Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của một số bài ca dao thể hiện truyền thống hiếu học

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của người việt nam trong thơ nôm nguyễn trãi và trong tục ngữ, ca dao (Trang 37 - 43)

2.2.3.1. Về phơng diện nội dung

Ngoài một số bài có nội dung bày tỏ trực tiếp cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình đối với truyền thống hiếu học nh bài:

Lấy chồng biết chữ là tiên

Lấy chồng dốt chữ là duyên nợ đời

(Loại bài này gần giống với tục ngữ)

thì có khá nhiều bài truyền thống này đợc bộc lộ qua tâm trạng của ngời vợ đối với ngời chồng thể hiện trong tình cảm hôn nhân- gia đình. Các bài ca dao mà chúng tôi đã dẫn ra ở trên đều thể hiện mối quan hệ này với chủ đề chính là ngời phụ nữ, ngời vợ mong sao chồng của mình học hành đỗ đạt để rồi Võng anh đi tr- ớc võng nàng theo sau.

Trong xã hội phong kiến, ngời phụ nữ không đợc trực tiếp học hành nên thể hiện gián tiếp qua việc nuôi chồng, họ sẵn sàng làm mọi công việc để chồng ăn học:

Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân Nay anh học gần, mai anh học xa Tiền gạo thì của mẹ cha

Cái nghiên cái bút thật là của em

Bài ca dao đó nói lên nỗi niềm xao xuyến của ngời vợ trẻ khi nhớ lại, nhắc lại những kỷ niệm đẹp của thời con gái mấy năm về trớc. Kỷ niệm nhớ nhất đối với “em” là hình ảnh quả cau, miếng trầu trong buổi đầu giao duyên trong ngày c- ới:

Qủa cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân.

Kỷ niệm thứ hai mà em không bao giờ quên là hình ảnh ngời yêu, ngời chồng:

Nay anh học gần, mai anh học xa

Trong xã hội phong kiến, lấy đợc ngời chồng là nho sinh đó là mơ ớc của bao cô gái:

Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ

“Em” lấy đợc chồng là một nho sinh, hãnh diện với chị em trong làng xã, tự hào vì đã tần tảo nuôi chồng đèn sách nhiều năm trời.

Các chữ chỉ thời gian: “nay”, “mai”, điệp ngữ “anh học”, các chữ chỉ không gian: “gần”, “xa” đã tái hiện một thời chăm chỉ nhiều mơ ớc. Vợ thì chịu thơng, chịu khó nuôi chồng ăn học, chồng thì chăm chỉ đèn sách “nấu sử sôi kinh”. Câu ca dao không hề nói đến chuyện đỗ đạt, bảng vàng, bia đá nhng giọng thơ phơi phới thấm bao d vị ngọt ngào. Ngời vợ nhớ lại những năm tháng âm thầm nuôi chồng ăn học với tất cả niềm tự hào chính đáng. Dới xã hội cũ, những ngời con trai chịu khó đi học đều đợc ngời dân coi trọng. Nhất là các cô gái khi chọn chồng thì không ham “ruộng cả, ao liền” tức là sự giàu có về vật chất mà họ chỉ Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ. Cái bút, cái nghiên là hai hình ảnh đặc trng biểu thị sự chăm chỉ, chịu khó học hành của các chàng trai mà nhiều cô gái mơ ớc. Thích lấy ngời có học hơn lấy ngời giàu có, là một quan niệm hôn nhân rất đáng trân trọng vì rằng: quan niệm đó bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của ngời dân Việt Nam.

Tiếng hát giao duyên, tỏ tình của trai gái làng quê xa đợc thể hiện trong ca dao rất hay, rất đậm đà:

Anh là thợ mộc Thanh Hoa

Làm cầu, làm quán, làm nhà khéo thay! Lựa cột anh dựng đòn tay,

Bào trơn, đóng bén nó ngay một bề. Bốn cửa anh chạm bốn dê, Bốn con dê đực chầu về tổ tông.

Bốn cửa anh chạm bốn rồng, Trên thì rồng ấp, dới thì rồng leo.

Bốn cửa anh chạm bốn mèo Con thì bắt chuột, con leo xà nhà.

Bốn cửa anh chạm bốn gà, Đêm thì nó gáy, ngày ra ăn vờn.

Con thì thắt khúc, con trờn bò ra. Bốn cửa anh chạm bốn hoa, Trên là hoa sói, dới là hoa sen.

Bốn cửa anh chạm bốn đèn, Một đèn dệt cửi một đèn quay tơ.

Một đèn đọc sách ngâm thơ, Một đèn anh để đợi chờ nàng đây

Với 20 câu lục bát đi liền một mạch, qua ánh mắt và nụ cời, chàng thợ mộc tài hoa mà đa tình mợn chuyện chạm trổ của mình để tỏ tình với cô thôn nữ. Chàng đã không quên sau bức chạm hoa là bức chạm đèn. Mỗi ngọn đèn soi tỏ một nét tâm tình dới tổ ấm gia đình hạnh phúc:

Bốn cửa anh chạm bốn đèn Một đèn dệt cửi một đèn quay tơ

Một đèn đọc sách ngâm thơ Một đèn anh để đợi chờ nàng đây

Cây đèn thứ ba: Một đèn đọc sách ngâm thơ chiếu sáng một tâm hồn thanh cao nho nhã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ca dao là điệu tâm hồn của nhân dân ta từ bao đời nay. Nó trong trẻo nh giếng làng, thơm mát nh hơng đồng gió nội, làm say đắm lòng ngời. Tiếng hát tâm tình trong ca dao vời vợi cùng với dòng sữa mẹ, lời ru êm ái, dịu ngọt của bà đã nuôi dỡng tâm hồn chúng ta từ thuở trong nôi.

Ngày nào em bé cỏn con, Bây giờ em đã lớn khôn thế này.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, Nghĩ sao cho bõ những ngày ớc ao.

Đây là bài học về tình nghĩa. Qua bài ca, nhân dân ta khuyên mọi ngời hãy khắc sâu vào trái tim mình công ơn to lớn của cha mẹ và thầy cô giáo. Hai câu đầu nói lên quá trình trởng thành của “em” đứa con trong gia đình, ngời học trò dới mái trờng. Câu ca nh một lời tâm tình.

Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này

Hai câu tiếp nói rõ nguyên nhân đến sự “lớn khôn” của “em”. Câu lục thứ ba chia làm ba vế, mỗi vế hai từ tạo nên sự cân xứng hài hoà “Cơm cha- áo mẹ- chữ thầy”. Nhịp thơ nh những nốt “nhấn” vào cõi sâu thăm thẳm của tâm linh, công ơn của cha mẹ, của thầy nh đinh ninh, ghi nhớ.

Đây là bài ca dao hay nhất trong những bài ca dao nói về tình nghĩa và lòng biết ơn. Tình cảm gia đình gắn với tình cảm xã hội. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu, tình cảm chân thành sâu sắc. Nhà thơ dân gian đã đề cao chữ hiếu và sự tôn s trọng đạo để giáo dục chúng ta. Lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo lý làm ngời. Tôn s trọng đạo là truyền thống cao đẹp của dân tộc ta. Điều đó cho thấy vẻ đẹp nhân văn toả sáng trong bài ca dao này bởi lẽ tính giáo dục của nó rất sâu sắc. Nó bồi đắp tâm hồn ta về đạo hiếu, đạo đức. Nó mãi mãi nh một thông điệp màu xanh gửi đến mọi ngời con, gửi đến mỗi ngời học trò. Nó nh một kỷ niệm đẹp trong hành trang của tuổi thơ trên lộ trình đi tới mọi chân trời ớc mơ và hy vọng.

ở trong cuốn Kho tàng ca dao xứ Nghệ do Ninh Viết Giao chủ biên, có một số bài thể hiện đức tính hiếu học là coi trọng việc học, sự học hành, là tình cảm tôn s trọng đạo đã tạo nên bản sắc văn hoá và tầm học vấn cao của ngời xứ Nghệ. Ngời xứ Nghệ xác định rõ ràng, đúng đắn mục đích của việc học hành:

Học đi cho biết con ơi

Biết trời, biết đất, biết ngời, biết ta. Học đi cho biết nớc nhà

Biết đâu bờ cõi, biết ông cha vẫy vùng.

Rồi các thành viên trong nhiều gia đình ở xứ Nghệ (nhất là những ngời mẹ, ngời vợ), đặc biệt quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học hành của chồng, con đạt kết quả:

Chàng về đọc sách ngâm thơ Dầu hao thiếp chịu, đèn mờ thiếp khêu

Cần cù lao động, chăm chỉ là những truyền thống đạo đức tốt đẹp trong phẩm chất, nhân cách con ngời Việt Nam, trong đó có ngời xứ Nghệ đã từng là một vùng quê nghèo.

Cùng một nội dung t tởng nh tục ngữ, có những bài ca dao mà nhân vật trữ tình trong đó khuyên chồng chăm lo đèn sách để đỗ đạt cao, để tiến thân bằng con đờng khoa cử:

Khuyên anh chăm chỉ nghề nho

Thức khuya dậy sớm sao cho kịp ngời Ngời ta đợc một, em muốn anh đợc mời Học cho hơn ngời: tiến sỹ, trạng nguyên Anh về cỡi ngựa vua ban

Nhờ anh, em sẽ ngồi trên võng vàng

Qua kho tàng tục ngữ, ca dao ngời Việt, chúng ta có thể thấy rõ một thực tế: ở đất nớc ta, việc học không phân biệt đối xử giữa kẻ giàu, ngời nghèo nh một vài nớc khác, do đó có nhiều ngời nghèo đã gắng học hành để rồi thi đỗ và sẽ có đợc chức quyền, có đợc địa vị xứng đáng trong xã hội. Bản thân họ đợc vinh dự mà cả họ tộc, gia đình nhất là vợ con cũng đợc thơm lây, đợc mở mày, mở mặt. Sự không phân biệt đối xử đó đã làm cho nhiều ngời nghèo nhng vẫn gắng công đèn sách và chiếm đợc bảng vàng. Nếu nh tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm với những lời khuyên răn, chỉ bảo để mọi ngời làm theo những điều hay, lẽ phải thì ca dao lại là những khúc bút tâm tình của những con ngời từ bao đời nay rất coi trọng việc học hành, rất “Tôn s trọng đạo”. Bài ca dao:

Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Là một minh chứng cho truyền thống đó. Từ “sang” trong dòng đầu của bài ca dao có hai cách hiểu “sang” có nghĩa là “qua” và cũng có nghĩa là “sang trọng”. Còn “cầu kiều” là loại cầu nh thế nào vốn đang có sự bàn cãi giữa các nhà nghiên cứu (xin xem bài của Nguyễn Cảnh Phức đã đợc nói tới ở phần lịch sử vấn đề). Dù có hiểu thế nào đi chăng nữa thì nội dung của bài ca dao đó vẫn là lời

nhắn nhủ mọi ngời phải biết tôn trọng, giữ gìn truyền thống “tôn s trọng đạo” vốn có từ ngàn xa. (Bài này có tính chất vừa là tục ngữ, vừa là ca dao).

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của người việt nam trong thơ nôm nguyễn trãi và trong tục ngữ, ca dao (Trang 37 - 43)