Hạn chế, thiếu sót

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946 2007) (Trang 102 - 106)

Đó là sự chuyển đổi từ một nền sản xuất dựa vào tài nguyên, lao động là chính sang một nền sản xuất dựa vào trí tuệ con ngời là chính.

3.1.2. Hạn chế, thiếu sót

Sau thất bại và sai lầm trong thế chiến hai, nớc Nhật đã phải làm lại tất cả bằng cách tiến hành một loạt cải cách về kinh tế, chính trị trong đó giáo dục là một trong những lĩnh vực thành công nhất.

Theo phơng châm và chỉ thị cứng rắn của quân đội chiếm đóng, Nhật Bản đã tiến hành cải cách giáo dục trên cơ sở hai đạo luật: “Luật giáo dục cơ bản” và luật “Giáo dục học đờng” ban hành tháng 3 năm 1947, với mục đích: “Giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách, làm cho nhân dân lành mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất, tràn đầy tinh thần tự chủ, trong trách nhiệm lao động, tôn trọng giá trị cá nhân, yêu chính nghĩa và chân lý, với t cách là những ngời xây dựng xã hội và quốc gia hoà bình”.

Từ đó đến nay mặc dù gặp không ít những khó khăn trong quá trình thực thi chính sách giáo dục nhng nhờ có sự ủng hộ nhiệt tình và tinh thần cống hiến tận tâm của mọi thành viên trong xã hội, nền giáo dục Nhật Bản đã tiến vững chắc từ năm này qua năm khác cùng với những biến đổi về kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, nó không phải là không bộc lộ những khiếm khuyết. Sau cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai, nền giáo dục Nhật Bản mang nhiều yếu tố Mỹ và hiện nay dù đã có những cải cách nhất định nhng hình hài của nền giáo dục ấy vẫn đợc tiếp tục một cách căn bản. Một mặt đã đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực chất lợng cao, góp phần vào sự phát triển thần kỳ của nớc Nhật, hoàn thành trọn vẹn khẩu hiệu đề ra từ thời Minh Trị “học tập phơng Tây, đuổi kịp phơng Tây, đi vợt phơng Tây”. Nhng mặt khác, đã bộc lộ những yếu tố không phù hợp với điều kiện mới của xã hội Nhật Bản.

Hơn nữa, yêu cầu của xã hội đối với nguồn nhân lực có học vấn mở rộng cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng những năm sau chiến tranh. Đặc biệt sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và xã hội Nhật Bản hiện nay đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lợng ngày càng cao. Khoảng cách giữa trình độ tay

nghề với công việc họ đang đảm nhận ngày càng cách biệt. Vì vậy, cần phải kết hợp đào tạo nghề nghiệp một cách thích hợp với việc giáo dục có chất l- ợng.

Hệ thống giáo dục 6 - 3 - 3 - 4 trở nên cứng nhắc trớc nhu cầu của xã hội công nghiệp hoá cao. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong cơ cấu, nội dung của giáo dục trung học.

Việc Nhật Bản liên tục phải triển khai cải cách giáo dục, một mặt nó phản ánh mong muốn của ngời Nhật có đợc nền giáo dục hiệu quả, đáp ứng nhu cầu biến đổi của thời đại, nhng mặt khác là thể hiện khiếm khuyết này. Chẳng hạn, các học giả Nhật và Mỹ đều cho rằng một trong những nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là do chế độ giáo dục của Nhật Bản. Vì vậy, không chỉ về nội dung giảng dạy mà toàn bộ hệ thống giáo dục từ tiểu học đến đại học đã phải tổ chức lại.

Hiện tại, nhiều ngời nớc ngoài đánh giá cao nền giáo dục của Nhật Bản nhng phần đông ngời Nhật lại không hài lòng về hệ thống giáo dục hiện hành. Trên thực tế nền giáo dục Nhật Bản đang đối mặt với một loạt vấn đề nan giải. Chơng trình giảng dạy còn nặng nề. Những kiến thức đa ra chỉ thích hợp với mô hình đào tạo những ngời giỏi về tuân thủ, biết vâng lời. Phơng pháp giảng dạy giáo điều, không đào tạo ra những con ngời có t duy sáng tạo.

Kỹ năng học thuộc và nhớ vẫn chi phối quá trình học tập của học sinh để vợt qua những kỳ thi khắc nghiệt trong toàn bộ quảng đời đi học. Lấy đề thi vào trờng Đại học Meiji năm 1991, môn lịch sử thế giới làm ví dụ (xem Phụ lục).

Vì đa số học sinh muốn theo đuổi đến cùng việc học hành nên hệ thống trờng trung học dạy nghề bị xã hội đánh giá thấp. Từ đó, số học sinh ở trờng này rất ít mà phần lớn vẫn học ở trờng học phổ thông để có điều kiện thi đại học. Hơn nữa, các công ty cũng muốn nhân viên trong công ty phải trải qua chơng trình phổ thông. Sau đó họ đào tạo lại cho phù hợp với thực tế cũng nh tập quán của công ty.

Đối với hệ thống đại học, Nhật Bản có hơn 1000 trờng học và cao đẳng, tăng rất nhanh kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhng chất lợng không

thật đảm bảo. Nhiều trờng quá thiên về giáo dục đại trà, các phơng tiện giáo dục nghèo nàn. Đặc biệt, các trờng dân lập nói chung, học phí cao nhng không đáp ứng tiêu chuẩn về tài liệu, tỷ lệ giáo viên/ sinh viên…

Trải qua thời Minh Trị đến những năm sau này, thang giá trị trong xã hội Nhật Bản đã đợc xác định. Xã hội đánh giá sự thành đạt của mỗi cá nhân thông qua trình độ học vấn chứ không phải nguồn gốc xuất thân. Hơn nữa cuộc đời của mỗi ngời có trở nên tối u hay không còn phụ thuộc nặng nề vào trờng đại học mà anh ta theo đuổi nữa. Chẳng hạn, quá nửa số Thủ tớng Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay là sản phẩm của trờng Đại học Tổng hợp Tokyo cùng với 4/5 công chức cao cấp của nhà nớc và toàn bộ điều hành viên chóp bu của các công ty [55, tr.119 - 120].

Vì thế, tốt nghiệp một trờng đại học không phải là sự bảo đảm để đi đến đỉnh cao mà vấn đề cực kỳ quan trọng là anh tốt nghiệp trờng nào. Từ đó đã lôi cuốn giới thanh niên vào cuộc chạy đua thi đỗ vào trờng đại học danh tiếng. Để đạt đợc mục tiêu này, nhiều thí sinh đã phải đi thi, thi lại và nó trở thành một thực tế xã hội mà bất cứ ngời Nhật nào cũng biết về từ “Ronin” để chỉ những thí sinh cha thi đỗ. Vì vậy, có ngời nói rằng, hệ thống trờng đại học của Nhật Bản không phải là 6 - 3 - 3 - 4 mà là 6 - 3 - 3 - X - 4. Hơn nữa, muốn vào đợc trờng đại học danh tiếng thì trớc hết phải tốt nghiệp một trờng trung học tốt, muốn vào một trờng trung học tốt phải bắt đầu từ một trờng tiểu học tốt. Vì vậy, nhiều gia đình đã bỏ một số tiền khổng lồ cho con mình luyện thi trong vài ba tuần để vào đợc một trờng mẫu giáo chất lợng cao.

“Địa ngục thi cử” đã trở thành sức ép lên toàn xã hội Nhật Bản. Từ đó xuất hiện hệ thống trờng luyện thi cho mọi cấp học. Học sinh, đặc biệt là học sinh trung học phải dành quá nhiều thời gian cho công việc này. Bởi vì, muốn vào đợc một trờng đại học quốc lập danh tiếng, thí sinh phải trải qua hai kỳ thi. Kỳ thi thứ nhất là thi tiêu chuẩn đợc tổ chức đồng thời trên toàn nớc Nhật trong một ngày để loại bỏ các thí sinh kém. Kỳ thi thứ hai đợc tổ chức tại tr- ờng đại học mà thí sinh muốn thi vào. Kỳ thi này kéo dài từ 2 - 3 ngày và có thể gồm 8 môn khác nhau.

Nhìn chung các đề thi trắc nghiệm nên chủ yếu đòi hỏi ở thí sinh phải nhớ càng nhiều càng tốt. Vì vậy, trong xã hội Nhật Bản phổ biến câu nói rằng: bất kỳ thí sinh nào ngủ hơn 4 tiếng một đêm trong những tháng trớc địa ngục thi cử thì chắc chắn sẽ rớt. Cho nên, trong những năm gần đây một số chuyển sang câu hỏi dạng bài luận, đòi hỏi sự sáng tạo, t duy nhiều hơn của học sinh.

“Địa ngục thi cử” còn đa học sinh Nhật Bản đến một hiện tợng khác là Yugami, làm méo mó sự phát triển của trẻ em. Nó trở thành vấn đề xã hội từ những năm 70 do nhiều nguyên nhân. Trong đó một phần là do tình trạng quá căng thẳng về thể chất và tinh thần. Số trẻ em mất khả năng tự điều hoà hoặc rối loạn tâm lý nh đau đầu, ngáp vặt, cáu bẳn hay chán nản tăng lên. Từ đó, còn làm nảy sinh tình trạng sa sút về đạo đức: sợ đi học, trốn học, bắt nạn bạn, thậm chí là những hành vi bạo lực trong trờng học, trộm cắp, mại dâm, sử dụng chất kích thích…

Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác nh chi phí của các gia đình cho nhu cầu giáo dục quá nhiều. Điều này cũng gây nên sự bất bình đẳng trong giáo dục. Những gia đình có thu nhập thấp thờng phải chịu nhiều thiệt thòi. Do sự phát triển của xã hội, nên mỗi gia đình chỉ có 1 - 2 con. Vì vậy, cha mẹ thờng tập trung mọi khả năng tài chính cho việc đi học của con cái. Trong khi cha mẹ rất nuông chiều con thì lại mong nhà trờng thật nghiêm khắc trong việc giáo dục học sinh thì một số phản ứng lại, dẫn tới tình trạng không hoà hợp giữa nhà trờng, phụ huynh và học sinh.

Mặc khác, nớc Nhật đã giữ một vị trí tơng đối cao trong số các nớc có nền học vấn tiên tiến và Nhật Bản cũng đã trở thành một trong những cờng quốc kinh tế của thế giới. Vì vậy, Nhật Bản không thể tiếp tục đi theo con đ- ờng của hai cuộc cải cách trớc là học hỏi, tiếp thu kiến thức từ những nớc phát triển hơn mà Nhật Bản phải thành nơi “sản xuất và truyền phát những phát minh khoa học”.

Đặc biệt những thách thức rất lớn đang đặt ra cho giáo dục Nhật Bản d- ới tác động của quốc tế hoá và thông tin hoá. Nét đặc trng nổi bật của thời đại hiện nay là cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ với sự thích ứng nhanh

chóng của công nghệ cao, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò công cụ phổ biến để làm việc và giao lu. Qúa trình toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt nền kinh tế thế giới đang phát triển theo chiều hớng sang nền kinh tế tri thức.

Điều đó đặt cho giáo dục nhiệm vụ phải đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với các kỹ năng mới chứ không phải cung cấp cho họ tổng thể các kỹ năng để họ sử dụng suốt đời. Nghĩa là giáo dục phải giúp học sinh hình thành khả năng sẵn sàng tiếp thu độc lập và năng lực thích ứng với sự thay đổi.

Nhận thức đợc điều đó nên ngay từ những năm 60, những tranh luận về cải cách giáo dục đã diễn ra và hiện nay Nhật Bản đang tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba. Chúng ta hi vọng rằng, cải cách lần này sẽ đa nớc Nhật bớc sang một trang mới với những tiến triển mới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền giáo dục nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( 1946 2007) (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w