Những điểm tơng đồng 1 Tơng đồng về nội dung

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của người việt nam trong thơ nôm nguyễn trãi và trong tục ngữ, ca dao (Trang 45 - 48)

3.1.1. Tơng đồng về nội dung

Thơ Nôm Nguyễn Trãi và tục ngữ, ca dao đều cùng thể hiện truyền thống hiếu học của con ngời Việt Nam và gặp gỡ nhau trên các phơng diện cụ thể. Cả ba thể loại này đều nói tới một thực tế diễn ra trong cuộc sống thờng ngày của nhân dân ta. Đó là việc học có vai trò, tác dụng to lớn đối với mỗi một con ngời. Trong thơ Nôm của ức Trai, ở các bài, các câu thơ trực tiếp thể hiện truyền thống hiếu học thì nội dung này nổi lên ở vị trí hàng đầu đợc lặp đi lặp lại trong một số câu tuy hình thức diễn đạt có khác nhau. Đó vẫn là những câu:

Nên thợ, nên thầy, vì có học

Hoặc:

Muốn ăn trái dỡng nên cây Ai học thì hay mựa lệ chầy

Đọc những câu thơ này, ngời thởng thức dễ dàng nhận ra ý tứ của chúng rất giống các câu tục ngữ: Ăn vóc, học hay; Chẳng học sao hay; Học hay cày biết; Nhà không con cháu học hay, chức tớc sang trọng có ai đem vào.

Viết các câu thơ có tính chất triết lí sâu sắc về vai trò, tác dụng của việc học đối với con ngời, Nguyễn Trãi đã chịu ảnh hởng sâu sắc của văn học dân gian mà trớc hết là lấy chất liệu từ kho tàng tục ngữ dân tộc. Các nhà nghiên cứu ở nớc ta đều đã thống nhất cho rằng: yếu tố tục ngữ, ca dao và kể cả thành ngữ rất đậm trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, các yếu tố đó làm cho thơ Nôm của ức Trai trở nên gần gũi, thân quen với ngời dân lao động Việt Nam.

Ngay cả các bài, các câu thơ gián tiếp thể hiện truyền thống hiếu học trong tập thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi (Một số câu đã đợc phân tích ở chơng II) cũng có liên quan tới tục ngữ, học lối nói của tục ngữ. Là một con ngời rất hiếu học, Nguyễn Trãi rất quý sách vở. Vì thế, một trong số các bài thơ ở mục Thuật hứng

(Bài X), tác giả viết:

Thiên th án sách qua ngày tháng Một khắc cầm nên mấy lạng vàng

Hàng nghìn cuốn sách để trên bàn đọc sách ngày này qua tháng khác gắn bó với ức Trai tiên sinh và cứ mỗi lần cầm lên để đọc, tác giả cảm thấy nh đợc cầm mấy lạng vàng. Sự quý giá của sách vở đối với Nguyễn Trãi còn đợc thể hiện trong hai câu thơ khác:

Ngon mùi đạo, phiến hoàng quyển, Tỏ lòng sầu, chén tử hà.

Trong hai câu thơ đó, tác giả gọi phiến sách bằng cụm từ “hoàng quyển” (quyển vàng). Đối với ông, sách vở không chỉ quý mà còn hiếm. Cách gọi sách nh vậy còn gợi lên sắc thái trang trọng bộc lộ thái độ xem sách vở là tài sản quý giá nhất. Trong kho tàng tục ngữ, nhân dân lao động cũng đã sáng tác một số câu nhằm khẳng định giá trị của chữ nghĩa giống nh sự đề cao lĩnh vực này trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Đó là những câu: Chữ thánh, gánh vàng; Một kho vàng không bằng một nang chữ. Khi viết hai câu thơ:

Thiên th án sách qua ngày tháng Một khắc cầm nên mấy lạng vàng.

Nguyễn Trãi đã lấy ý từ những câu tục ngữ nói tới sự quý giá của chữ nghĩa nh một vài câu đã dẫn. Qua một số câu thơ trong tập Quốc âm và một số câu tục ngữ, Nguyễn Trãi và tác giả dân gian đã gặp nhau qua việc coi trọng việc học, đề cao tri thức; xem sách vở, chữ nghĩa quý nh vàng, thậm chí còn quý hơn vàng. Trên một phơng diện khác, nếu nh tục ngữ khuyên con ngời cần phải học cả đời:

Học không bao giờ muộn; Bảy mơi còn học bảy mơi mốt, thì trong Quốc âm thi tập, có những câu thơ có nội dung tơng tự:

Nhàn một ngày nên quyển một ngày Tuổi đã năm mơi đầu đã bạc

Khi đã lui về ở ẩn, tuy tuổi tác đã cao, nhng Nguyễn Trãi vẫn ngày ngày đọc sách. Đặc biệt trong hai câu thơ khác rất giàu hình ảnh, Nguyễn Trãi đã vẽ lên chân dung một con ngời dờng nh có sự đối lập giữa tuổi tác với sự say mê đèn sách:

Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc Nhà ngặt đèn xanh con mắt xanh.

Mặc dầu tuổi đã cao, đầu đã bạc, đến cả cái râu cũng bạc và trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn (nhà ngặt) nhng Nguyễn Trãi vẫn chong đèn đọc sách. Trong bài viết đã dẫn ở phần lịch sử vấn đề, Xuân Diệu rất thích tính chất gợi cảm của hình ảnh “mắt xanh” trong hai câu thơ đó: “Đôi mắt ức Trai sâu vời vợi cùng thức với ngọn đèn xanh, mắt sáng quá, trong quá, đến mức xanh, đồng thời mắt xanh cũng có nghĩa đợi chờ ngời tri kỷ; tri kỷ, tri âm cha tới thì mắt ngủ sao đợc; mãnh lực của thơ Nguyễn Trãi đã dựng lên cái điển hình, cái không khí của ngời thức đêm” [10, tr 590]. Lời bình đó của Xuân Diệu tuy thấm thía nhng chỉ mới nhìn từ khía cạnh Nguyễn Trãi đi tìm ngời tri âm, tri kỷ. Theo chúng tôi, hai câu thơ đó ức Trai nghiêng về sự thể hiện say mê đèn sách trong bất cứ hoàn cảnh nào có lẽ đúng hơn. Một điểm tơng đồng không thể không nói tới giữa thơ Nôm của Nguyễn Trãi với tục ngữ, ca dao là ở chỗ: Cả ba thể loại đó đều thể hiện truyền thống “Tôn s trọng đạo”. Các câu tục ngữ thể hiện nội dung này chiếm số lợng đáng kể theo nh thống kê của chúng tôi ở phần tục ngữ trong chơng II. Còn trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi và trong ca dao, tuy số lợng các câu thơ nói tới truyền thống này không nhiều nhng không phải là không có. Cũng nh cảm xúc của Nguyễn Trãi thể hiện trong câu:

Ơn thầy, ơn chúa liễn ơn cha.

Thì trong ca dao cũng có câu tơng tự:

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ớc ao.

Tác giả dân gian bày tỏ tình cảm trân trọng đối với công lao dạy dỗ của thầy, nói rõ hơn điều kiện để con ngời thành đạt không ngoài công lao đó. Rõ ràng tuy cách diễn đạt có sự khác nhau, nhng giữa thơ Nôm Nguyễn Trãi và tục ngữ, ca dao đã cùng chung ý tởng. Đó là vừa nhắc nhở, vừa bày tỏ lòng quý trọng, biết ơn đối với ngời thầy và đạo lý mà thầy truyền dạy. Truyền thống tốt đẹp này bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của con ngời Việt Nam, bởi vì càng ham học, khát học bao nhiêu thì họ càng tôn trọng thầy giáo bấy nhiêu. Nguyễn Trãi còn đề cao, tôn trọng tới mức bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy đặt trên cả công ơn của vua chúa, kể cả cha mẹ.

Với Nguyễn Trãi, truyền thống tôn s trọng đạo của nhân dân ta vốn có trong kho tàng tục ngữ, ca dao đã đợc khắc sâu, tô đậm và nâng lên một tầm cao mới. Nếu nh truyền thống đó đợc thể hiện trong tục ngữ, ca dao là cội nguồn, nền tảng thì trong thơ Nôm Nguyễn Trãi đã biến thành lâu đài văn hoá đợc xây lên trên nền móng đó.

Nh vậy, về phơng diện nội dung, truyền thống hiếu học của con ngời Việt Nam trong tập thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi và trong kho tàng tục ngữ, ca dao ngời Kinh gặp gỡ nhau ở sự khẳng định về vai trò, tác dụng to lớn của việc học trong quan niệm xem tri thức, sự hiểu biết là điều quý giá nhất; ở thái độ khuyên con ngời phải học suốt đời và đặc biệt là ở tinh thần tôn s trọng đạo. Những điểm tơng đồng chủ yếu và dễ nhận thấy đó đợc thể hiện trong hình thức cũng có những nét tơng tự.

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của người việt nam trong thơ nôm nguyễn trãi và trong tục ngữ, ca dao (Trang 45 - 48)