Những điểm khác biệt 1 Trên phơng diện nội dung

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của người việt nam trong thơ nôm nguyễn trãi và trong tục ngữ, ca dao (Trang 51 - 55)

Trớc hết, có một số bài thơ, câu thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi biểu hiện một số nội dung ít nhiều có liên quan tới truyền thống hiếu học không thấy có trong kho tàng tục ngữ, ca dao ngời Kinh. Đó là những câu thơ nói tới nợ công danh của đấng nam nhi, của ngời quân tử gắn với việc học hành. Chẳng hạn nh hai câu thơ:

Sách một hai phiên làm bầu bạn Rợu năm ba chén đổi công danh

(Tự thán- Bài X)

Trong tập thơ Quốc âm của ức Trai, hai chữ “phiến sách” và “công danh” xuất hiện khá nhiều lần. Đọc sách để trả nợ công danh là quan niệm của nhà nho, trong đó có Nguyễn Trãi. Hơn nữa, việc học hành, thi cử của ông còn vì mục đích lớn lao:

Một thân lẩn quất đờng khoa mục Hai chữ mơ màng việc quốc gia

(Ngôn chí – Bài VII)

Nguyễn Trãi theo đòi đèn sách, theo đòi cử nghiệp nh Hoài Thanh đã nhận định “không phải vì mình” mà vì đại nghĩa. Suốt đời ông canh cánh bên lòng lời dặn của cha là Nguyễn Phi Khanh khi đa tiễn cha bị giặc Minh bắt đến cửa ải Mục Nam Quan: “Con là ngời có học, có tài; phải trở về để lo giúp đời cứu nớc thì nh thế mới là đại hiếu”. Rõ ràng Nguyễn Trãi đã biến truyền thống hiếu học của cả một dân tộc thành tài sản quý báu của chính bản thân ông theo quan niệm của nhà nho chân chính. Khi còn làm quân s cho Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn, những kiến thức ông thu lợm đợc trong “buồng văn”, “bể học”, “rừng nho”, nơi “trờng ốc” đã đợc đa ra sử dụng, giúp Nguyễn Trãi có thể tung hoành khiến văn chơng của ông “có sức mạnh bằng mời vạn hùng binh”. Trong ca dao ngời Kinh tuy cũng có một vài bài có đề cập tới mục đích của việc học hành nhng còn nói chung chung, chỉ để “chiếm bảng vàng”, để rồi có thể thoát nghèo, thoát khổ. Còn ở Nguyễn Trãi, việc học hành luôn gắn với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giữ vững

hoà bình và vì chữ nhân, chữ nghĩa. Ông khuyên con cái học để “tích đức” cho con cháu mai sau.

Đặc biệt, trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, những bài đợc viết khi ông đã lui về ở ẩn thì việc đọc sách, ngâm thơ đợc xem là một thú vui; quyển sách, án sách đều là bầu bạn. Việc học đối với ông trong thời gian này gắn với quan niệm về chữ “nhàn”. Quan niệm đó bộc lộ rõ qua các câu thơ:

- Chè mai, đêm nguyệt, dậy xem bóng Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu

(Ngôn chí-Bài II) - Buồng văn đắp cửa lọn ngày thu Đèn sách nhàn làm thong thả nho

(Thuật hứng- Bài XIII) - Thiên hơng đọc sách quét con am

Chẳng bụt, chẳng tiên ắt chẳng phàm

(Tự thán- Bài XXVII)

Thú vui đọc sách trong cái am nhỏ cùng với nớc chè buổi sáng, ánh trăng ban đêm làm cho Nguyễn Trãi có một cốt cách nh một ông bụt, ông tiên. Cốt cách đó không thấy trong tục ngữ, ca dao.

Nh đã trình bày ở chơng I, có một số bài thơ, câu thơ trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi còn nói tới mối quan hệ giữa tài và đức. Là một nhà nho chính trực, ông luôn đặt chữ đức trớc chữ tài, mặc dù theo ông: Tài thì kém đức một vài phân. Với Nguyễn Trãi, một con ngời muốn vừa có đức vừa có tài thì phải tu chí học hành, học nơi trờng học và học ở trờng đời. Cái tài, cái đức không có mục đích nào khác là vì nớc, vì dân.

Nh vậy, quan niệm về truyền thống hiếu học kết tinh ở Nguyễn Trãi là quan niệm của một nhà nho sống gần gũi với nhân dân, có trái tim đập cùng nhịp đập với trái tim của toàn dân tộc.

Ngợc lại, trong kho tàng tục ngữ, ca dao của ngời Kinh, có một số nội dung liên quan tới truyền thống hiếu học không thấy trong thơ Nôm Nguyễn Trãi. Có

một số câu tục ngữ biểu dơng, ca ngợi các họ, các làng có lắm ngời đỗ đạt: Họ Ngô một bồ tiến sĩ; Nam Châm tiến sĩ, Đồng Luỹ tiến triều; Lê: Chằm Vạc, Mạc: Đại An. Tục ngữ còn có những câu phản ánh phong tục đẹp của con ngời Việt Nam để mong sao việc học hành ngày càng đợc coi trọng, sự “tôn s trọng đạo” không bao giờ đợc lãng quên: Tất niên khai bút; Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy. Khi có ngời đỗ đạt thì cả làng, cả tổng đều mừng, đều chuẩn bị tng bừng đón rớc lúc ông nghè vinh quy bái tổ: Hàng huyện làm cổng, hàng tổng làm nhà.

Phong tục đẹp đó đã động viên, cổ vũ bắt bao con ngời kiên trì, vợt khó học tập để chiếm bảng vàng, làm rạng danh gia đình, họ tộc và kể cả quê hơng. Truyền thống ấy cho đến nay vẫn còn lu giữ trong các làng xã Việt Nam

Còn trong ca dao, do phản ánh cuộc sống bằng phơng thức trữ tình nên một số bài thuộc thể loại này đều là những lời khuyên, nỗi niềm mong ớc của ngời vợ, ngời con gái, ngời mẹ đối với ngời chồng, ngời yêu, ngời con sao cho học hành thành đạt. Trong hiện thực cuộc sống cũ có nhiều đau khổ, nghèo đói, ngời dân lao động Việt Nam không tham ruộng cả, ao liền mà: Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ. Ngời phụ nữ mong sao ngời đàn ông học hành đỗ đạt để rồi: Võng anh đi trớc, võng nàng theo sau. Chính tình cảm này làm cho nội dung trữ tình trong ca dao thể hiện truyền thống hiếu học khác với nội dung trong thơ Nôm Nguyễn Trãi. Ngời con gái trong ca dao chọn bạn trăm năm theo tiêu chuẩn:

Đêm nằm nghĩ lại mà coi Lấy chồng hay chữ nh soi gơng vàng

Tuy nhiên, vẫn có bài mà nhân vật trữ tình dờng nh nói xấu học trò:

Ai ơi chớ lấy học trò Dài lng tốn vải ăn no lại nằm

Ngày thời cắp sách đi rông Tối về lại giữ đèn chong một mình

Ngay cả khi với lời châm chọc, bài ca dao đó ở câu kết thúc vẫn nói lên một thực tế: Tối về lại giữ đèn chong một mình. Cũng nh tục ngữ, nội dung của các bài lấy cảm xúc từ truyền thống hiếu học đều là tiếng nói chung của cộng đồng, là tôn trọng chung của số đông, nhất là ngời phụ nữ. Trong ca dao, chủ đề thể hiện

truyền thống này thờng có sự kết hợp với chủ đề tình yêu đôi lứa, hôn nhân gia đình.

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của người việt nam trong thơ nôm nguyễn trãi và trong tục ngữ, ca dao (Trang 51 - 55)