Đờng lối giáo dục

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946 2007) (Trang 38 - 56)

Đó là sự chuyển đổi từ một nền sản xuất dựa vào tài nguyên, lao động là chính sang một nền sản xuất dựa vào trí tuệ con ngời là chính.

2.1.Đờng lối giáo dục

Mặc dù, sự vận động, phát triển của nền giáo dục Nhật Bản là liên tục. Song sự phát triển đó, luôn luôn thay đổi và chuyển mình nhằm đáp ứng yêu cầu của lịch sử dân tộc và sự phát triển của thời đại. Nói cách khác, nền giáo dục Nhật Bản một mặt phát huy những nét truyền thống tốt đẹp của lịch sử dân tộc, mặt khác luôn luôn có sự thay đổi, cải cách, tiếp thu những tinh hoa

văn hóa của nhân loại. Vì thế, đờng lối giáo dục ở mỗi thời kỳ cũng khác nhau, nó chịu sự chi phối của các nhân tố nêu trên.

* Thời kỳ: từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai - đầu những năm 60

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản khủng hoảng về mọi mặt, nền kinh tế trở nên điêu tàn. Có lẽ trong lịch sử nớc mình, Nhật Bản cha bao giờ rơi vào hoàn cảnh bi quan đến nh vậy. Hàng trăm ngàn lính Mỹ dới danh nghĩa quân Đồng minh kéo vào chiếm đóng nớc Nhật. Lần đầu tiên kể từ ngày lập quốc, Nhật Bản bị mất quyền độc lập. Thêm vào đó là nhiều vấn đề xã hội phức tạp luôn luôn rình rập nh thất nghiệp…

Tình trạng khó khăn tơng tự cũng đặt ra cho ngành giáo dục. Hầu hết hệ thống trờng học Nhật Bản đã bị phá hủy trong chiến tranh. Tổng số trờng bị thiêu cháy là 3.556 trờng các loại.

Những khó khăn về vật chất hết sức trầm trọng. Mặt khác, sau công cuộc Duy tân Minh Trị, nền giáo dục hiện đại theo mô hình phơng Tây đã đợc thiết lập ở Nhật Bản, nhng đây là lúc quyền lực của giới võ sĩ chuyển hoàn toàn cho triều đình phong kiến, đứng đầu là Thiên hoàng Minh Trị, nên giáo dục Nhật Bản tiếp tục bị chi phối bởi những yếu tố cũ, khiến cho nó không còn phù hợp với bối cảnh thế giới sau chiến tranh nói chung và chính quyền chiếm đóng nói riêng. Đặc biệt, những t tởng nh trung quân, ái quốc, dân tộc chủ nghĩa cực đoan…đợc giáo dục, tuyên truyền trong các trờng học và nhân dân Nhật Bản cùng với xu hớng quân phiệt hóa của những năm 30 là một trong những nguyên nhân đẩy nớc này vào con đờng chiến tranh xâm lợc và những chiến dịch quân sự mù quáng ở nớc ngoài. Vì vậy, việc cải tổ toàn diện nền giáo dục đã trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội Nhật Bản trong đó đờng lối giáo dục đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Ngay từ cuối tháng 8/1945, những d luận về việc tiến hành cải cách giáo dục cùng với việc tái thiết chế đất nớc đã nhanh chóng lan ra trong Nhật Bản. Trong khi đó, d luận xã hội cho rằng, nguyên nhân thất bại của ngời Nhật Bản lúc này một phần đáng kể là do sự “chậm trễ của khoa học” Nhật Bản. Nói cách khác là ngời Nhật Bản đã “thất bại bởi khoa học”. Vì vậy, Bộ

Giáo dục đã phải nhanh chóng đối phó với d luận này. Đến cuối tháng 10/1945, Ban cải cách giáo dục công dân thuộc Bộ Giáo dục đợc thành lập nhằm xây dựng chơng trình giáo dục công dân với t cách là “nền tảng của nền giáo dục mới”. Ngoài ra, việc cải cách giáo dục thể chất cũng đợc chú ý.

Ngày 4/12/1946, Nội các Nhật Bản công bố cơng lĩnh cải cách giáo dục nữ mà phơng châm là tìm mọi cách để khẳng định sự bình đẳng về nội dung giáo dục giữa nam và nữ. Đây là một vấn đề cha đợc giải quyết sau Minh Trị duy tân.

Về phơng châm giáo dục mới, đợc đề cập đến trong bài phát biểu của Bộ trởng giáo dục ngày 15/9/1945: “Phơng châm giáo dục trong công cuộc xây dựng nớc Nhật mới”, trong đó một mặt nhấn mạnh tới việc “cố gắng duy trì quốc thể” (vai trò của Thiên hoàng), nhng mặt khác, Bộ trởng cho rằng mỗi ngời phải có trách nhiệm trong việc xây dựng một quốc gia hòa bình và loại bỏ những màu sắc của chủ nghĩa quân phiệt, phải có tiêu chuẩn chung về trí, đức và rèn luyện t duy khoa học, đối với giáo chức sẽ phải tiến hành đào tạo lại…

Đạo luật giáo dục đợc ban hành tháng 3/1947 khác hẳn với chế độ giáo dục trớc đó một cách toàn diện về mục đích và phơng châm giáo dục.

Mục đích giáo dục: đào tạo nhân cách những con ngời của xã hội Nhật Bản, dân chủ, yêu chuộng chân lý, chính nghĩa bảo vệ giá trị nhân đạo, tôn trọng lao động, có trách nhiệm đào tạo lớp ngời có tinh thần tự chủ.

Phơng châm: trong mọi hoàn cảnh bằng mọi cách thực hiện cho đợc mục đích giáo dục đã nêu và để đạt đợc mục đích đó cần phải triệt để tôn trọng tự do học vấn, phát triển tinh thần sáng tạo phù hợp với đời sống thực tế, đào tạo nên đức tính khiêm tốn, thân ái hợp tác và sẵn sàng góp công vào việc xây dựng phát triển nền giáo dục quốc gia [1, tr.203].

Tuy nhiên, những cố gắng của Chính phủ, Bộ Giáo dục và nhân dân Nhật Bản nhằm tiến tới một nền giáo dục mới trong bối cảnh chiến tranh vừa kết thúc thật không đơn giản. Đó là thời điểm hỗn loạn trên mọi lĩnh vực cùng những khó khăn chồng chất. Chính sự can thiệp từ bên ngoài, hay nói đúng

hơn là do sức ép từ phía lực lợng chiếm đóng đã thúc đẩy quá trình cải cách của Nhật Bản diễn ra nhanh chóng và triệt để.

Theo Tuyên bố Potdam thì quân Mỹ với t cách quân Đồng minh vào chiếm đóng Nhật Bản từ cuối tháng 8/1945 đến tháng 4/1952. Việc điều hành nớc Nhật nằm trong tay Tổng t lệnh tối cao các lực lợng Đồng minh (GHQ) - tớng Douglas Mac Arthur. Quyền lực của ông ta với nớc Nhật là tuyệt đối, dới sự chỉ huy của chính phủ Mỹ và thông qua vai trò trung gian của bộ máy chính phủ Nhật Bản để thực thi chính sách của mình.

Sau khi lên nắm quyền, Mac Arthur công bố Báo cáo về chính sách đầu tiên của Mỹ đối với Nhật, bao gồm hai mục tiêu chủ yếu là xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và dân chủ hóa nớc này. Ngày 11/10/1945, Arthur lại chỉ thị cho Thủ tớng Nhật Bản Shindehara thực thi 5 cải cách cơ bản gồm:

1. Thực hiện quyền bầu cử của phụ nữ

2. Khuyến khích việc thành lập các tổ chức của ngời lao động 3. Tự do hóa giáo dục

4. Xóa bỏ chính quyền chuyên chế 5. Dân chủ hoá các cơ quan kinh tế.

Nh vậy, có thể thấy đợc trong những nội dung cải cách do chính quyền Mỹ triển khai, chỉ có thể chia làm 3 loại: cải cách về chính trị, cải cách kinh tế và cải cách văn hóa - xã hội. Về giáo dục, Mac Arthur cho rằng cần đa vào Nhật Bản nền giáo dục theo kiểu Mỹ.

Vì vậy, ngay từ tháng 9/1945, ông ta đã yêu cầu chính phủ Mỹ cử một phái đoàn giáo dục sang Nhật Bản nghiên cứu tình hình giáo dục nớc này để giúp Mac Arthur trong việc cải cách. Sau một tháng, phái đoàn giáo dục Mỹ do Hiệu trởng trờng Đại học Tổng hợp Illiois làm trởng đoàn đã chuyển tới Mac Arthur bản báo cáo với những nhiệm vụ cải cách sau:

1. Mục tiêu của giáo dục nhằm đạt đợc sự phát triển cá tính, tôn trọng cá nhân, đào tạo học sinh thành những công dân dân chủ, thành viên của xã hội dân chủ.

2. Tiến tới sự tự do rộng rãi cho cả giáo viên và học sinh. Đối với giáo viên phải dành cho họ quyền tự do lựa chọn trong giảng dạy, biên soạn giáo trình, thiết kế chơng trình. Học sinh phải đợc giải phóng khỏi “địa ngục thi cử”, nhồi nhét kiến thức. Chơng trình phải đợc đa dạng hóa, loại bỏ chế độ kiểm duyệt sách giáo khoa. Viết lại các sách giáo khoa Địa lý, Lịch sử, mở thêm môn khoa học xã hội cho trờng trung học bậc thấp.

3. Về quản lý giáo dục, phải xóa bỏ độc quyền của Bộ Giáo dục. Bỏ chế độ độc lập chức quan riêng phụ trách giáo dục ở các địa phơng. Đồng thời, công nhận quyền hạn, trách nhiệm trong công tác quản lý giáo dục của chính quyền địa phơng. Lập Hội đồng giáo dục bằng bầu cử trực tiếp ở các phủ, huyện để phụ trách công tác giáo dục sơ và trung cấp.

4. áp dụng nguyên tắc bình đẳng về cơ hội giáo dục. Để thực hiện đợc nguyên tắc này phải chuyển cơ cấu đa tuyến (chia hệ thống giáo dục thành quá nhiều loại trờng), thành cơ cấu đơn tuyến (liên thông ít loại trờng) và thực hiện giáo dục nghĩa vụ 9 năm không mất tiền, tiến hành việc học chung nam nữ. Thực hiện chế độ 6 - 3 - 3 - 4 (6 năm tiểu học, 3 năm trung học bậc thấp, 3 năm trung học bậc cao và 4 năm đại học).

5. Khơi gợi việc coi trọng giáo dục của trẻ em, loại bỏ chủ nghĩa bình quân tuyệt đối trong phơng pháp giáo dục, đào tạo lại giáo viên, coi trọng việc đào tạo phù hợp với trình độ đảm nhận của họ nghĩa là phải thay đổi chế độ giáo dục s phạm, áp dụng chế độ đào tạo giáo viên theo hệ 4 năm. Tăng tính chuyên môn cho các chuyên viên trong bộ máy hành chính giáo dục.

6. Đối với giáo dục ngời lớn, cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập kế hoạch giáo dục ngời lớn một cách rộng rãi, mở thêm trờng, chú trọng giáo dục bằng th viện, bảo tàng và các phơng pháp giáo dục khác.

7. Về giáo dục đại học, cải tổ đại học theo phơng châm tất cả thanh niên nam nữ có khả năng đều đợc theo học. Phê phán tính độc quyền của Đại học Hoàng gia. Mở trờng đại học cho nữ giới. Đặt tiêu chuẩn tính độc lập tự trị của đại học và Hội đồng giáo s [27, tr.121].

Nh vậy, những t tởng cơ bản của việc xây dựng hệ thống giáo dục mới đã đợc làm sáng tỏ trong Báo cáo của phái đoàn giáo dục Mỹ. Trên cơ sở những đề nghị này, ngày 10/8/1946, Chính phủ Nhật Bản quyết định thành lập “Hội đồng cải cách giáo dục” trực thuộc Bộ Giáo dục để triển khai kế hoạch cải cách.

Công việc đầu tiên của Hội đồng cải cách là tiến hành soạn thảo Luật giáo dục. Sau khi Chiến tranh kết thúc, Giáo dục sắc ngữ (1890) đã không còn phù hợp nữa. Nhng đây là một vấn đề rất nhạy cảm vì nó liên quan đến vai trò của Thiên hoàng. Vì vậy, vấn đề cải cách giáo dục có liên quan chặt chẽ tới Hiến pháp. Chỉ có sự khẳng định bằng Hiến pháp mới tránh đợc những tranh cãi xung quanh vấn đề này. Với thái độ kiên quyết, ngày 11/10/1945, Mac Arthur ra chỉ thị cho Nội các Nhật Bản phải sửa đổi sang dự thảo Hiến pháp mới không khác lắm so với Hiến pháp 1889, đặc biệt là trong dự thảo vẫn giữ nguyên vai trò của Thiên hoàng. Sau khi thẳng thắn bác bỏ, Mac Arthur đã sử dụng nhóm luật gia của GHQ hoàn thành bản dự thảo mới và bản dự thảo đợc chuyển đến cho Nội các Nhật Bản vào ngày 13/2/1946 với nội dung khác hẳn bản dự thảo trớc, đặc biệt là vị trí, vai trò và quyền hạn của Thiên hoàng. Ngày 6/3/1946, Nghị viện Nhật Bản thông qua bản Hiến pháp do Mac Arthur chỉ đạo soạn thảo với một cái tên đơn giản: Hiến pháp Nhật Bản, đợc Thiên hoàng công bố ngày 3/11/1946 và có hiệu lực kể từ ngày 3/5/1947. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều quan trọng nhất thể hiện trong Hiến pháp 1946 là tính dân chủ và việc phủ nhận vĩnh viễn chiến tranh. Vì vậy, bản Hiến pháp còn có tên gọi là Hiến pháp hòa bình.

Về vấn đề giáo dục đợc đề cập trực tiếp trong 2 điều khoản của chơng III: “Nghĩa vụ và quyền lợi của nhân dân”. Đó là những điều khoản không có trong Hiến pháp 1889, bao gồm: “Nhà nớc đảm bảo tự do giáo dục” (Điều 23) và “mọi công dân đều có quyền đợc hởng một nền giáo dục nh nhau, tùy theo khả năng của mình, phù hợp với những quy định của Luật pháp. Tất cả công dân phải có nghĩa vụ chăm sóc trẻ em và cho chúng đến trờng, giáo dục đợc miễn phí” [27, tr.125].

Dựa trên tinh thần cơ bản của bản Hiến pháp mới, Hội đồng cải cách giáo dục nói riêng và những ngời có trách nhiệm ở Nhật Bản nói chung đã bắt đầu ngay việc tiến hành cải cách toàn diện nền giáo dục mà trớc tiên là vạch ra “Luật giáo dục cơ bản”.

Ngày 31/3/1947, Luật giáo dục cơ bản chính thức đợc công bố. Bộ luật bao gồm: Lời nói đầu và 11 điều khoản. Những ý tởng cơ bản của hệ thống giáo dục mới đợc ghi trong Lời nói đầu của bộ luật:

“Khi thiết lập hiến pháp cơ bản của nớc Nhật, chúng ta đã chứng tỏ quyết tâm của chúng ta góp phần vào hòa bình của thế giới và hạnh phúc của nhân loại bằng cách xây dựng một quốc gia dân chủ và văn hóa. Việc thực hiện lý tởng này sẽ tùy thuộc chủ yếu vào quyền lực của giáo dục. Chúng ta quý trọng phẩm giá cá nhân và cố gắng nâng cao trình độ quốc dân yêu chân lý và hòa bình trong khi giáo dục nhằm đến sự sáng tạo nền văn hóa chung và giàu cá tính, sẽ đợc phổ biến xa và rộng khắp. Tại đây chúng ta ban hành đạo luật này phù hợp với tinh thần của Hiến pháp Nhật Bản nhằm làm sáng tỏ mục đích của giáo dục và thiết lập những cơ sở giáo dục cho nớc Nhật mới” [27,126].

Về nội dung bao gồm những vấn đề chủ yếu sau:

1. Mục đích của giáo dục nhằm hoàn thiện nhân cách, đào tạo những con ngời xây dựng quốc gia hòa bình, yêu chân lý, chính nghĩa, coi trọng giá trị cá nhân, tôn trọng lao động, trong sáng về tâm hồn, mạnh khoẻ về thể chất.

2. Để đạt đợc mục đích ấy thì vấn đề tự do học vấn phải đợc tôn trọng. Khuyến khích sự sáng tạo, tinh thần hòa đồng, đoàn kết xây dựng quốc gia.

3. Để đảm bảo việc phổ cập hóa giáo dục phải đa lại cơ hội giáo dục nh nhau cho mọi công dân tơng ứng với năng lực của họ và xác nhận một cách cụ thể hơn điều khoản trong Hiến pháp không đợc phân biệt dòng dõi, tín ngỡng, giới tính, giai cấp xã hội, địa vị kinh tế trong giáo dục.

4. Về giáo dục nghĩa vụ, khẳng định mọi công dân không phân biệt nam, nữ có nghĩa vụ đi học 9 năm theo chơng trình giáo dục của quốc gia. Các trờng quốc lập và công lập không thu học phí trong những năm học này.

5. Về việc nam nữ giúp đỡ nhau cùng học tập.

6. Về hệ thống trờng lớp: pháp luật thừa nhận tất cả các trờng học công cộng đợc tổ chức một cách hợp pháp. Ngoài trờng quốc lập, công lập, các đoàn thể hoặc t nhân đủ t cách pháp lý đều có thể lập trờng học t. Giáo viên là những ngời phụng sự cho quần chúng nên phải nỗ lực thực hiện nghĩa vụ của mình. Đồng thời, nhà nớc và xã hội cũng phải tôn trọng họ, phải đối xử với họ một cách thích đáng trên mọi phơng diện.

7. Nhà nớc và các tổ chức xã hội ở các địa phơng cần phải khuyến khích giáo dục ngoài học đờng bằng việc mở rộng hệ thống th viện, bảo tàng, nhà văn hóa, đáp ứng cho mọi tầng lớp nhân dân.

8. Bộ luật đề cập đến vấn đề giáo dục chính trị và giáo dục tôn giáo, quy định trờng học không là nơi tuyên truyền t tởng ủng hộ hay chống đối các chính đảng, không đợc tuyên truyền hoặc tổ chức hoạt động tôn giáo.

Hình 2.1: Tổ chức quản lý giáo dục

Bộ Giáo dục Hướng dẫn, Người dân địa phương tư vấn

Lãnh đạo địa phương Hội đồng địa phư ơng

Uỷ ban giáo dục Chỉ định

Người quản lý các trường công lập

Tư vấn của các trư ờng công lập

Hiệu trưởng

Giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên thường

Đồng ý Hướng dẫn, tư vấn Yêu cầu hành động Khuyến nghị Chỉ định

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946 2007) (Trang 38 - 56)