Truyền kỳ là một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển của văn học Trung Quốc, vốn bắt nguồn từ truyện kể dân gian và sau đợc các nhà văn nâng cao, sử dụng những mô típ kỳ quái, hoang đờng lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế. Sự tham gia của yếu tố thần kỳ vào câu chuyện không phải là do những nhân vật có phép lạ kiểu nh Trời - Bụt - Tiên mà ngay ở hình thức "phi nhân…
tính" của nhân vật (ma quỷ, vật hoá ngời). Tuy trong truyện bao giờ cũng có nhân vật mang hình thức "phi nhân" nhng xét cho cùng cũng là sự cách điệu, phóng đại của tâm lý, tính cách một loại ngời nào đó.
Truyền kỳ đợc xem là hình thức truyện ngắn ban sơ của phơng Đông. Có nghĩa, truyền kỳ mang những đặc điểm cơ bản của thể loại truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn thời trung đại. Một đặc điểm nổi bật của truyện thời trung đại là chú trọng cốt truyện. Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm mang chức năng thuần tuý văn học, là sản phẩm sáng tạo độc đáo. Biểu hiện rõ nét
của sự sáng tạo đó là ở yếu tố cốt truyện. Cốt truyện của Truyền kỳ mạn lục
chịu ảnh hởng của cốt truyện truyện cổ tích và cốt truyện của Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu). Tuy nhiên, xét kỹ sẽ phát hiện ra rằng Nguyễn Dữ chỉ tiếp nhận gợi ý về khung cốt truyện hoặc một số mô típ, còn thì đều do ông vận dụng vốn sống và hiểu biết của mình để sáng tạo ra truyện mới.
Vậy, với sự h cấu đó, Nguyễn Dữ đã xây dựng các kiểu cốt truyện gì và đặc điểm của chúng nh thế nào?