Công cuộc chuyển đổi mô hình kinh tế ở Hồng Kông Trớc khi cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra, có thể nói trong một thời gian

Một phần của tài liệu Tình hình hồng kông từ năm 1997 đến nay (Trang 42 - 46)

Trớc khi cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra, có thể nói trong một thời gian khá dài nền kinh tế Hồng Kông đã đạt đợc những thành tựu hết sức khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, nền kinh tế Hồng Kông bắt đầu bộc lộ những mặt hạn chế, những nguy cơ tiềm ẩn mà lâu nay đợc che đậy bởi tốc độ phát triển kinh tế cao và chỉ đến khi cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á xẩy ra thì những nguy cơ đó mới thực sự bộc phát.

Cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ đã làm chao đảo nền kinh tế, xã hội Hồng Kông. Để có thể đa nền kinh tế Hồng Kông phát triển, giữ vững vai trò

là trung tâm tài chính - tiền tệ thế giới và khu vực, Hồng Kông cần phải có những chính sách nhằm chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế phù hợp với xu thế quốc tế và tình hình chính trị, xã hội Hồng Kông.

Đối với ngành dịch vụ - một ngành từng đem lại cho Hồng Kông rất nhiều lợi nhuận, (dịch vụ chiếm 10% GDP của Hồng Kông) nay đang bị nhiều nớc khác trong khu vực cạnh tranh. Ngành kinh doanh bất động sản - một ngành đ- ợc coi là ngành kinh doanh truyền thống của t bản Hồng Kông, trong suốt hơn 10 năm qua, do giá cả ở Hồng Kông không ngừng tăng lên mà nguyên nhân chủ yếu là ở vấn đề cung ứng đất đai đã giúp cho ngành này có nhiều thuận lợi để phát triển. Sau khi thành lập chính quyền Đặc khu, chính quyền của ông Đổng Kiến Hoa đã đa ra mục tiêu xây dựng nhà ở và cung ứng đất đai vì thế có thể sẽ khiến xu thế tăng giá bất động sản giảm đi. giá bất động sản không lên đợc, nguồn vốn của Hồng Kông tất yếu phải tìm cho mình một hớng đi mới. Cho đến nay vốn của ngời Hoa ở Hồng Kông đầu t vào các nớc khác không thu đợc nhiều hiệu quả, hơn nữa trên thực tế vốn của ngời Hoa đầu t ở các nớc phát triển phơng Tây cũng không thể giành đợc sự tôn trọng và địa vị xã hội xứng đáng. Vì vậy, có lẽ từ nay về sau hớng đầu t tốt nhất của ngời Hoa là giữ lại vốn để đầu t ở Hồng Kông hoặc đa vào nội địa. Hiện nay, ở Hồng Kông có rất nhiều công ty có trên hàng chục tỷ HKD, nếu ngành bất động sản không làm ăn đợc nữa, mà không tìm ra hớng đi đúng thì chỉ vài năm sau những công ty này sẽ phải giải tán. Bên cạnh những yếu tố bất lợi của ngành dịch vụ và kinh doanh bất động sản, ngành tiền tệ Hồng Kông cũng gặp những trở ngại không kém. Tuy rằng, qua cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á, Hồng Kông đã đứng vững (tất nhiên ở Hồng Kông đã phải dựa rất nhiều vào Trung Quốc), nh- ng liệu có thể khẳng định rằng trong tơng lai sẽ không xảy ra những cuộc khủng hoảng tơng tự nữa hay không và đến lúc đó Hồng Kông liệu có thể vẫn tiếp tục đứng vững ?

Chính những lý do đó đã đa Hồng Kông đến một sự lựa chọn là tập trung đầu t và phát triển các ngành công nghiệp có hàm lợng kỹ thuật cao. Trong nhiều năm qua, điều kiện về mặt địa lý, khí hậu, giao thông, vốn, quản lý thông tin... của Hồng Kông đều rất tốt. Nhng bản thân Hồng Kông lại không tồn tại điều kiện phát triển ngành khoa học kỹ thuật cao, bởi vì Hồng Kông không có thị trờng kinh doanh tiêu thụ, đặc biệt điểm then chốt là với tâm lý đầu cơ truyền thống vào thị trờng bất động sản và tiền tệ hấp dẫn, nền khoa học kỹ thuật cao với rủi ro tơng đối lớn về cơ bản cha tìm đợc cho mình chỗ đứng.

Chính vì thế, dựa vào sản nghiệp bản địa, đặc trng môi trờng kinh tế xung quanh, Hồng Kông đã tiến hành đầu t phát triển các ngành nh máy tính, điện tử, công nghệ sinh học... bởi vì theo sự bố trí của sản xuất quốc tế thì việc chế tạo linh kiện cứng của máy tính, điện tín đều trở thành sản phẩm tiêu chuẩn hoá, dần đợc chuyển từ các nớc phát triến sang và nó rất thích hợp với môi tr- ờng Hồng Kông.

Hiện nay, chính quyền Hồng Kông đang xúc tiến những dự án công nghệ cao. Một trong những dự án đáng chú ý của Hồng Kông là việc xây dựng một "cảng thông tin" nó giống nh một "silicon Valley" nhỏ nằm ở phía Tây Hồng Kông, với tổng giá trị đầu t khoảng 1,6 tỉ USD. Đây là đề xuất của tập đoàn pacific century (PCG) và đợc chính quyền Hồng Kông ủng hộ bằng việc cấp cho 26 ha đất trị giá 775 triệu USD. Dự án nay đợc tiến hành từ năm 2002 và sẽ khánh thành vào năm 2007. Ngoài ra hồng Kông cũng đã xây dựng thành công "công viên khoa học" trị giá 430 triệu USD, thành lập một quỹ trị giá khoảng 5 tỉ HKD nhằm hỗ trợ phát triển công nghệ thuộc khu vực t nhân và công cộng.

Sau khi Hồng Kông xác định đợc con đờng đi của mình là việc phát triển một nền kinh tế trí thức, coi khoa học kỹ thuật là động lực chính thúc đẩy sự

phát triển kinh tế. Hồng Kông đã xác định mục tiêu phát triển lâu dài trong 30 năm, cũng nh phơng hớng biện pháp xây dựng Hồng Kông trong thời gian trớc mắt. Uỷ ban sáng chế khoa học kỹ thuật do giáo s Điền Trởng Lâm làm chủ tịch và uỷ ban phát triển sách lợc do ông Đổng Kiến Hoa làm chủ tịch đã trình lên chính quyền Đặc khu kế hoạch phát triển lâu dài lấy khoa học kỹ thuật làm nòng cốt, và đã nhận đợc sự ủng hộ của chính quyền Đặc khu và Chính phủ Trung ơng.

Qúa trình chuyển đổi từ nền kinh tế dịch vụ với hai ngành chủ đạo là kinh doanh tiền tệ và nhà đất sang nền kinh tế trí thức và khoa học công nghệ. Hồng Kông đã tiến hành xây dựng một trung tâm thông tin, kế hoạch vận trù cho cảng Trung Lạc và thành công trong việc cạnh tranh mua mạng viễn thông giữa công ty Lý Trạch Khải với công ty Điện tín Singapo đã làm dấy lên trào l- u phát triển các ngành khoa học kỹ thuật cao ở Hồng Kông. Với sự phát triển mạnh mẽ đến kinh ngạc của mạng lới internet, công nghệ thông tin đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống xã hội Hồng Kông. Các mạng lới thông tin và công ty công nghệ mọc lên nh nấm khiến cho cơ cấu của các công ty kinh doanh chứng khoán cũng thay đổi, đó là khối lợng cổ phiếu của các công ty kinh doanh bất động sản và tiền tệ trớc đây cũng bị thu hẹp lại, giá trị cổ phiếu của các công ty bu chính viễn thông và công nghệ cao ngày một tăng lên. Nhiều năm nay, một số công ty kinh doanh bất động sản, trớc đây công kích ngành kinh tế kỹ thụât cao cũng đang đua nhau công bố kế hoạch đầu t mới, hoà nhập vào các lĩnh vực thông tin liên lạc, điện tử viễn thông bằng những sách lợc riêng nh liên doanh, 100% vốn độc lập, mua hoặc tổ chức lại công ty...

Nhiều công ty xuyên quốc gia có tiếng tăm vẫn tiếp tục đến đầu t hoặc lập chi nhánh ở Hồng Kông. Nhiều công ty, xí nghiệp kinh doanh truyền thống cũng đã tiếp thu và vận dụng những tri thức và phơng thức quản lý mới trong thời đại khoa học công nghệ thông tin. Tất cả những điều đó đều phát huy tác

dụng rất quan trọng đối với qua trình điều chỉnh và chuyển đổi của nền kinh tế Hồng Kông.

2.2. tình hình chính trị xã hội.2.2.1. tình hình chính trị Hồng Kông.

Một phần của tài liệu Tình hình hồng kông từ năm 1997 đến nay (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w