hành sau khi đã có sự kiểm định về chất lợng của Bộ Giáo dục nên tài kiệu dùng cho giáo viên và học sinh ngày càng có nội dung phong phú.

Tuy nhiên, đến tháng 6/1956, Luật Uỷ ban giáo dục đã đợc đình chỉ do xu hớng tập quyền tăng trở lại. Quyền hạn của Uỷ ban giảm bớt trong khi Bộ trởng Bộ Giáo dục và các quan chức giáo dục trung ơng can thiệp vào bộ phận giáo dục của cơ quan hành chính địa phơng trở nên mạnh mẽ.

Đến những năm 90 (XX), việc quản lý giáo dục là phi tập trung. Bộ Giáo dục đại thể chỉ đóng vai trò của ngời điều phối. Trách nhiệm đối với ngân sách nhà trờng, các chơng trình giáo dục, việc bổ nhiệm vào các chức vụ nhà trờng, và việc giám sát các trờng tiểu học và trung học bậc thấp thuộc về các ban giáo dục địa phơng. Các thành viên của các ban này do ngời đứng đầu bộ máy hành chính địa phơng bổ nhiệm.

Còn hiện nay, trong khi đang tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba, tính chất tập trung lại trở lại trong công tác quản lý giáo dục ở Nhật Bản. Chính quyền trung ơng về quản lý giáo dục là Bộ Giáo dục. Và ngời thừa hành cao nhất là Bộ trởng Bộ Giáo dục. Bộ trởng nhận thông tin từ các lãnh đạo tỉnh, thành phố và các ban giáo dục tỉnh, thành phố gồm các thành viên do các lãnh đạo tỉnh, thành phố tơng ứng chỉ định. Một ban giáo dục đợc thành lập gồm 5 thành viên đảm nhiệm, các thành viên này bầu thanh tra các trờng công lập là viên chức toàn nhiệm và là ngời thừa hành cao nhất công việc quản lý giáo dục ở các cấp trờng công lập địa phơng. Tại các thành phố, thị trấn và làng mạc các ban giáo dục tơng tự đảm trách công việc văn phòng về giáo dục, dới sự hớng dẫn và chỉ đạo của ban giáo dục cấp tỉnh.

Dù là tập quyền hay phân quyền nhng một đặc trng quan trọng cơ bản của công tác quản lý giáo dục ở Nhật Bản là quản lý bằng pháp luật. Ngay từ

thời Minh Trị đã thành lập Bộ Giáo dục (1871), đến tháng 9/1872 đã ban hành đạo luật về giáo dục gồm 213 điều, vói 3 đặc điểm chúnh sau:

- Nhà trờng do mọi ngời, kiến thức dựa vào Âu - Mỹ - Đào tạo con ngời làm giàu cho tổ quốc, bảo vệ đất nớc

- Xây dựng nhều trờng học, mở rộng các trờng cao đẳng và chuyên nghiệp.

Trên cơ sở đó, Nhật Bản đã ban hành Luật cỡng bức giáo dục 8 năm (sau đó giảm xuống 6 năm) và từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay là 9 năm. Tiếp theo đã ban hành nhiều đạo luật nhằm thực hiện các yêu cầu phát triển giáo dục trong từng thời kỳ: nh năm 1893, ban bố Luật hớng nghiệp cho học sinh, Luật mở trờng đại học cho nữ và củng cố các trờng chuyên nghiệp. Năm 1947, Luật giáo dục trờng học. Năm 1962, đạo luật về cải tiến trờng phổ thông kỹ thuật, năm 1979 đạo luật về mở rộng các trờng bồi dỡng giáo viên các cấp. Năm 1997, Luật giáo dục trờng học mới…

Có thể nói các chủ trơng, chính sách và các giải pháp phát triển giáo dục Nhật Bản trong những năm qua đều đợc thể chế hoá bằng các đạo luật của chính phủ và là một yếu tố quan trọng để thực thi trong thực tiễn.

Với phơng pháp quản lý giáo dục bằng pháp luật đã đem lại cho nền giáo dục Nhật Bản một sự thống nhất về cả tinh thần lẫn phơng pháp giáo dục. Các cơ quan quản trị đã liên lạc mật thiết với nhau trong phạm vi hoạt động của mình và đã thi hành triệt để những chỉ thị của Bộ Giáo dục. Do đó, ở Nhật Bản không những trong lĩnh vực giáo dục mà cả các tổ chức văn hoá, xã hội, khoa học nghệ thuật, tôn giáo… bao giờ cũng đi chung một đờng lối với chính phủ, hợp theo tinh thần của Hiến pháp quy định.

Tiểu kết chơng 2

Lịch sử giáo dục Nhật Bản đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Mặc dù, sự phát triển đó là liên tục nhng những chính sách phát triển giáo dục của Chính phủ Nhật Bản, đặc biệt là những cải cách sau Chiến tranh

thế giới thứ hai đã ảnh hởng mạnh mẽ tới nền giáo dục nớc này cũng nh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong suốt một thời gian dài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nớc Nhật nói chung và nền giáo dục Nhật Bản nói riêng gặp muôn vàn khó khăn. Tuy nhiên, một loạt cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội đã đợc thực thi dới sức ép của quân đội chiếm đóng, trong đó có cải cách giáo dục.

Điểm nổi bật của chế độ giáo dục đợc xác lập sau Chiến tranh là việc tạo cơ hội bình đẳng cho mọi ngời trong việc đi học. Hệ thống giáo dục đơn tuyến đã mở ra cho mọi đối tợng khả năng tiếp nhận trình độ học vấn cao hơn. Hệ thống này đợc áp dụng cùng với việc nâng cao giáo dục nghĩa vụ thành 9 năm, vào thời điểm bấy giờ thì đây quả là một gánh nặng qúa lớn đối với nhân dân Nhật Bản. Nhng mặt khác, việc thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm đã dẫn đến cho trình độ văn hoá trung bình của ngời Nhật tăng lên nhanh chóng. Điều này là rất quan trọng, bởi vì trình độ học vấn của nguồn nhân lực là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hởng tới nhịp độ phát triển kinh tế của nớc này.

Hệ thống trờng học đợc xác lập sau Chiến tranh với những tiêu chuẩn và nội dung giảng dạy do Bộ Giáo dục quy định mang tính chất thống nhất cao trong cả nớc với mục đích đào tạo ngay một đội ngũ lao động đủ lớn, đủ khả năng tiếp thu và cải tiến những công nghệ nhập khẩu, nhanh chóng đa n- ớc Nhật “đuổi kịp và vợt các nớc phơng Tây” là khẩu hiệu chiến lợc đợc đặt ra từ thời Minh Trị.

Những chuyển biến về xã hội, đặc biệt là sự “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản những năm 50 - 60 (XX) càng chứng tỏ vai trò, vị trí của giáo dục Nhật Bản đối với sự phát triển của đất nớc này. Từ góc độ này thì chúng ta có thể khẳng định công cuộc cải cách giáo dục sau chiến tranh ở Nhật Bản đã thành công, nhng cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng cao nên ngời ta dần dần nhận ra rằng chế độ giáo dục mới sau chiến tranh cũng có những mặt hạn chế, nó trở nên cứng nhắc trớc những chuyển biến của tình hình trong nớc và quốc tế, vì nó tiếp thu gần nh nguyên

vẹn mô hình của giáo dục Hoa Kỳ. Vì thế, đến những năm 80 của thế kỷ XX, Chính phủ Nhật Bản đã đề ra những chính sách cải cách giáo dục hớng sang thế kỷ XXI, đợc cụ thể hóa bằng cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba.

Và cuộc cải cách này đợc tiến hành đồng bộ cùng với 5 cải cách khác, đợc bắt đầu tiến hành từ năm 1997 cho đến nay vẫn đang tiếp tục. Chính phủ cũng nh toàn thể nhân dân Nhật Bản đặt nhiều hi vọng vào cuộc cải cách lần này, rằng chính nó sẽ một lần nữa tạo nên những thành tựu diệu kỳ để đất nớc Mặt trời mọc mãi mãi toả sáng trong thế kỷ XXI.

Chơng 3

Một số nhận xét về nền giáo dục Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946 2007) (Trang 86 - 93)