Toàn cầu hoá, khu vực hoá

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946 2007) (Trang 35 - 38)

Đó là sự chuyển đổi từ một nền sản xuất dựa vào tài nguyên, lao động là chính sang một nền sản xuất dựa vào trí tuệ con ngời là chính.

1.2.3.Toàn cầu hoá, khu vực hoá

Ngày nay xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá là một xu thế tất yếu khách quan. Các dân tộc muốn tồn tại và phát triển không thể không đi theo xu thế chung này đợc. Bởi nó chính là điều kiện, là thời cơ cho các quốc gia hội nhập và cạnh tranh thị trờng khu vực và quốc tế.

Trong quá trình này, lợi thế cạnh tranh ngày càng nghiêng về những quốc gia có nguồn lực chất lợng cao, nhất là đội ngũ nhân tài. Do có lợi thế về tri thức khoa học và công nghệ, các nớc phát triển có cơ hội bóc lột giá trị thặng d tinh vi và cao hơn trớc đây nhiều lần. Trong khi đó, các nớc nghèo chiếm 1/5 dân số thế giới lại chỉ tạo ra một tổng sản phẩm bằng 1% GDP của toàn thế giới do chỉ dựa vào việc bán sức lao động đơn giản, bán nguyên liệu và các mặt hàng sơ chế thì ngày càng tụt hậu. Toàn cầu hoá, khu vực hoá đã mang lại sự giàu có vô độ cho những nớc biết tận dụng lợi thế của các luồng hàng hoá, dịch vụ đang tràn qua các đờng biên giới quốc gia, còn các nớc

nghèo lại càng nghèo thêm. Điều này khiến cho sự chênh lệch giàu nghèo trên thế giới (giữa 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo nhất) có xu hớng ngày càng gia tăng: năm 1911 là 11 lần, năm 1960 là 30 lần, năm 1990 là 60 lần, năm 1997 là 74 lần; thu nhập bình quân đầu ngời của nớc giàu nhất so với nớc nghèo nhất là 400 lần (đầu thế kỷ XX chênh lệch không quá 10 lần).

Mặt khác, toàn cầu hoá đang tạo điều kiện cho việc chuyển giao đến các nớc đang phát triển những thành quả công nghệ mới, những đột phá sáng tạo về khoa học - công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh…, mang lại những nguồn lực quan trọng, từ các nguồn lực vật chất đến các nguồn lực tri thức, công nghệ, kinh nghiệm quản lý cả ở tầm vĩ mô của quốc gia và tầm vi mô của từng doanh nghiệp, từng hộ gia đình.

Toàn cầu hoá, khu vực hoá có thể là cơ hội lớn cho các nớc đang phát triển, nếu biết tiếp nhận tri thức và công nghệ hiện đại thông qua chính sách mở cửa và hội nhập. Bất cứ quốc gia nào muốn tham gia vào “mạng” kinh tế toàn cầu, đều phải lựa chọn và tạo đợc lợi thế cạnh tranh của mình. Kinh nghệm của nhiều nớc công nghiệp mới cho thấy, điều kiện nguồn nhân lực đi đôi với cấu trúc lại nền kinh tế, đổi mới hệ thống hành chính.

Cạnh tranh kinh tế là cuộc cạnh tranh gay gắt về khoa học và công nghệ. Nớc nào làm chủ đợc khoa học công nghệ mũi nhọn, nớc đó sẽ có sức cạnh tranh kinh tế mạnh trên toàn cầu. Tuy nhiên, để có đợc nền khoa học và công nghệ phát triển, vấn đề cơ bản là phải đầu t xứng đáng vào giáo dục và đào tạo, tức là đầu t vào tài nguyên con ngời. Đặc biệt, phải tạo ra đợc năng lực nội sinh, trớc hết là nguồn nhân lực có năng lực trí tuệ và tay nghề cao, có khả năng tiếp cận và sáng tạo tri thức và công nghệ hiện đại.

Ngày nay, các tri thức khoa học và công nghệ hiện đại đã trở thành tài sản chung của nhân loại, có thể tận dụng mạng Internet để tiếp cận, nắm bắt. Điều chủ yếu là phải xây dựng một thể chế kinh tế, thị phần kinh tế trong việc nắm bắt và ứng dụng công nghệ hiện đại.

Cuộc cách mạng thông tin hiện nay đang tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu tinh hoa văn hoá của các nớc, nhng đồng thời cũng làm cho các nền văn

hoá bị pha tạp, lai căng, mất bản sắc. Khi hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, nếu biết phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, thì sẽ có sức đề kháng đối với các cuộc “xâm lợc văn hoá” diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Chính sách đúng đắn là kết hợp hài hoà giữa tự do thông tin với kiểm soát có sự lựa chọn.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ nh hiện nay, rất khó ngăn chặn những sản phẩm văn hoá có hại xâm nhập. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và phát huy truyền thống dân tộc phải đợc quán triệt trong mọi lĩnh vực giáo dục và trong lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học, nghệ thuật, ngoại giao, an ninh quốc phòng… trong đó vai trò của giáo dục hết sức quan trọng.

Để hội nhập vào khu vực và quốc tế, giáo dục và đào tạo đợc coi là quốc sách của mỗi một dân tộc.

Tiểu kết chơng 1

Nhật Bản là một đất nớc có bề dày về truyền thống giáo dục. Mặc dù, ngay từ đầu cha có đợc chữ viết riêng nhng cùng với việc tiếp xúc và học tập văn minh Trung Hoa nền giáo dục Nhật Bản đã từng bớc hoàn thiện và phát triển.

Từ thế kỷ thứ VII - VIII, Nhật Bản đã xây dựng cho mình một hệ thống giáo dục hai cấp.

Đến cuối thời kỳ Tokygawa thì hệ thống trờng học đã đợc thiết lập trên toàn cõi Nhật Bản.

Dới thời Minh Trị duy tân, với khẩu hiệu: “Học tập phơng Tây, đuổi kịp phơng Tây, đi vợt phơng Tây”, Nhật Bản đã xác lập đợc một cơ cấu giáo dục từ bậc tiểu học đến bậc đại học trên toàn quốc, đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, để có đợc những thành tựu ấy, không chỉ là đóng góp của những ngời lãnh đạo trong công cuộc canh tân mà phải do nỗ lực của toàn dân tộc. Cơ cấu và chơng trình giáo dục lập ra lúc này đợc duy trì đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhà trờng không chỉ giới hạn

trong việc “dạy học” mà còn có trách nhiệm đem lại sự thăng tiến nền kỹ thuật quốc gia cũng nh cải thiện cuộc sống của mỗi ngời dân.

Những chuyển biến về kinh tế - xã hội cùng với sự phát triển nhanh và liên tục của khoa học và công nghệ đã làm biến đổi giáo dục một cách cơ bản và thực chất, đồng thời có yêu cầu ngày càng cao đối với giáo dục. Yêu cầu nền giáo dục của mỗi dân tộc cần phải có những chính sách đúng đắn để nhằm đáp ứng sự phát triển của đất nớc, theo kịp xu thế phát triển của thời đại.

Điều đó cũng có nghĩa là, sự phát triển của giáo dục Nhật Bản chịu sự tác động chi phối của nhiều nhân tố, cả nhân tố bên trong lẫn nhân tố bên ngoài. Nhng nhân tố bên trong đặc biệt là truyền thống giáo dục là nhân tố quan trọng nhất, tác động chi phối một cách sâu sắc nhất đến nền giáo dục của Nhật Bản nhất là thời kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Nền giáo dục của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay cũng vận động và phát triển theo chiều hớng đó. Sự nỗ lực của Chính phủ cùng với sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, nền giáo dục Nhật Bản từ bấy đến nay đã đạt đợc những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc. Đó là một nền giáo dục nghiêm khắc, dân chủ, tạo cơ hội bình đẳng trong học tập cho mọi ngời dân.

Chơng 2

Sự phát triển của nền giáo dục Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946 2007) (Trang 35 - 38)