Tơng đồng về hình thức

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của người việt nam trong thơ nôm nguyễn trãi và trong tục ngữ, ca dao (Trang 48 - 51)

Thơ Nôm của Nguyễn Trãi cũng nh tục ngữ, ca dao của ngời Kinh đều sử dụng tiếng mẹ đẻ để thể hiện nội dung, trong đó có truyền thống hiếu học. Do cùng chung một thứ ngôn ngữ để thể hiện những điều mà ức Trai và nhân dân lao động muốn bộc lộ, cho nên các bài thơ trong Quốc âm thi tập có sự gần gũi trong âm hởng, trong cách diễn đạt nh tục ngữ, cao dao. Các câu thơ : Nên thợ, nên thầy, vì có học; Nhiều của ấy chẳng qua chữ nghĩa… mới nghe rất dễ dàng nhầm

với tục ngữ, ca dao bởi vì: từ ngữ cũng mộc mạc, dung dị, có khi gần tới mức nôm na. Hai tiếng: “chẳng qua” trong câu thơ sau đợc Nguyễn Trãi dùng rất dân dã, có tính chất khẩu ngữ. Tính chất dân dã trong ngôn ngữ biểu đạt của Quốc âm thi tập

còn thể hiện qua việc sử dụng nhiều từ “thì” đã đợc chúng tôi phân tích kỹ qua một số câu thơ đợc nói tới ở chơng II của khoá luận này. ở đây xin nhắc lại một câu để thấy rõ đặc điểm này trong thơ Nôm Nguyễn Trãi: Đọc sách thì xem thấy thánh hiến. Chữ “thì” trong câu đó làm cho nó gần với câu văn xuôi, tơng tự lối diễn đạt trong ca dao: Ngang lng thì thắt bao vàng (Bài Lính thú thời xa).

Cùng với việc sử dụng từ “thì” trong một số câu tục ngữ, một số bài ca dao và một số câu trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, các tác giả còn đa từ “muốn” vào đầu câu để tạo ra những câu nói, câu thơ có tính chất suy luận lôgic:

Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

(Tục ngữ)

Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

(Ca dao)

Muốn ăn trái dỡng nên cây Ai học thì hay mựa lệ chầy

(Quốc âm thi tập)

Trong những câu đó, từ “muốn” xuất hiện ở đầu mỗi câu đều nhằm dụng ý khuyên răn, chỉ bảo. Đặc biệt câu thơ của Nguyễn Trãi có sự kết hợp giữa từ “muốn” với đại từ phiếm chỉ “ai” (đợc dùng nhiều trong ca dao) đã làm cho câu thơ đó mang đậm màu sắc của tục ngữ, ca dao. Đối tợng mà Nguyễn Trãi hớng tới để khuyên răn việc học không phải là một con ngời cụ thể nào mà cũng có tính chỉ chung, hớng tới tất cả mọi ngời. Tính chất phiếm chỉ là một đặc điểm nổi bật của văn học dân gian nói chung và của tục ngữ, ca dao nói riêng. Lối nói có tính chất chung ấy chúng ta đã bắt gặp trong các câu thơ: Nên thợ nên thầy vì có học; Nhiều của ấy chẳng qua chữ nghĩa, Hay văn hay võ thì dùng đến; ở chớ nề hay học cổ nhân, trong Quốc âm thi tập. Llối nói này làm cho các câu thơ thể hiện

truyền thống hiếu học trong tập thơ Quốc âm của ức Trai rất gần với tục ngữ, ca dao. Nếu tách riêng các câu đó ra khỏi bài thơ, khỏi tập thơ thì khó phân biệt đợc chúng là thơ của Nguyễn Trãi hay tục ngữ, ca dao của nhân dân lao động.

Truyền thống hiếu học của ngời Việt Nam trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi và trong ca dao đều đợc thể hiện bằng ngôn ngữ thơ ca. Đây là thứ ngôn ngữ nói bằng hình ảnh, dùng các phơng thức tu từ để biểu hiện nh so sánh, nhân hoá, cờng điệu… trong các bài thơ thể hiện gián tiếp truyền thống hiếu học, nh đã trình bày ở chơng II, Nguyễn Trãi dùng nhiều hình ảnh về quyển sách, bàn đọc sách, ngọn đèn khi xem sách, bể học, rừng nho… để gợi lên việc học hành. Cách diễn tả bằng hình ảnh chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp trong ca dao:

Bốn cửa anh chạm bốn đèn Một đèn dệt cửi một đèn quay tơ

Một đèn đọc sách ngâm thơ Một đèn anh để đợi chờ nàng đây

(Bài ca chàng thợ mộc)

Trong bốn dòng ca dao đó, hình ảnh ngọn đèn đọc sách ngâm thơ cũng gợi lên khung cảnh gia đình trong đó có những con ngời chăm chỉ học hành, vui thú với thơ văn. Đức tính ham học còn thể hiện qua hình ảnh cặp đôi “cái bút, cái nghiên” trong câu ca dao: Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ.

Ngoài sự tơng đồng về việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh để biểu đạt nội dung trực tiếp hay gián tiếp có liên quan tới truyền thống hiếu học, giữa thơ Nôm Nguyễn Trãi và tục ngữ, ca dao khi thể hiện nội dung này còn giống nhau ở cấu trúc câu nói (tục ngữ) và câu thơ (thơ Nôm và ca dao). Giữa tục ngữ và thơ Nôm của ức Trai, một số câu có cấu trúc cân xứng, có thể là sự cân xứng giữa hai câu trong một bài nh:

Nên thợ, nên thầy, vì có học

No ăn, no mặc, bởi hay làm.

Trong tục ngữ, sự đối xứng nh vậy cũng thấy ở câu hai vế (kiểu câu đối xứng kép), tiêu biểu nh câu: Muốn biết phải hỏi / muốn giỏi phải học.

Cũng có thể là sự đối xứng trong nội tại một câu thơ:

Ngon mùi đạo, phiến hoàng quyển.

Kiểu đối xứng này thờng gặp ở các câu lục ngôn (6 tiếng) đợc chêm vào bài thơ thất ngôn (7 tiếng). Loại này trong thơ Nôm Nguyễn Trãi ở các bài có liên quan đến truyền thống hiếu học không nhiều bằng trong tục ngữ. Chẳng hạn nh các câu: Chữ không học, thóc không vay; Con học, thóc vay, và kể cả câu Ăn vóc, học hay (câu này chúng tôi đã phân tích kỹ ở chơng II về giá trị nội dung và nghệ thuật).

Còn so với ca dao, sự giống nhau trong cấu trúc câu thơ thể hiện ở cách ngắt nhịp để tạo ra nhịp điệu trong câu ca: Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, các tiếng đợc ngắt nhịp theo 2/2/2. Trong một câu thơ của Nguyễn Trãi mà nội dung cũng tơng tự nh câu ca dao đó, nhịp điệu của nó cũng là 2/2/3 (Chủ yếu là 2/2): Ơn thầy, ơn chúa liễn ơn cha.

Cũng có một số câu ca dao ngắt nhịp cân xứng nh trong Quốc âm thi tập, tạo ra sự tiểu đối trong câu: Nay anh học gần/ mai anh học xa hoặc câu:

Chàng về đọc sách, ngâm thơ Dầu hao thiếp chịu, đèn mờ thiếp khêu

Nghệ thuật cấu trúc lời nói cân xứng trong tục ngữ và câu thơ trong ca dao, trong tập Quốc âm của Nguyễn Trãi đều có tác dụng tạo nên vẻ đẹp hài hoà, sắc thái trang trọng trong việc biểu hiện một truyền thống mà con ngời Việt Nam đều có quyền tự hào chính đáng.

Tóm lại, sự gặp gỡ trên phơng diện hình thức giữa thơ Nôm Nguyễn Trãi với tục ngữ, ca dao khi cùng diễn đạt truyền thống hiếu học là ở cách dùng nhiều từ gần gũi với lời ăn, tiếng nói của nhân dân, là lối nói bằng hình ảnh và cách cấu tạo câu cân xứng.

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của người việt nam trong thơ nôm nguyễn trãi và trong tục ngữ, ca dao (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w