Khái niệm cốt truyện:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thêm về giá trị của truyền kỳ mạn lục (nguyễn dữ) (Trang 42 - 43)

Cốt truyện là một yếu tố cơ bản thuộc phạm vi kết cấu của tác phẩm văn học (câu, đoạn, ẩn dụ, tổ chức trần thuật, hệ thống hình tợng, thể loại, cốt truyện, ). Cốt truyện là hình thức tổ chức sơ đẳng nhất của truyện. Nó là hệ…

thống sự kiện cụ thể - vừa phản ánh sự vận động của đời sống, vừa tạo nên sự vận động trong tác phẩm. Hệ thống sự kiện ấy xảy ra liên tiếp trong không gian và thời gian cho nhân vật và có ý nghĩa đối với tác giả, thể hiện những quan hệ, mâu thuẫn và quá trình nhất định của cuộc sống.

Cốt truyện nói chung bao gồm các thành phần chính: trình bày (chỉ ra trạng thái, quan hệ chuẩn bị vào truyện), thắt nút (chỉ ra sự gặp gỡ, xung đột tạo thành một quan hệ có khả năng phát triển tiếp), phát triển (chỉ ra mọi bớc thăng trầm của nhân vật và quan hệ của chúng theo nguyên tắc nhân quả, liên tục), phần cao trào (chỉ ra bớc phát triển cao nhất, tạo ra bớc ngoặt, hoặc sự đột phá), phần mở nút (xung đột đợc giải quyết, bớc ngoặt đợc thực hiện, câu chuyện không còn gì để phát triển nữa và tự chấm dứt), phần vĩ thanh (có thể có để trình bày viễn cảnh hoặc ý nghĩa câu chuyện ở một tơng quan nào đó). Nh vậy, cốt truyện thực chất là cái lõi diễn biến của truyện từ xảy ra cho đến kết thúc. Nhng cần lu ý, cốt truyện không nhất thiết khi nào cũng bao hàm đầy đủ, tách bạch các thành phần nói trên. Cấu trúc cốt truyện phụ thuộc vào quan hệ thẩm mỹ của tác giả đối với hiện thực.

Cốt truyện - dù là cốt truyện đơn giản nhất - thực hiện hai chức năng cơ bản: phơi bày các xung đột xã hội và thể hiện các số phận, tính cách con ngời. Việc xây dựng cốt truyện dựa trên hai loại xung đột. Xung đột cục bộ gắn liền với một biến động, một nguyên nhân cụ thể nào đó. Khi biến động và nguyên

nhân của nó đợc giải quyết thì xung đột cũng hết. Đó là xung đột trong truyện cổ tích, trong nhiều tác phẩm thời trung đại. Cốt truyện xây dựng trên cơ sở xung đột phổ biến thì chức năng của nó là bộc lộ xung đột, phạm vi của cốt truyện nhỏ hơn xung đột nên kết thúc câu chuyện thờng mang tính chất để ngỏ, sau kết thúc, hiện trạng mâu thuẫn không bị triệt tiêu. Phần lớn cốt truyện văn học thế kỷ XIX - XX đều mang tính chất đó.

Khái niệm cốt truyện đôi khi còn dùng để chỉ sự lặp lại thờng gặp ở một số mô típ hoặc tình huống cốt truyện. Các tác giả vay mợn chúng để làm sờn cho những cốt truyện mới. Kiểu vay mợn này xuất hiện trong văn học dân gian, văn học trung đại và cả văn học hiện đại. Dĩ nhiên các mô típ hay tình huống này không có vai trò quyết định đối với sự hình thành một cốt truyện cụ thể. Nhng cũng cần thấy rằng, sự vận dụng các mô típ, tình huống lặp lại cho phép tác giả có thể bộc lộ những suy nghĩ mới trên những tình huống truyền thống. Nét độc đáo của cốt truyện cùng nội dung mới sẽ xuất hiện.

Tóm lại, cốt truyện là "hệ thống sự kiện cụ thể đợc tổ chức theo yêu cầu t tởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức vận động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch"[16,70].

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thêm về giá trị của truyền kỳ mạn lục (nguyễn dữ) (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w