Các loại lời văn nghệ thuật của Truyền kỳ mạn lục:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thêm về giá trị của truyền kỳ mạn lục (nguyễn dữ) (Trang 75 - 78)

Lời văn nghệ thuật là một phơng diện quan trọng và cơ bản của thể loại truyện ngắn. Khi nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục rõ ràng không thể không nói đến đặc điểm lời văn nghệ thuật của tác phẩm. Thể loại truyện truyền kỳ dùng văn xuôi để kể, đến phần tả cảnh, tả ngời thì dùng văn biền ngẫu, khi nhân vật bộc lộ cảm xúc thì thờng làm thơ. Truyền kỳ mạn lục cũng kết hợp ba loại văn: tản văn, biền văn, vận văn.

Đây cũng là ảnh hởng rõ nhất của Truyền kỳ mạn lục với Tiễn đăng tân thoại - ảnh hởng bút pháp thể loại. Thủ pháp sáng tác xen khá nhiều văn vần vào giữa văn xuôi của Cù Hựu ảnh hởng rộng lớn, không chỉ có ở Trung Quốc

mà cả ở truyền kỳ của Việt Nam, của Nhật Bản, của Hàn Quốc (Kim Ngao tân thoại của Kim Thời Tập).

Truyền kỳ mạn lục dùng tản văn để kể chuyện. Văn phong của Nguyễn Dữ có những biểu hiện gần gũi với ngôn ngữ đời thờng. Đây là điều đáng chú ý. Tuy nhiên, về cơ bản ông vẫn giữ lối văn biền ngẫu, trần thuật xen nhiều thơ và thờng sử dụng điển tích, điển cố của ngôn ngữ tự sự trung đại. Đoạn văn miêu tả Từ Thức hồi hơng dới đây khá tiêu biểu cho lối văn phong này: ''Chàng đi chỉ thoắt chốc đã về đến nhà, thì thấy vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không nh trớc nữa, duy chỉ có những cảnh núi khe là vẫn không thay đổi sắc biếc màu xanh thủa nọ. Bèn đem tên họ mình hỏi thăm những ngời già cả thì thấy có ngời nói:

- Thuở bé tôi nghe nói ông cụ tam đại nhà tôi cũng cùng tên họ nh ông đi vào núi mất đến nay đã hơn 80 năm, nay đã là năm thứ năm niên hiệu Diên Ninh là đời ông vua thứ ba của triều Lê rồi.

Chàng bấy giờ mới hậm hực bùi ngùi; muốn lại lên xe mây để đi nhng xe đã hoá làm một con chim loan mà bay mất.'' [25,130].

Có những đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật, Nguyễn Dữ dùng văn biền ngẫu rất nhuần nhuyễn, ''đợc trau chuốt rất đẹp và êm ái''. Ví dụ: ''Thiếp sở dĩ n- ơng tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh ma tàn, sen rũ trong ao, liễu tàn trớc gió, khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nớc thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên dãy núi Vọng Phu kia nữa.''[25,207]. Đó là lời Vũ Thị Thiết phân trần với chồng.

Vận văn trong Truyền kỳ mạn lục chiếm dung lợng ít hơn so với Tiễn đăng tân thoại, và là những bài thơ, từ, phú do chính Nguyễn Dữ sáng tác, đợc không ít lời ngợi khen. Mời bài thơ Từ Thức đề trên bức bình phong trắng trong phòng Giáng Hơng đợc khen là ''kỳ lạ, có phong cốt của Lý Trích Tiên''. Đây là bài số II:

''Thu phong nhất dạ nguyệt man san, Liêm quyển hoàng hoa nhập ỷ lan. Tửu lực khốn nhân thi tứ khổ, Ngân hào tuý các bích lang can''.

Dịch:

''Một đêm gió thổi nguyệt đầy non, Rèm cuộn hoa vàng lọt cửa son. Rợu mệt mê say ngời nặng trĩu, Mợn đem bút trúc gửi thi hồn''.

Văn phong Truyền kỳ mạn lục là thứ văn đợc trau chuốt, thanh nhã, đem so sánh với tác phẩm nó chịu ảnh hởng là Tiễn đăng tân thoại thì khó nói đợc hơn thua.

Xét ở phơng diện cấu tạo lời văn nghệ thuật, Truyền kỳ mạn lục có lời gián tiếp (của ngời kể chuyện, ngời trần thuật - chính là tác giả, vì vậy có lời trần thuật của tác giả) và lời trực tiếp (của nhân vật - chủ yếu thể hiện qua lời đối thoại). Lời trần thuật của tác giả trong Truyền kỳ mạn lục đợc phân làm hai: lời trần thuật miêu tả câu chuyện và lời văn (lời bình) với hai t cách khác nhau. Một ngời làm ngời kể chuyện khách quan ''biết hết'', ''biết trớc'' và một ngời bình luận về mặt đạo đức hoặc nghệ thuật có quan điểm xác định. Lời đối thoại của nhân vật chủ yếu do tác giả nói thay, cha có sắc thái cá tính, nhng ít nhiều cũng đã khắc hoạ tính cách nhân vật, ví dụ: khi Nguyễn Dữ để cho các pho tợng Phật lẻn ra đồng bắt cá ăn, thởng thức hơng vị trần tục, lời đối thoại giữa hai pho t- ợng đã biểu hiện tính cách khá rõ:

"- Những con cá con ăn ngon lắm, nên ăn dè dặt mới lý thú, há chẳng hơn những thứ hơng hoa nhạt nhẽo họ thờng dâng cúng chúng mình ? Đáng tiếc là đến bây giờ, chúng mình mới đợc biết những vị ngon ấy!

Một ngời cời và nói:

- Chúng mình thật to đầu mà dại, bấy nay bị ngời đời chúng nó lừa dối, ai lại đem cái oản, một vài lẻ gạo để lấp cái bụng nặng nghìn cân mà đi giữ của cho chúng nó bao giờ. Nếu không có những buổi nh buổi hôm nay mà cứ trờng chay mãi nh trớc thì thật là một đời sống uổng."[25,175-176].

Nh vậy, lời văn nghệ thuật của Truyền kỳ mạn lục mang đặc điểm của lời văn nghệ thuật trong văn xuôi tự sự trung đại. So với Tiễn đăng tân thoại, lời văn của Truyền kỳ mạn lục có điểm mới: lời trần thuật của tác giả có thêm phần "lời bình" về mặt đạo đức hoặc nghệ thuật trong mỗi truyện. Đây là sự sáng tạo của Nguyễn Dữ, cho thấy ý thức sáng tác và ý thức về phê bình của nhà văn.

Phần tiếp theo, chúng tôi trình bày rõ hơn về vai trò, ý nghĩa của các loại lời văn nghệ thuật này trong Truyền kỳ mạn lục.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thêm về giá trị của truyền kỳ mạn lục (nguyễn dữ) (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w