0
Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Dùng từ xung hô bộc lộ sắc thái, thái độ của vai giao tiếp.

Một phần của tài liệu TỪ XƯNG HÔ VÀ TƯƠNG TÁC CỦA CHÚNG QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO (Trang 44 -45 )

Khi tiếp nhận tác phẩm văn học, để nắm bắt đợc t tởng, tình cảm của các nhân vật, chúng ta có thể dựa vào lời nói của nhân vật qua giọng điệu, ngữ điệu, sự sắp xếp trật tự từ, cách sử dụng từ xng hô. Thật vậy ! Thông qua từ xng hô của nhân vật, độc giả ít nhiều đều có thể khám phá thế giới bên trong của họ. Thái độ nhân vật bộc lộ khá rõ qua từ xng hô. Nắm bắt đợc nguyên lý chung này, nhà văn Nam Cao đã khai thác những giá trị biểu hiện đợc của từ xng hô.

Thông qua sự đa dạng của từ xng hô, trong truyện ngắn của Nam Cao, chúng ta thấy thái độ của nhân vật cũng đợc thể hiện phong phú: tôn trọng, đề cao, lo âu, sợ sệt, cam chịu...

"- Lão làm bộ đấy ! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó (....) Lão bảo con chó nhà nào cứ đến vờn nhà lão....lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng lão với tôi uống rợu ".

[Lão Hạc, 7, Tr. 206]

Đoạn trích trên là lời của Binh T kể với ông giáo - nhân vật tôi về lão Hạc. Danh từ "lão" (có nghĩa là ngời già) đợc chuyển loại từ tính từ "lão" (có nghĩa là già). ở đây "lão" thuộc ngôi III số ít đợc Binh T dùng để chỉ lão Hạc với thái độ coi thờng, không tôn trọng. Binh T đang nghi ngờ nhân cách, phẩm chất của lão Hạc. Hắn cho rằng lão Hạc không hề tốt đẹp nh mọi ngời vẫn nghĩ, là một

kẻ đầu trộm đuôi cớp. Sắc thái biểu cảm này hoàn toàn khác khi dùng từ xng hô

"lão" để chỉ ngôi II.

Trong truyện Rửa hờn, khi bị Khóa Mẫn chơi xỏ, Lý Nhng rất tức giận, hầm hầm ra khỏi nhà. Vợ níu lại "ông đa nắm tay vào ngực bà, dúi mạnh một cái gần ngã ngửa:

- Về ngay ! còn đi theo ông, ông đấm chết ngay lập tức".

[Rửa hờn, 7, Tr.377]

Lý Nhng tự xng mình là "ông" vừa thể hiện thái độ trịch thợng, đề cao bản thân, vừa thể hiện thái độ tức tối, căm giận khi bị ông Khóa Mẫn chơi cho một vố đau.

Trong "Nhìn ngời ta sung sớng", bà cụ tỏ ý muốn cháu mình là Ngạn lấy cô Duyên làm vợ, bèn bảo:

" Con nên thơng bà mà thơng nó. Những lúc con đi vắng, khi bà váng mình sốt mẩy, chỉ một mình nó chăm sóc trông nom. Mấy đứa biết qúi ngời nh thế ấy. Nó tử tế với con thì con cũng nên lấy sự tự tế mà đền bù lại. Nó nhắc đến con luôn. Con thử nghĩ... Nó trông đợi con bao nhiêu năm rồi...."

[7, Tr. 408]

Cặp từ xng hô bà/cháu đợc sử dụng phổ biến trong giao tiếp giữa "bà" và

"cháu" 2 đối tợng có quan hệ huyết thống với nhau. Nhng ở đoạn thoại trên ngời bà

lại gọi cháu mình là "con" (từ thờng dùng khi bố mẹ gọi con mình hoặc con xng với bố mẹ) nhằm kéo quan hệ bà - cháu gần lại với nhau hơn thể hiện sự thân mật và sự mong mỏi của ngời bà là cháu làm theo ý mình: lấy cô Duyên làm vợ.

Trên đây chỉ là một số ví dụ tiêu biểu, trong truyện ngắn Nam Cao từ xng hô của nhân vật qua lời thoại biểu hiện rất nhiều sắc thái khác nhau. Đó là thái độ hách dịch, lộng quyền của tầng lớp quan lại địa chủ phong kiến đối với những ngời cố nông, đó là thái độ lo âu, sợ sệt, có chút gì đó cam chịu của ngời dân nghèo trớc những tên có vai vế trong làng xã; đó là thái độ gần gũi, thân mật, suồng sã của những đôi vợ chồng trẻ ở quê.

Một phần của tài liệu TỪ XƯNG HÔ VÀ TƯƠNG TÁC CỦA CHÚNG QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO (Trang 44 -45 )

×