Trong công trình "Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục", Trần ích Nguyên trình bày cách phân chia các loại truyện của Tiễn đăng tân thoại nh sau:
1. Loại diễm tình: Kim phợng thoa ký, Liên Phơng lâu ký, Đằng Mục tuý dụ Tụ Cảnh viên ký, Vị Đờng kỳ ngộ ký, ái Khanh truyện, Thúy Thúy truyện, Lục y nhân truyện, Thu Hơng đình ký.
2. Loại tiên gia: Tam Sơn phúc địa chí, Thiên Thai phỏng ẩn lục, Giám Hồ dạ phiếm ký.
3. Loại Phật gia: Phú quý phát tích ty chí, Lệnh Hồ sinh minh mộng lục, Tu văn xá nhân truyện.
4. Loại yêu ma: Vĩnh Châu dã miếu ký, Thái H T pháp truyện, Mẫu đơn đăng ký.
5. Loại Long cung: Thuỷ cung khánh hội lục, Long Đờng linh hội lục. 6. Loại vật quái: Thân Dơng động ký, Hoa Đờng phùng cố nhân ký.
Nhìn vào đây chúng ta thấy nội dung của Tiễn đăng tân thoại không ngoài chuyện son phấn, linh quái, trong đó có nửa số truyện chủ yếu là chuyện tình ái. Cù Hựu chọn đề tài sáng tác với tiêu chuẩn “lấy việc phải đáng vui đáng buồn, đáng sợ đáng lạ” và mong muốn làm dấy lên tinh thần sáng tác có tác dụng “khuyến thiện trừng ác”, “thơng kẻ cùng quẫn, xót ngời oan khuất” quyết chẳng phải “không ốm cũng rên”, mà là có cảm xúc thì phát ra tiếng kêu bất bình.”[14,60]. Rõ ràng, Tiễn đăng tân thoại bộc lộ thái độ bất bình của Cù Hựu đối với hiện thực xã hội đơng thời. Tập truyện hầu hết là chuyện tình đậm hơng son phấn và chuyện quái dị của quỷ thần, qua đó phản ánh ở mức độ nhất định chế độ hôn nhân bất hợp lý thời phong kiến và hiện thực xã hội đen tối cuối đời Nguyên, thể hiện một số nguyện vọng bức xúc của kẻ sĩ và ngời dân.
Cốt truyện của các truyện trong Tiễn đăng tân thoại khá phong phú, có những truyện đợc xây dựng theo kiểu "kết thúc có hậu" nh Kim phợng thoa ký
(Chiếc thoa vàng hình chim phợng), Liên Phợng lâu ký (Lầu Liên Phợng) Số…
truyện xây dựng theo kiểu "kết thúc bi kịch" xuất hiện nhiều hơn: Đằng Mục tuý dụ Tụ Cảnh viên ký (Đằng Mục rợu say chơi vờn Tụ Cảnh), Mẫu đơn đăng
ký (Chiếc đèn mẫu đơn), ái Khanh truyện (Chuyện nàng ái Khanh), Thúy Thúy truyện (Chuyện nàng Thúy Thúy),... Đề tài chủ yếu của hai loại cốt truyện này là chuyện tình ái.
Nh vậy, “những truyện tình yêu linh dị hoặc có trong xã hội hiện thực hầu hết đều kết thúc bằng bi kịch, không những đạt tới hiệu quả khiến ngời ta phải ngậm ngùi than thở mà cũng khiến cho chúng ta thấy đợc “nét bút tả thực về xã hội giữa đời Nguyên và Minh qua cảnh ngộ bất hạnh của nam nữ thanh niên ở thời loạn lạc.”[14,233]. Yếu tố “kỳ” trở thành yếu tố nghệ thuật then chốt trong việc xây dựng cốt truyện. Các tình tiết, sự kiện tạo dựng không gian truyện rộng lớn và hoang đờng: cõi âm và cõi dơng. Con ngời đi về giữa cõi âm và cõi dơng, chuyện yêu đơng diễn ra giữa con ngời và hồn ma, hồn ma đợc sống lại ở cõi d- ơng. Nhờ yếu tố “kỳ” mà tình yêu nam nữ thành hiện thực, trong đó không ít những tình yêu nhuốm màu sắc nhục dục giữa ngời và ma. Khát vọng tình yêu tự do đợc nổi bật qua các cốt truyện.
Ngoài hai kiểu cốt truyện trên, Tiễn đăng tân thoại còn có nhiều truyện viết về các vấn đề bức thiết trong xã hội - một xã hội thời loạn lạc: cảnh loạn ly, xã hội suy đồi phủ màu đen tối. Tác giả Cù Hựu phát biểu suy nghĩ của mình về xã hội thông qua nhân vật nho sĩ. Sự bất bình cùng những lời răn dạy luân lí đạo đức đợc phát biểu qua đối thoại của nhân vật. Cho nên, những cốt truyện này ít nhiều mang tính chất luận thuyết. Nhân vật Lệnh Hồ Soạn trong truyện Lệnh Hồ sinh minh mộng lục thẳng thắn thấy “ngời nhà lễ Phật khắp nơi, đốt nhiều tiền giấy” mà làm cho ngời chết sống lại đợc thì bất bình nổi giận, nói:
“Thoạt đầu ta chỉ bảo thế gian mới có quan tham lại nhũng nhận tiền bạc rồi bẻ queo pháp luật, kẻ giàu có đa hối lộ là đợc vẹn toàn, ngời nghèo không có tiền thì lại khép tội, ngờ đâu dới âm phủ mà lại quá quắt hơn đến thế!”[4,64].
Đây chính là lời khiển trách của tác giả nhằm vào xã hội hiện thực. Nhân vật Hạ Nhan (Tu văn xá nhân truyện) sau khi chết đợc nhận một chức vụ dới âm ty, nói với ngời bạn còn sống trên trần rằng:
“Niềm vui dới âm phủ không khác gì trần thế... Âm ty dùng ngời lựa chọn rất kỹ, đã chọn là phải đủ tài, đáng chức, sau đó mới đợc ở ngôi quan, đợc hởng bộc lộc, chẳng nh trần thế có hối lộ là xong, nhờ con ông cháu cha mà thẳng tiến, nhờ diện mạo bề ngoài mà bổ nhiệm bừa, nhờ h danh mà vợt cấp. Xin thử
bàn với bạn: ngày nay giữa chốn trần gian... ngời hiền thì cổ gầy mặt nghệ, chết chẳng ai hay; ngời kém thì chen vai thích cánh rạng rỡ với đời, bởi ngày yên bình ít, tháng loạn lạc nhiều, chính là do vậy. Âm ty thì không nh thế, cao thấp phân minh, thởng phạt công bằng."[4,177].
Xây dựng một cõi âm lý tởng nh thế, tác giả bộc lộ nỗi bất mãn đối với chế độ chính trị đơng thời.
Tóm lại, Tiễn đăng tân thoại xây dựng kiểu cốt truyện khá phổ biến là "kết thúc bi kịch". Ngoài ra, rải rác ở một số truyện xây dựng cốt truyện kiểu “kết thúc có hậu”, nhiều truyện khác cốt truyện mang tính chất bàn luận về vấn đề chính trị, đạo đức của xã hội đời Nguyên, Minh. Những kiểu cốt truyện này ảnh hởng một phần đến cốt truyện của Truyền kỳ mạn lục. Chúng tôi sẽ trình bày vấn đề này ở phần tiếp theo.