Sự chuyển biến của tình hình kinh tế xã hội (194 6 2007)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946 2007) (Trang 25 - 28)

Những biến đổi của giáo dục cùng với sự chuyển biến của ngành công nghiệp sang công nghiệp nặng đòi hỏi những nhà kỹ thuật thực chất

1.1.2. Sự chuyển biến của tình hình kinh tế xã hội (194 6 2007)

Bị thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật rơi vào tình trạng khủng hoảng và kiệt quệ về mọi mặt.

Sau những trận ném bom đại quy mô của Mỹ, có đến 2,5 triệu ngôi nhà bị phá huỷ hoàn toàn cùng 668.000 ngời chết [27, tr.107].

Nền kinh tế của Nhật hầu nh tan vỡ hoàn toàn. Khoảng 34% máy móc, 25% công trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá huỷ. Chỉ số sản xuất công nghiệp chế tạo và khai khoáng tháng 11/1945 còn 10,4% so với mức sản xuất của năm 1935 - 1936. Công nghiệp dệt giảm xuống còn dới 15% do không có khả năng nhập nguyên vật liệu. Các ngành công nghiệp khác cũng giảm sút mạnh. Sản xuất năm 1946 chỉ bằng 1/6 số lợng sản xuất năm 1941. Vào tháng (12/1945 và 1/1946) sản xuất than, sắt chỉ bằng 1/8 và 1/20 mức trớc chiến tranh [49, tr.385].

Tình trạng lơng thực thực phẩm còn tồi tệ hơn nhiều. Trung bình mỗi ngày một ngời lớn chỉ có đợc khẩu phần ăn khoảng 1.000 calori. Trong khi đó, giá cả lại tăng vọt. Nếu lấy chỉ số giá cả của năm 1945 là 100 thì năm 1946 tăng lên tới 515, năm 1947 là 1.655, năm 1948: 4.857 và năm 1949 là 7.889, nghĩa là chỉ trong 4 năm đã tăng gần 80 lần [27, tr. 108]. Vì thế, cuộc

sống của ngời dân hết sức thiếu thốn, đói kém bao trùm lên mỗi nhà. Nhìn chung tình hình Nhật Bản những năm sau chiến tranh hết sức khó khăn. Nhật Bản phải dựa vào Mỹ, nhng cũng chính nhờ sự đầu t, giúp đỡ của Mỹ, cùng với những cải cách kịp thời, nền kinh tế Nhật Bản từng bớc đợc phục hồi.

Từ cuối những năm 1950 trở đi, kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, đợc thế giới gọi là giai đoạn phát triển “thần kỳ”. Trung bình mỗi năm kinh tế tăng trởng 10%. Và ngời ta cho rằng, một trong những yếu tố tạo nên sự thành công này là nhờ công cuộc cải cách sau 1945, đặc biệt là cải cách giáo dục. Nhng cũng từ sự thành công ấy đòi hỏi giáo dục phải có những thay đổi kịp thời nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lợng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

Sau một thời gian thành công rực rỡ, đến năm 1973 với cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới đã ảnh hởng một cách trực tiếp đến Nhật Bản. Nền kinh tế bớc vào giai đoạn phát triển trung bình, tăng trởng bình quân hàng năm chỉ đạt 4%.

Nhất là từ lúc nền kinh tế “bong bóng” sụp đổ, Nhật Bản bị chìm sâu vào khủng hoảng kéo dài cho đến tận ngày nay. Theo thống kê từ năm 1991 đến 2001, tốc độ tăng trởng kinh tế nhiều năm chỉ đạt dới 1%. Tốc độ tăng tr- ởng kinh tế thực tế đã giảm từ 2,9% năm 1991 xuống còn 0,4% năm 1992 và 4 năm liền từ 1992 - 1995, mức tăng trởng trung bình chỉ đạt 0,6%. Mặc dù đã khôi phục lại đợc mức 2,9% năm 1996, song đến năm 1997 - do ảnh hởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á xuống - 0,5% [56, tr.6].

Hậu quả to lớn của sự sụp đổ nền kinh tế bong bóng và sự đình trệ của nền kinh tế kéo dài là tỷ lệ thất nghiệp lên cao. Theo thống kê công bố vào đầu thập niên 90 chỉ có 2%, năm 1995 khoảng 3,1%. Từ tháng 10/1997 là 3,5%. Tính đến năm 1998, tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản đã lên tới mức kỷ lục là 3,9%. Theo Tachibanaki (2001) thì trên thực tế tỷ lệ thất nghiệp lên đến 10% nếu kể cả số ngời mất việc nhng không tìm đợc việc nữa, đã thất bại nhiều lần trong những lần cố gắng tìm việc từ trớc [56, tr.8]. Nền kinh tế Nhật Bản những năm gần đây vẫn trong tình trạng khủng hoảng đặc biệt là hiện nay

do ảnh hởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Nhật lại rơi vào tình trạng trầm trọng hơn.

Ngoài ra, một vấn đề nội tại nữa cũng ảnh hởng trực tiếp đến chính sách giáo dục, đó là sự già hoá về dân số. Trớc chiến tranh, tuổi thọ trung bình của ngời dân Nhật Bản là 50 tuổi, năm 1970, con số này đợc nâng lên khá cao: nam là 69,3; nữ là 74,7; năm 1980 tơng ứng là 73,4 và 78,8; năm 1992 là 76,1 và 82,2; năm 1994 là 76,6 và 83,0. Với mức tuổi thọ trung bình hiện nay, Nhật Bản là quốc gia có chỉ số tuổi thọ cao nhất thế giới.

Cùng với sự kéo dài tuổi thọ trong dân c, số lợng và tỷ lệ ngời già trong tổng dân số cũng tăng lên mạnh mẽ. Tỷ lệ phần trăm dân số có độ tuổi dới 14 đã giảm còn khoảng 20% trong những năm gần đây. Mặt khác, tỷ lệ phần trăm của những ngời thuộc nhóm già hơn đang tăng lên nhanh chóng. Năm 1950, số ngời ở độ tuổi 65 trở lên chiếm 4,95% dân số; năm 1980 là 9,05% và năm 1995 là 14,5%. Theo điều tra của Bộ nội vụ Nhật Bản, năm 2007 có 26,82 triệu ngời già, chiếm 21% tổng dân số [59]. Với tốc độ tăng lên mạnh mẽ nh vậy, dự đoán đến năm 2020 số ngời cao tuổi sẽ chiếm 25% dân số Nhật Bản. Sự tăng lên nhanh chóng của tuổi thọ trung bình và tỷ lệ ngời già trong dân số Nhật Bản cho thấy Nhật Bản là một quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.

Hiện tợng già hoá dân c ở Nhật Bản cũng nh ở các quốc gia khác phản ánh xu hớng phổ biến của xã hội phát triển, là một trong những vấn đề nan giải, làm thay đổi cơ cấu dân số và nảy sinh hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội, trong đó có việc đảm bảo cuộc sống cho số ngời già ngày một tăng.

Xu hớng già hoá dân số ở Nhật Bản đã và đang làm thay đổi cơ cấu và chất lợng lao động. Tỷ lệ ngời già trong lực lợng lao động tăng dần qua từng năm. Tỷ lệ ngời có việc làm ở độ tuổi 40 trở lên tăng từ 37,5% vào năm 1950 lên 42,6% năm 1970 và 58,7% vào năm 1995. Hơn nữa, do tỷ lệ sinh giảm, đã làm giảm tốc độ bổ sung lao động trẻ cho các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.

Dân số ít đi và già hơn có nghĩa là hoạt động kinh doanh thu hẹp lại, lực lợng lao động ít hơn, giá cả sức lao động tăng cao, ảnh hởng đến đầu t phát triển sản xuất, số tiền tiết kiệm và số tiền dành cho đầu t cũng co lại nhờng chỗ cho các khoản chi phí cho phúc lợi, hu trí và chăm sóc ngời già.

Dân số và lực lợng lao động già đi cũng khiến cho chế độ làm việc suốt đời và tăng lơng dựa vào thâm niên của các công ty Nhật Bản cũng thêm rắc rối và cần phải sửa đổi, do các công ty không thể chịu đựng đợc chi phí lao động ngày càng tăng, và do yêu cầu của một cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới, cũng nh môi trờng kinh doanh có tính chất quốc tế và cạnh tranh hơn đòi hỏi phải tuyển thêm và đãi ngộ tốt hơn cho lực lợng lao động trẻ năng động và sáng tạo ngày càng ít đi. Đó là cha kể việc già hoá dân số và lực lợng lao động còn dẫn tới nguy cơ các phát minh sáng tạo cũng ít đi. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có những chính sách phù hợp, đào tạo ra một lực lợng lao động trẻ, chất lợng cao. Một mặt sung vào lực lợng lao động, mặt khác góp phần khôi phục lại sự phát triển của kinh tế.

Hơn nữa, sang đầu thập niên 90, nền kinh tế của các nớc phát triển bắt đầu chuyển mạnh từ trạng thái “cứng” sang “mềm”, thời đại cơ khí chuyển sang thời đại tin học, viễn thông, nền kinh tế dựa vào trí tuệ con ngời là chính chứ không phải là vào thế mạnh tài nguyên và nguồn nhân công rẻ nữa. Xu thế này càng đặt ra nhiệm vụ hết sức to lớn cho nền giáo dục, nếu không Nhật Bản sẽ tụt hậu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946 2007) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w