Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện ngắn. Trong đó, có loại truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối hủ bại của giai cấp phong kiến trên đà suy thoái, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan nhũng lại, đồi phong bại tục; đồng tình với cảnh ngộ đau khổ của ngời dân lơng thiện bị chà đạp, hà hiếp; gián tiếp phản ánh sự phẫn nộ của quần chúng trớc những tệ lậu của xã hội phong kiến. Có loại truyện nói đến tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng. Có loại truyện nói về đời sống và lý tởng của kẻ sĩ, trong đó, nổi bật hơn cả là những truyện miêu tả cuộc sống của nho sĩ ẩn dật. Cốt truyện của 20 truyện ngắn này đợc xây dựng theo ba mô hình khác nhau:
1. Mô hình cốt truyện kiểu "kết thúc có hậu"(1). 2. Mô hình cốt truyện kiểu "kết thúc bi kịch"(2). 3. Mô hình cốt truyện mang tính chất luận thuyết(3).
Mỗi mô hình cốt truyện đợc tác giả xây dựng theo các chặng khác nhau. Chúng tôi khái quát nó nh sau:
1. Mô hình cốt truyện kiểu "kết thúc có hậu": Vợ chồng sống yên ổn
--->
Gặp gỡ tình cờ, yêu nhau Gặp tai họa, xa cách ---> Đoàn tụ 2. Mô hình cốt truyện kiểu "kết thúc bi kịch":
+ Gặp gỡ thành vợ chồng ---> Xa cách vì hoàn cảnh ---> Đoàn tụ ---> Ngời phụ nữ chết và sống ở cõi âm, cõi tiên + Gặp gỡ yêu nhau ---> Chết biến thành yêu
3. Mô hình cốt truyện mang tính chất luận thuyết: Nêu vấn đề
tranh luận --->
Nội dung cuộc
tranh luận --->
Vấn đề đợc giải quyết hoặc kết thúc bỏ ngỏ Khảo sát 20 truyện ngắn của Truyền kỳ mạn lục chúng tôi thấy: hai mô hình cốt truyện (1), (2) xuất hiện trong những truyện có đề tài tình yêu lứa đôi - đây là một đề tài chính của Truyền kỳ mạn lục. Mô hình cốt truyện (3) xuất hiện ở những truyện có nội dung là sự tranh biện về các vấn đề chính trị xã hội, đạo đức.
Cốt truyện kiểu "kết thúc có hậu" xuất hiện ở các truyện: Chuyện đối tụng ở Long cung, Chuyện nàng Thuý Tiêu. Kể tóm tắt truyện Chuyện nàng Thuý Tiêu sẽ thấy rõ mô hình cốt truyện này:
Quan soái trấn Lạng Giang thời nhà Trần là Nguyễn Trung Ngạn có nuôi trong phủ một con hát xinh đẹp tên là Thuý Tiêu. Bấy giờ có D Nhuận Chi, một nho sinh quê ở Kiến Hng, nổi tiếng hay thơ và có tài làm bài hát, đợc quan soái họ Nguyễn quý mến mời đến chơi và đem Thuý Tiêu tặng cho chàng. Nhuận Chi mừng rỡ, đa nàng về Kiến Hng, dạy nàng âm luật thơ từ, chỉ một năm sau, thơ từ nàng làm ra chẳng kém gì chàng. Đến khoa thi, Nhuận Chi đa cả Thuý Tiêu đi theo lên kinh, thuê nhà trọ trong phố, chờ ngày vào trờng thi. Vào một ngày đầu năm Thuý Tiêu cùng vài ngời bạn đến chùa dâng hơng lễ Phật, giữa đ- ờng bị quan Trụ quốc họ Thân bắt cóc đem về, chiếm làm của mình. Vì thế lực họ Thân quá lớn, không toà nào dám đứng ra xử kiện cho Nhuận Chi nên chàng đau buồn, bỏ cả thi cử.
Một hôm đang thơ thẩn đi ngoài phố, Nhuận Chi nhác thấy kiệu của Thuý Tiêu đi qua dới rặng liễu. Chàng muốn chạy đến, nhng ngời theo hầu giữ quá ngặt nên chàng đành ứa lệ, ngậm ngùi nhìn theo. Về đến nhà, Nhuận Chi viết ngay một phong th tỏ nỗi nhớ thơng, rồi buộc vào chân con chim yểng mà ngày trớc Thuý Tiêu nuôi dạy để nó mang đến cho nàng. Thuý Tiêu liền phúc đáp, kể lại kỷ niệm buổi đầu gặp gỡ giữa hai ngời, tỏ lòng thơng nhớ khôn nguôi. Từ đó Thuý Tiêu đâm ra buồn bã đau ốm luôn. Quan Trụ quốc gặng hỏi, nàng nhận là vì thơng nhớ Nhuận Chi mà thành bệnh, rồi toan lấy khăn lụa thắt cổ tự tử.
Quan Trụ quốc khuyên nàng hãy cứ bình tâm bảo dỡng thân thể, rồi quan sẽ cho gọi chàng Nhuận Chi đến, để hai ngời nối lại duyên xa.
Sau hôm đó, quan Trụ quốc buộc lòng cho mời Nhuận Chi đến, cũng hứa là sẽ trả Thuý Tiêu cho chàng, và mời chàng lu lại nhà mình để học hành cho đỡ tốn kém. Nhuận Chi đợc tiếp đãi tử tế, có cả tiểu hoàn hầu hạ, nhng việc trả lại Thuý Tiêu thì quan Trụ quốc tịnh không nhắc đến nữa. Có lần Nhuận Chi ớm hỏi, thì quan nói thác là nàng vẫn còn ốm yếu, nên hãy khoan nói chuyện tái hợp. Còn nàng Thuý Tiêu nghe tin có Nhuận Chi đến, liền nóng lòng muốn gặp. Nhân lúc vắng vẻ, nàng lẻn đến nơi Nhuận Chi ở, song chàng đi vắng, chỉ đọc đợc trên vách hai bài thơ của chàng. Thơng cho cảnh chàng trơ trọi, ngay hôm sau Thuý Tiêu sai một cô hầu tâm phúc tên là Kiều Oanh đến hầu hạ chăn gối cho Nhuận Chi thay mình. Từ đó, qua Kiều Oanh, hai ngời mới thờng đợc biết tin tức của nhau.
Cho đến một ngày giáp tết, Nhuận Chi sốt ruột xin quan Trụ quốc cho gặp Thuý Tiêu một lần, để rồi chia tay và không nhắc đến chuyện tái hợp nữa. Quan Trụ quốc ra vẻ bằng lòng, nhng vào đêm đã hẹn, Nhuận Chi chờ mãi mà vẫn không thấy nàng. Quá thất vọng, chàng nhắn (qua Kiều Oanh) với Thuý Tiêu rằng không thể tin đợc quan Trụ quốc, lại e rằng vì ghen tức mà hắn có thể tìm kế hại chàng, nên chàng không thể ở lại đây đợc nữa. Thuý Tiêu nhận đợc tin, nhắn lại là sỡ dĩ nàng còn nấn ná ở cõi đời này chỉ vì còn có Nhuận Chi. Nhng nếu nh chàng vẫn còn nghĩ đến, thì quyết sẽ bỏ trốn cùng chàng vào đêm mồng một tết, nhân khi mọi ngời xem hội cây lửa ngoài bờ sông.
Đêm hôm ấy, theo hẹn, ngời bõ già của Nhuận Chi cầm chuỳ sắt (giấu trong tay áo) nện tới tấp vào những kẻ vây quanh Thuý Tiêu, chúng chạy toán loạn, bèn thừa cơ cớp đợc nàng đem đi, trả về cho chàng Nhuận Chi. Hai ngời bí mật đa nhau đến phủ Thiên Trờng, sống nhờ một ngời bạn. Mấy năm sau, quan Trụ quốc họ Thân bị Triều đình xử tội tham ô xa xỉ. Bấy giờ Nhuận Chi về lại kinh đô thi đỗ tiến sĩ. Vợ chồng đợc sống hạnh phúc bên nhau cho đến già.
Kiểu "kết thúc có hậu" của cốt truyện này cho thấy Nguyễn Dữ chịu ảnh h- ởng của cốt truyện cổ tích: ngoài đời khó có kết thúc nh thế này nên trong nghệ thuật lại càng cần một kết thúc có ý nghĩa nâng đỡ đời sống tinh thần cho con ngời. Nhng cũng cần thấy rằng, kiểu cốt truyện "kết thúc có hậu" xuất hiện ít
trong Truyền kỳ mạn lục. Một xã hội đầy biến động khôn lờng nh xã hội thế kỷ XVI thì cốt truyện kiểu "kết thúc bi kịch" đợc sử dụng nhiều hơn để nhằm phản ánh hiện thực. Mà Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm đi sát với hiện thực đơng thời, ngay cả khi yếu tố "kỳ" xuất hiện thì cũng nhằm phản ánh đời sống con ngời đơng thời.
Kiểu cốt truyện "kết thúc bi kịch" xuất hiện trong Truyền kỳ mạn lục bao gồm: Chuyện ngời nghĩa phụ ở Khoái Châu, Chuyện ngời con gái Nam Xơng, Chuyện nghiệp oan của Đào thị, Chuyện cây gạo, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, Chuyện Lệ Nơng. Kể tóm tắt truyện Chuyện ngời con gái Nam Xơng làm ví dụ:
Huyện Nam Xơng có nàng họ Vũ, tên là Thị Thiết, dung nhan xinh đẹp, tính tình lại thuỳ mị nết na. Nàng sớm kết duyên cùng chàng họ Trơng, một chàng trai con nhà khá giả trong làng. Trơng rất yêu quý vợ, chỉ có điều là tính hay ghen tuông. Tuy vậy, do nàng rất mực giữ gìn khuôn phép, nên vợ chồng cha bao giờ phải cãi vã bất hoà với nhau. Vợ chồng ở với nhau cha đợc bao lâu thì Trơng phải sung vào đội quân đi đánh giặc Chiêm Thành, khiến nàng và mẹ chàng vô cùng thơng nhớ.
Mời ngày sau buổi chồng ra trận, Thị Thiết chuyển dạ sinh con trai, đặt tên là Đản. Mẹ chồng do quá thơng nhớ con trai nên chỉ nữa năm sau đã sinh bệnh nặng. Nàng họ Vũ hết lòng chăm sóc, an ủi, cầu khấn, nhng bệnh vẫn ngày một nặng thêm. Bà dặn con dâu gắng nuôi con khôn lớn, tin rằng trời sẽ chẳng phụ tấm lòng hiền thảo của nàng, rồi mất. Nàng đau xót, lo liệu việc ma chay chu đáo cho mẹ chồng, chẳng khác gì đối với mẹ đẻ.
Qua năm sau thì quân giặc chịu hàng, chàng Trơng đợc giải ngũ trở về. Bấy giờ con trai chàng cũng vừa học nói. Trơng đa con đi thăm mộ mẹ, bé Đản quấy khóc, chàng dỗ dành và xng cha với nó. Bé Đản thắc mắc, tại sao chàng cũng là cha nó, lại biết nói, chứ không im thin thít nh trớc đây. Nghe con nhỏ nói vậy, Trơng lấy làm lạ, cố gạn hỏi thì Đản kể là khi chàng cha về, đêm đêm thờng có một ngời đến nhà, cùng đi, cùng ngồi với mẹ nó, nhng không bao giờ bế nó cả. Vốn tính hay ghen, Trơng đinh ninh rằng vợ mình đã h hỏng. Chàng về nhà mắng vợ tới tấp, không chịu nghe nàng phân trần, không để vào tai lời
khuyên can của họ hàng láng giềng, cũng không chịu nói là đã nghe chuyện gì từ đâu, cứ để mặc cho nàng đau đớn khóc than.
Trong nỗi oan ức và tuyệt vọng, Vũ thị bèn tắm gội rồi một mình ra bến sông Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời kêu xin rằng: nếu quả nàng là ngời trong trắng đoan chính thì khi chết sẽ đợc biến thành viên ngọc nàng Mị Châu, còn nếu nh nàng là kẻ lừa chồng dối con thì sẽ phải làm mồi cho cá dới sông, cam chịu ngời đời phỉ nhổ. Nói rồi gieo mình xuống sông mà chết. Chàng Trơng thấy nàng tự tận thì động lòng thơng, đi tìm xác để chôn cất, nhng không sao tìm thấy. Một đêm, Trơng đang ngồi buồn bã trớc ngọn đèn thì bé Đản chợt kêu lên là cha nó đã đến. Chàng hỏi đâu, thì Đản chỉ vào chiếc bóng của chàng in trên vách. Bấy giờ Trơng mới vỡ nhẽ là trong những đêm vắng chàng, vợ thờng trỏ vào bóng nàng mà nói đùa với con nh vậy. Chàng vô cùng hối hận, nhng sự đã rồi, chẳng biết làm sao đợc nữa.
Thơng cho ngời đàn bà họ Vũ bị oan khuất, bà Linh Phi là phu nhân của Long Vơng ở Nam Hải đã rẽ nớc cho nàng xuống Thuỷ cung, cùng chung sống với bà ở đó. Một hôm, bà Linh Chi bày tiệc tiếp đãi một ân nhân từng cứu mạng bà thuở ấu thơ là chàng họ Phan, vốn ngời cùng làng với nàng họ Vũ. Trong bữa tiệc, hai ngời nhận ra ngời quen đồng hơng. Nàng bèn đem chuyện của mình kể cho Phan hay. Phan an ủi rồi khuyên nàng hãy nhớ đến quê hơng và thơng lấy ngời chồng đang ôm nỗi hận một mình. Nàng khóc và hứa sẽ cố gắng thu xếp để có ngày trở về gặp chồng xa.
Hôm chàng họ Phan đợc bà Linh Phi sai đa lên khỏi mặt nớc, nàng họ Vũ nhờ chàng chuyển cho chồng một chiếc trâm vàng, nhắn chồng hãy lập đàn giải oan, đốt cây đèn thần đăng ở bến nớc để rớc nàng về. Nhận đợc vật cũ của vợ, chàng Trơng bèn cho lập đàn tràng, đốt thần đăng. Đợi suốt ba ngày đêm thì thấy nàng họ Vũ cỡi trên kiệu hoa, hiện lên giữa dòng sông. Nàng cảm tạ tấm lòng của chàng Trơng đã giải oan cho nàng, nhng tiếc là không thể nào trở về sống trên nhân gian đợc nữa. Một chốc sau, mọi cảnh tợng trên sông dần dần biến mất.
Chuyện ngời con gái Nam Xơng thuộc mô hình thứ nhất của kiểu cốt truyện "kết thúc bi kịch": kết duyên vợ chồng, sống với nhau đợc một thời gian, chàng Trơng đi lính. Đến ngày vợ chồng đoàn tụ, Vũ thị bị chồng nghi oan.
Chẳng có cách nào khác, nàng phải nhảy xuống sông tự tận. Vì phẩm tiết trong sạch nên Vũ thị chết nhng đợc sống hạnh phúc ở cõi âm. Chuyện ngời con gái Nam Xơng tiêu biểu cho cốt truyện kiểu "kết thúc bi kịch". Đó là kiểu kết thúc mang tính hiện thực. Nhng trong cái bi kịch đó, âm hởng của kết thúc có hậu vẫn xuất hiện - nhân vật chính đợc sống tiếp ở cõi âm. Có nghĩa ở một số tác phẩm kiểu cốt truyện "kết thúc có hậu" vẫn lồng trong kiểu cốt truyện "kết thúc bi kịch" - chẳng hạn nh truyện này.
Mô hình thứ hai của cốt truyện kiểu "kết thúc bi kịch" phổ biến ở một số truyện. Kể tóm tắt truyện Chuyện nghiệp oan của Đào thị làm ví dụ:
Phủ Từ Sơn có một kỹ nữ nổi tiếng họ Đào, tên chữ là Hàn Than. Nàng thông hiểu âm luật và chữ nghĩa, đợc vua Trần Dự Tông tuyển vào cung để hằng ngày hầu tiệc rợu, nối câu thơ. Sau khi vua mất, nàng lui ra ở ngoài phố, thờng qua lại với quan Hành khiển là Nguỵ Nhợc Chân. Bà vợ quan vốn tính hay ghen, đã đón bắt nàng đánh đập một trận tàn nhẫn. Để trả thù, nàng thuê một thích khách đến hành hung bà phu nhân. Nhng cha kịp ra tay thì việc đó bại lộ, Hàn Than phải vội trốn đến tu ở chùa Thầy. Nàng vốn sáng dạ, chẳng bao lâu đã thông làu kinh kệ.
Một lần, trong cuộc gặp gỡ với các văn nhân địa phơng tại am C Tĩnh, Hàn Than tỏ ý coi thờng một cậu học trò tuổi còn trẻ, khiến y tức giận. Cậu học trò ngầm dò tìm gốc tích Hàn Than, rồi làm một bài văn đem dán ở cổng chùa để bêu rếu nàng. Hàn Than lại phải bỏ chùa Thầy trốn thật xa đến chùa Lệ Kỳ ở Hải Dơng, xin đợc nơng nhờ s già Pháp Vân và s bác Vô Kỷ. Thầy Pháp Vân thấy Hàn Than nhan sắc rực rỡ, tuổi còn đang xuân, e không theo đợc việc tu hành, nên không muốn thu nhận. S bác Vô Kỷ không nghe, cứ cho nàng ở lại. Thầy Pháp Vân bèn bỏ chùa lên tu ở một am nhỏ trên núi Phợng Hoàng.
Chỉ còn hai ngời, Vô Kỷ và Hàn Than mặc sức say đắm nhau, rồi cùng làm thơ liên khúc vịnh các danh lam thắng cảnh, không còn nghĩ gì đến việc tu hành nữa. Hàn Than mang thai, ốm liệt giờng suốt mấy tháng rồi chết trên giờng cữ. Vô Kỷ thơng xót, cũng đổ bệnh ốm lai rai suốt nửa năm trời. Một đêm Hàn Than hiện về, rủ Vô Kỷ cùng chết để đợc đầu thai mà ở bên nhau. Từ hôm đó, bệnh của Vô Kỷ càng nặng thêm. Thầy Pháp Vân đến thăm, cũng đành bó tay nhìn Vô Kỷ qua đời.
Ngay đêm Vô Kỷ mất, bà phu nhân nhà Nguỵ Nhợc Chân mơ thấy có hai con rắn cắn vào bụng mình. Rồi bà mang thai, sinh ra hai bé trai kháu khỉnh, gọi tên là Long Thúc và Long Quý, rất đợc cha mẹ yêu chiều. Một hôm có thầy tu đi ngang qua nhà quan Hành khiển, ngắm nghía rồi than rằng lâu đài nhà quan hoá ra lại là hang vực loài quái gở. Nhợc Chân nghe thấy, vội chạy theo vật nài xin thầy cho biết sự thật. Đợc biết nhà mình gặp nạn oan gia, quan Hành khiển xin bày cách giải oan. Ngời thầy tu bảo Nhợc Chân cho gọi hết ngời nhà ra để nhận diện ai là kẻ quái gở trá hình. Biết rõ hai con trai mình là loài quái gở, Nhợc Chân đau đớn, không ngủ đợc, nhân đi dạo qua phòng hai con, nghe lỏm đợc câu chuyện giữa Long Thúc và Long Quý, biết rằng chỉ có thầy Pháp Vân mới trừ đợc chúng mà giải nạn cho nhà Nhợc Chân.
Ngay ngày hôm sau, Nhợc Chân ra đi dò tìm nơi thầy Pháp Vân trụ trì.