Tình hình Hồng Kông sau cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á.

Một phần của tài liệu Tình hình hồng kông từ năm 1997 đến nay (Trang 37 - 42)

châu á.

Trở về với đất mẹ Trung Quốc, Hồng Kông đã là một trong bốn con rồng của châu á, và là một trong những trung tâm tài chính, thơng mại và buôn bán quốc tế. Hồng Kông đứng thứ hai trên thế giới về khả năng cạnh tranh kinh tế, thứ 7 thế giới về dự trữ ngoại tệ, thứ 5 về ngân hàng và thị trờng chuyển đổi

ngoại tệ, thứ 8 về thơng mại và thứ 10 về xuất khẩu dịch vụ. ở châu á Hồng Kông là trung tâm tài chính thứ 2 sau Tokyo {12-73}.

Trớc sự phát triển mạnh mẽ ấy, các quan chức Hồng Kông và chính phủ CHND Trung Hoa rất khả quan về một Hồng Kông sau 1-7-1997. Thế nhng chỉ ít ngày sau khi trở về với Trung Quốc, Hồng Kông đã phải gánh chịu hậu quả của một cuộc khủng hoảng tiền tệ ở khu vực châu á.

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á, bắt đầu từ Thái Lan hồi tháng 7-1997 và đã nhanh chóng lan ra các nớc trong khu vực, Hồng Kông cũng không nằm ngoài vòng xoáy của cơn bão khủng hoảng ấy. Nó đã khiến cho nền kinh tế Hồng Kông rơi vào tình trạng suy thoái và lạm phát nghiêm trọng nhất trong suốt 30 năm qua. Các chỉ tiêu kinh tế đều bị trợt xuống một cách toàn diện. Quý I. 1997, kinh tế Hông Kông đạt tốc độ tăng trởng là 6,7% thì đến quý IV. 1997 tỷ lệ này đã giảm xuống còn còn 2,7%. Bớc sang năm 1998, tác động của cuộc khủng hoảng và những khó khăn nội tại của Hồng Kông càng bộc lộ rõ hơn. Quý I.1998, tốc độ tăng trởng kinh tế Hồng Kông giảm xuống còn -2,6%, quý II.1998 là -5,1%, quý III là -6,9%... Mức tăng trởng kinh tế kinh tế trung bình cả năm là -5,1%. Sang năm 1999, tình hình kinh tế Hồng Kông có vẻ khởi sắc hơn, tốc độ tăng trởng kinh tế sẽ đạt từ -1,5% đến 1,5%, thấp hơn nhiều lần so với mức độ tăng trởng kinh tế của khu vực, đặc biệt là với chính Hồng Kông trớc khủng hoảng.

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã làm cho hơn 1.200 công ty phải phá sản, nhiều cửa hàng phải đóng cửa. Tỷ lệ thất nghiệp đã làm cho dân chúng Hồng Kông hết sức lo ngại. Sở lao động Hồng Kông cho biết tháng 2-1998 có tới 12000 ngời tới đăng ký tìm việc làm trong khi tháng 1-1998 con số này chỉ là 7.900 ngời, đến tháng 5-1999 tỷ lệ thất nghiệp là 6,35. Kim ngạch nhập khẩu giảm 13% trong quý IV. 1998, về xuất khẩu; cục phát triển mậu dịch của Hồng Kông cho biết, kể từ tháng 6-1997 xuất khẩu của Hồng Kông sang các nớc ASEAN và Hàn Quốc đều sụt giảm, cụ thể là:

Hàng xuất khẩu sang Malayxia tháng 7-1997 giảm 7%, tháng 11-1997 giảm 7,2%, tháng 12-1997 giảm 15,7%, tháng 1-1998 giảm 29%.

Hàng xuất khẩu sang Inđônêxia tháng 8-1997 giảm 26,1%, tháng 9-1997 giảm 48,3%, tháng 11-1997 giảm 45,6%.

Hàng xuất sang Thái Lan tháng 8-1997 giảm 7,1%, tháng 11-1998 giảm 7,8%, tháng 12-1997 giảm 3%.

Hàng xuất sang Hàn Quốc tháng 11-1997 giảm 1,3%,tháng 1-1998 giảm 7,6%.

Tuy nhiên cục phát triển mậu dịch Hồng Kông cũng cho biết tỷ trọng hàng xuất khẩu của Hồng Kông sang các nớc này không lớn, hơn nữa nhiều mặt hàng xuất khẩu của Hồng Kông sang các nớc này lại không trùng lặp với các nớc trong khu vực, nên tác động này đối với Hồng Kông không đến mức quá lớn.

Đối với ngành du lịch, hơn 80% thu nhập quốc dân ngoại tệ của Hồng Kông hiện nay từ các ngành dịch vụ, trong đó ngành du lịch chiếm 8%. Theo số liệu thống kê của Hồng Kông cho biết, năm 1996 có trên 11 triệu khách du lịch tới Hồng Kông thu nhập từ du lịch đạt 11 tỉ đô la Mỹ. Sang năm 1997 lợng khách giảm xuống 10,4 triệu ngời, giảm 11,1%, chiếm 1/4 du khách đến Hồng Kông giảm 3,9%, do sự suy sụp kinh tế của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Sự giảm sút nghiêm trọng của ngành du lịch đợc lý giải là do một loạt các nhân tố tiêu cực, nh sự giảm giá mạnh của các đồng tiền trong khu vực, Hồng Kông trở thành một thị trờng đắt đỏ. Dịch cúm gà và việc tăng giá khách sạn cũng ảnh hởng tới ngành du lịch. Bên cạnh đó các ngành hàng không, kinh doanh khách sạn, nhà hàng... cũng giảm sút theo ngành du lịch.

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã buộc Hồng Kông phải đứng trớc hai vấn đề:

Một là: Nền kinh tế của Hồng Kông chủ yếu dựa vào bất động sản, giá bất động sản lại đợc chính quyền và các nhà kinh doanh cố tình giữ ở mức cao. Do

đó Hồng Kông trở thành một trong những nơi có chi phí kinh doanh tốn kém nhất.

Hai là: Hồng Kông gắn đồng tiền của mình với đồng đô la Mỹ, kết quả là giúp cho Hồng Kông tránh đợc cơn choáng vì bị bao vây giống nh sự kiện Thiên An Môn (4-6-1989). Hồng Kông rơi vào thế bị kẹt, bởi nếu không gắn đồng HKD với đồng USD nữa thì nguồn vốn đầu t vào Hồng Kông sẽ bị rút ra. Ngoài ra chính phủ Trung Quốc có khả năng sẽ phá giá đồng NDT để lấy lại khả năng cạnh tranh với khu vực Đông Nam á . Tuy Bắc Kinh khẳng định sẽ không phá giá đồng NDT, tuy nhiên d luận vẫn hoài nghi về khả năng đó vì nếu chính phủ Trung Quốc không làm nh thế thì đồng NDT sẽ bị mất giá trên thị trờng chứng khoán, điều đó sẽ ảnh hởng xấu đến nền kinh tế Đại Lục.

Đứng trớc tình trạng nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng, Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hồng Kông đã đề ra một loạt các biện pháp để ổn định tình hình, phát triển kinh tế của Hồng Kông trớc cơn bão tiền tệ.

Trớc hết, Trung Quốc sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế Hồng Kông, ra sức giữ ổn định cho đồng NDT và đồng HKD so với đồng USD. Trung Quốc còn dự định sẽ chuyển đầu t từ khu vực Bắc Mỹ và châu Âu về Hồng Kông với số tiền khoảng trên 10 tỉ USD nhằm ổn định nền kinh tế Hồng Kông. ngày 30-3-1998 Thủ tớng Chu Dung Cơ ra lệnh đầu t thêm 1 tỉ USD cho Hồng Kông. Chính phủ Trung ơng còn khuyến khích nới lỏng cho các địa phơng tới Hồng Kông du lịch để cứu vãn ngành du lịch Hồng Kông đang trên đà sa sút nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, chính phủ Hồng Kông cũng nhanh chóng tìm ra các biện pháp ngăn chặn cơn bão tài chính tiền tệ đang diễn ra. Ngày 29-5-1998 ông Tăng Âm Quyền vụ trởng vụ kinh tế Hồng Kông đã đa ra 7 biện pháp để khắc phục sự suy thoái của nền kinh tế Hồng Kông:

1. Cải thiện trên vốn lu động và hệ thống tài chính, làm cho hệ thống này làm việc có hiệu quả hơn.

3. Mở rộng thị trờng nhà đất, nh có thể bán trớc 20% nhà ở cho dân chúng và bán trớc thời gian từ 15 - 20 tháng theo dự kiến quy hoạch xây dựng xong.

4. Đẩy mạnh ngành du lịch, đơn giản hoá thủ tục.

5. Kể từ ngày 5-6-1998 cơ quan xuất nhập cảnh đơn giản thủ tục cho du khách Đài Loan tới Hồng Kông nh cấp visa nhiều lần có giá trị 3 năm. Thời gian cấp giảm từ 5 ngày xuông 2 ngày.

6. Kể từ tháng 7-1998 Hồng Kông tăng 30% cota du lịch cho khách từ Trung Quốc Đại Lục. Hiện nay cota là 1142 ngời/ngày, thời gian tới sẽ tăng lên 1500ngời/ngày.

7. Thông qua dự án xây dựng cáp tại khu du lịch Ngong Ping mà hiện nay du khách tới tham quan nhiều. (21- 7)

Với khả năng lớn mạnh của nền kinh tế Hồng Kông, đặc biệt là trong lĩnh vực dự trữ ngoại tệ, khác với các nớc asean hay NIEs, đồng HKD không bị phá giá, các ngân hàng không bị chết đuối vì nợ, các ngôi nhà chọc trời không bị bỏ trống. Vị trí trung tâm tài chính, mậu dịch của Hồng Kông trên thế giới vẫn đứng vững. Làm đợc điều kì diệu đó có thể nêu ra 4 lý do sau đây:

Thứ nhất, Hồng Kông có một thực lực kinh tế mạnh, có nền tảng kinh tế vững và một lợng dự trữ ngoại tệ lớn (hơn 90 tỉ USD) và một bối cảnh chính trị ổn định.

Thứ hai, với vị trí địa lý quan trọng ở trung tâm châu á, Hồng Kông là cửa ngõ cải cách mở cửa của Trung Quốc. Sau khi về với Trung Quốc, Hồng Kông lại có Trung Quốc làm hậu thuẫn vững chắc. Trung Quốc có hơn 260 tỉ USD dự trữ ngoại tệ, đợc sự ủng hộ vững chắc của chính phủ trung ơng là đảm bảo quan trọng cho Hồng Kông thành công trong việc đánh trả các hoạt động của các nguồn vốn "nhàn rỗi " quốc tế.

Thứ ba, Hồng Kông có một cơ chế quản lý tài chính hoàn hảo. Cơ chế này hoàn chỉnh đến mức gần nh một cỗ máy tự động kịp thời phát hiện sự cố và nhanh chóng phản ứng hữu hiệu.

Thứ t, và có thể là quan trọng nhất, là chính quyền Hồng Kông đã phản ứng nhanh nhạy, phối hợp nhịp nhàng, có quyết sách đúng, thực hiện có hiệu quả cao trong bối cảnh nền kinh tế Hồng Kông bị khủng hoảng đe doạ. Chính quyền Hồng Kông đã đa ra một loạt phơng án làm ổn định kinh tế nh kích thích thị trờng và cải thiện hệ thống ngân hàng... và đã đạt đợc một số thành quả. Để cải thiện tình hình Hồng Kông đã dựa vào ngành dịch vụ tài chính và ngành bất động sản, trởng khu hành chính đặc biệt Hồng Kông ông Đổng Kiến Hoa đã rất tích cực khởi xớng phát triển nền khoa học kỹ thuật và đợc hầu hết ngời Hồng Kông tiếp nhận.

Nhìn chung cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã buộc Hồng Kông phải đứng trớc rất nhiều vấn đề nh tình hình tài chính - tiền tệ sa sút, tình trạng mua bán bất động sản tự do, nạn thất nghiệp... Tuy nhiên Hồng Kông vẫn giữ

nguyên vai trò của một trung tâm tài chính - tiền tệ, mậu dịch, thông tin... thế giới. Cho đến nay Hồng Kông đã bớc ra khỏi cuộc khủng hoảng và đang đi vào quỹ đạo phát triển kinh tế phồn thịnh của nó. Vai trò của một trung tâm tài chính - tiền tệ thế giới ngày càng đợc củng cố vững chắc.

Một phần của tài liệu Tình hình hồng kông từ năm 1997 đến nay (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w