Sự hoạt động của các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng ở Nghệ An

Một phần của tài liệu Tri thức nghệ an trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc 30 năm đầu thế kỉ XX (Trang 71 - 74)

định tiến tới thành lập Tỉnh bộ không lâu sau đó.

Tại Nghệ An, trớc khi Đảng Cộng sản ra đời, các Hội viên hai tổ chức tiền thân của Đảng là Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng đã hoạt động tích cực. Thông qua đó, những ngời yêu nớc Nghệ An đợc tiếp xúc với t tởng tiến bộ của chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành lực lợng cốt cán cho việc thành lập các tổ chức cách mạng vào năm 1930 ở đây.

3.2.1. Sự hoạt động của các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng ở Nghệ An Nghệ An

3.2.1.1. Tân Việt cách mạng Đảng và những hoạt động của nó ở Nghệ An

Ngày 14-7-1925, tại núi Con Mèo cạnh núi Quyết (Bến Thủy) hội nghị thành lập đảng Phục Việt đợc triệu tập. Dự hội nghị có: Lê Văn Huân, Trần Phú, Trần Đình Thanh, Tôn Quang Phiệt, Ngô Đức Diễn. Hội nghị đặt tên cho tổ chức mới thành lập là Phục Việt, tức khôi phục lại đất nớc Việt Nam. Tổ chức này còn băn khoăn cha biết nên đấu tranh theo phơng pháp vũ trang hay hòa bình và cha hiểu biết gì mấy về tình hình thế giới Bài ca “Cách mạng…

huấn điều” của Phục Việt cũng chỉ dạy đảng viên phải bí mật, giữ khí tiết và hi sinh phấn đấu cho “cách mạng thành công” và “thế giới đại đồng”. Tài liệu tuyên truyền của Phục Việt cũng chỉ mới có “tân th”, văn thơ Phan Bội châu, văn thơ Đông Kinh nghĩa thục Vì vậy, ban lãnh đạo Tổng bộ chủ tr… ơng vạch một chơng trình hoạt động gồm 3 điểm:

- Nghiên cứu thấu đáo hoàn cảnh chính trị nớc nhà để tìm một phơng hớng hoạt động thuận lợi nhất.

- Đặt quan hệ với các phần tử xuất dơng ở hải ngoại. - Kết nạp Đảng viên.

Một trong những công việc trọng yếu của Phục Việt là chắp mối với những ngời xuất dơng cứu nớc. Công việc này đợc thực hiện vào cuối năm 1925 đầu năm 1926 với chuyến đi của Lê Duy Điếm và tiếp đó là chuyến đi của Trần

Phú cùng với một số cán bộ lãnh đạo của Tổng bộ. Từ đó về sau, do ảnh hởng của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và tác động của đờng lối Nguyễn ái Quốc, Hội Hng Nam (tên mới của Phục Việt) đã có sự chuyển biến căn bản về đờng lối chính trị, về cơ cấu tổ chức cũng nh về hình thức hoạt động. Tổ chức này đã nhiều lần thay đổi tên gọi: Hng Nam (đầu năm 1926), Việt Nam cách mạng Đảng (6-7-1926), Hội Việt Nam cách mạng đồng chí (7-1927), Tân Việt cách mạng Đảng (14-7-1928). Trong khoảng thời gian ngắn, Tân Việt cách mạng Đảng đã gây đợc cơ sở ở Thành phố Vinh và các huyện Anh Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Thanh Chơng, Hng Nguyên, Yên Thành, Quỳnh Lu. Tất cả các đảng viên Tân Việt cách mạng Đảng trong một huyện đợc tổ chức thành một đại tổ, dới đại tổ là các tiểu tổ. Tân Việt cách mạng Đảng có nhiều loại hình tổ chức quần chúng nh Hội đọc sách báo, hội khuyến học, Hội đá ban, Học sinh đoàn, Trại nuôi bò, Phờng tơng tế ái hữu, Hội phờng vải, Hội làng trai, Hng nghiệp hội xã, xởng dệt vải khổ rộng, phờng làm ruộng, phờng nghèo, phờng lợp nhà, phờng ma chay, cới xin, Hội ái hữu (của binh lính) Về số l… ợng Đảng viên, Đào Duy Anh cho biết Nghệ An có hơn 200 đảng viên. Về thành phần xã hội gồm giáo viên, học sinh, công chức nhỏ, thầy thuốc, ngời buôn bán, ngời làm ruộng Trong thời gian tồn tại, Tân Việt cách mạng Đảng đã phát triển sâu…

rộng cơ sở vào trong quần chúng ở cả nhà máy, công sở, trờng học và nông thôn. Đảng Tân Việt đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh ở Nghệ An tiêu biểu là cuộc mít tinh truy điệu Phan Châu Trinh và đòi xóa án Phan Bội Châu vào tháng 3 năm 1926.

Nh vậy, cùng với Tâm Tâm xã ở ngoài nớc, sự ra đời của Tân Việt cách mạng Đảng ở trong nớc và những hoạt động tích cực của tổ chức này ở Nghệ An đã góp phần khuấy động tinh thần yêu nớc trong nhân dân, tạo thuận lợi cho trào lu t tởng mới thâm nhập vào trong phong trào yêu nớc ngày một sâu sắc và vững chắc hơn.

3.2.1.2. Tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và ảnh hởng của nó ở Nghệ An

Tháng 6 năm 1925, Nguyễn ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức này là nhanh chóng xây dựng và phát triển cơ sở của Hội về trong nớc. Nghệ An vốn là quê hơng của những ngời con u tú mà tên tuổi của họ là niềm tự hào của cả dân tộc. Từ Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân, cho đến thế hệ kế cận Nguyễn … ái Quốc, Đặng Thúc Hứa, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong đã trở thành…

lực lợng tiên phong ơm mầm giống đỏ vào trong nớc. Trên mảnh đất Nghệ An, cơ sở của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đợc bắt rễ, nảy chồi từ hai hệ thống, căn cứ theo hai hớng xuất phát: Hớng từ Quảng Châu(Trung Quốc) và h- ớng từ Xiêm.

- Hớng từ Quảng Châu (Trung Quốc)

Tháng 2 năm 1927, Vơng Thúc Oánh từ Quảng Châu về nớc cùng một số thanh niên tiên tiến ở Vinh họp tại nhà Nguyễn Văn Lợi lập ra chi bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đầu tiên ở Trung Kỳ. Tiếp đó là kì bộ Thanh niên Trung Kì, tỉnh bộ Thanh niên Nghệ An đợc thành lập. Cơ quan lãnh đạo đặt trụ sở tại làng Vang (nay là xã Đông Vĩnh, Thành phố Vinh). Cơ sở của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên nhanh chóng phát triển ở các huyện Anh Sơn, Thanh Chơng, Diễn Châu, Quỳnh Lu, Yên Thành, Nam Đàn. Cùng với việc xây dựng các chi bộ trên địa bàn làng xã, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã tập hợp quần chúng dới hình thức Hng nghiệp hội xã, Tam Kỳ th quán, Hội ái hữu, các phờng cuốc cỏ, lợp nhà, các đại lý, các hội buôn, các trại cày Số l… ợng Hội viên của Hội Việt nam cách mạng Thanh niên ở các huyện nh sau: Anh Sơn: 52; Thanh Chơng: 8; Nam Đàn: 22; Quỳnh Lu: 21; Yên Thành: 43. Thành phần xã hội gồm: giáo viên, học sinh, công chức nhỏ, thầy thuốc, ngời buôn bán Khi Đông D… ơng Cộng sản ra đời, một số chi bộ Thanh niên này đã chuyển đổi thành các chi bộ Cộng sản.

Năm 1927, Hồ Tùng Mậu giao cho Hoàng Thế Thiện (quê ở Anh Sơn, xuất dơng sang Xiêm năm 1926) trở về nớc xây dựng cơ sở Thanh niên. Nhng vừa về đến nhà thì bị bắt giam vào nhà lao Vinh. Tại đây, ông đã gặp Nguyễn Ngọc Cửu cũng đang bị bắt giam. Tháng 6 năm 1928, hai ông ra tù tìm gặp Nguyễn Thị Thiu, Nguyễn Thi Xân, Nguyễn Hiện, Nguyễn Duy Hài trao đổi bàn bạc, xây dựng cơ sở để liên lạc với Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Xiêm. Thực hiện kế hoạch trên, Hoàng Thế Thiện trở về Anh Sơn cùng Hoàng Thế Hanh xây dựng cơ sở Yên Trạch, Long Thái, Bình Thọ, Văn Lâm (tổng Bạch Hà); Thợng Cát, Trung Hậu, Sơn La, Đồng Bích (tổng Thuần Trung); Bạch Ngọc,Vĩnh Giang, Đô Lơng, Văn Tràng (tổng Đô Lơng); Yên Lăng, Quán Nội (tổng Yên Lăng). Nhóm thanh niên Nguyễn Ngọc Cửu vận động gây dựng cơ sở các làng Yên Dũng, Lộc Đa, Đức Thịnh (Hng Nguyên); Song Lộc, Đông Chữ, Kỳ Trân, Nhất Lộc, Tam Đa (Nghi Lộc); Hậu Luật, cao Xá, Nho Lâm, Bút Trận (Diễn châu); Ngọc Thành, Trang Kè (Yên Thành); Thọ Lộc, Cự Lâm (Nghĩa Đàn).

Tóm lại, vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX ở Nghệ An tồn tại hai tổ chức cách mạng là Tân Việt cách mạng Đảng và Hội Việt nam cách mạng Thanh niên. Điểm đặc biệt là hai tổ chức này có chung mục đích đấu tranh nên thuận lợi trong việc phát triển tổ chức và lãnh đạo phong trào quần chúng. Nhiều nơi bên cạnh đại tổ Tân Việt có cả chi bộ Thanh niên. Nhng vì tổ chức Thanh niên có sức thuyết phục hơn nên dần dần Tân Việt cũng hoạt động theo chính cơng sách lợc của Thanh niên. Phong trào đấu tranh vì vậy đợc đẩy lên một bớc. Điều này đã đặt ra yêu cầu cấp bách thông nhất Tân Việt và Thanh niên. Quá trình đấu tranh đi đến thống nhất tuy phức tạp nhng không làm hạn chế phong trào cách mạng của quần chúng mà ngợc lại, phong trào cách mạng của quần chúng lại nh chất xúc tác thúc đẩy thêm tiến trình hợp nhất.

Một phần của tài liệu Tri thức nghệ an trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc 30 năm đầu thế kỉ XX (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w