Nhận xét chung về tình hình chính trị của Mianma từ năm 1989 đến

Một phần của tài liệu Tình hình chính trị, kinh tế của minma từ năm 1989 đến năm 2003 (Trang 70)

7. Bố cục của luận văn

2.4.Nhận xét chung về tình hình chính trị của Mianma từ năm 1989 đến

2003

2.4.1. Hậu quả của những biện pháp khôi phục trật tự luật pháp và nội chiến

Trái với những t tởng tự do cởi mở về kinh tế, trong điều hành các công việc chính trị, Chính phủ quân sự đi theo đờng lối cứng rắn và võ đoán. Việc phái quân sự tiến hành đảo chính ngày 18/9/1988 đã gây bất ngờ lớn và tạo nên sự phản đối dữ dội của phong trào đấu tranh dân chủ khi đó, vì đòi hỏi của quần chúng và các lực lợng đối lập là sự từ nhiệm của Chính phủ, lập ra Chính phủ quá độ để tổ chức tuyển cử đa đảng. Những cuộc xuống đờng do vậy vẫn tiếp diễn. Nhng đáp lại là những cuộc đàn áp thảm khốc. Theo một ớc đoán, số ngời chống đối bị bắt tới 4000. Công chức nhà nớc tham gia vào các hoạt động chống đối đều chịu kỷ luật ở các mức độ khác nhau. Có tới 4545 ngời bị sa thải, giáng cấp hay thuyên chuyển công tác. Chính phủ ra lệnh đóng cửa trờng học, ban lệnh giới nghiêm và thiết quân luật, lập các tòa án quân sự, tự do báo chí cũng bị cấm. Tới cuối năm 1989, chỉ còn tờ Nhật báo Nhân dân lao động bằng tiếng Anh và tiếng Miến của Chính phủ là đợc phép hoạt động [48, tr. 57].

Sau khi làm chủ đợc tình hình, Hội đồng khôi phục trật tự và luật pháp quốc gia thông báo sẽ tiến hành tuyển cử đa đảng. Tuyển cử đa đảng diễn ra vào ngày 27/5/1990, với thắng lợi vang dội của tổ chức đối lập lớn là Liên minh Dân tộc dân chủ. Tổ chức này giành 392 trong tổng số 491 ghế của nghị viện. Tuy nhiên, Chính phủ quân sự không triệu tập quốc hội mới, cũng không chịu nhờng quyền cho cơ quan dân cử. Và đáp lại những cuộc chống đối mới, Chính phủ ra lệnh bắt nhiều lãnh tụ đối lập, đặc biệt là của Liên minh Dân tộc vì dân chủ. D luận tin rằng Chính phủ đã bỏ tù, tra tấn hàng ngàn ngời hoạt động chính trị. Trên 100 nghị sĩ mà hầu hết là thuộc Liên minh Dân tộc dân chủ bị t- ớc bỏ t cách đai biểu Nghị viện. Sau những cuộc thanh trừng của Chính phủ, chỉ

còn 29 trong tổng số 235 đảng đăng ký tham gia tranh cử còn hoạt động. Sau khi một lần nữa làm chủ đợc tình hình, từ năm 1992, Chính phủ quân sự xúc tiến việc triệu tập Quốc dân đại hội, nhằm tạo ra các nguyên tắc xây dựng hiến pháp mới, theo đó, một trong các nguyên tắc mà Chính phủ đòi hỏi là đảm bảo cho quân đội tham gia lãnh đạo các công việc quốc gia trong tơng lai. Đòi hỏi này đã gây nên những phản ứng mạnh mẽ của nhiều đại biểu tham dự ngay từ cuộc họp đầu tiên của Quốc dân đại hội bắt đầu vào ngày 9/1/1993.

Những cuộc căng thẳng tiếp tục kéo dài trên đây đã làm cho tình hình chính trị và các sinh hoạt xã hội của Mianma luôn luôn không ổn định. Hàng ngàn sinh viên chạy sang Thái Lan hoặc lên biên giới liên kết với những ngời khởi nghĩa, một bộ phận các nghị sĩ chạy lên vùng rừng núi lập ra Chính phủ tồn tại song song. Các sự kiện đó làm cho tình hình nội chiến kéo dài trên bốn mơi năm nay trở nên phức tạp. Nội chiến liên tiếp làm ảnh hởng tới việc thực hiện các kế hoạch phát triển, vùng thung lũng Hu Kong trong quốc gia Kachin đợc coi là nơi có khả năng chứa dầu trong lòng đất. Để dọn đờng cho việc thăm dò của các công ty nớc ngoài và quân đội đã đợc điều đến đây và chiến sự ác liệt đã diễn ra. Phối hợp với các hoạt động vũ trang, Nhà nớc dùng tới các biện pháp "lập ấp chiến lợc" để cách ly dân với các lực lợng nổi dậy. Quân đội cũng đến lập trật tự ở vùng đồi Naga, nơi đợc chỉ định cho công ty Dầu Amoco của Mỹ thăm dò, khiến 300 ngời dân Naga phải rời sang ấn Độ. Vùng biên giới với Thái Lan nơi có lực lựợng Karen hoạt động cũng cha yên ổn.

Việc giải quyết nội chiến cũng tiêu hao nhiều tiền của, vì Chính phủ hiện nay, khác với hai Chính phủ tiền nhiệm, chủ trơng tăng cờng quân số, hiện đại hóa vũ khí trang bị để mang lại sức mạnh thật sự cho quân đội. Theo một quan sát, từ năm 1991 đến 2001 Mianma vay 1,4 tỷ USD của Trung Quốc để sắm các vũ khí trang bị tơng đối hiện đại. Chính phủ hy vọng thanh toán món tiền khổng lồ này bằng nguồn thu về đầu t các hợp đồng với nớc ngoài. Lực lợng vũ trang tăng lên 230.000 quân vào 1999, đợc hy vọng đạt tới 500.000 quân vào năm 2002 và 700.000 trong vài năm sau đó. Trong các thứ vũ khí trang bị mới,

"có khả năng" có cả tàu ngầm và vũ khí hóa học. Theo con số chính thức, năm 2002/2003 chi phí quân sự chiếm 32% ngân sách, cao hơn rất nhiều so với các năm trớc đó [50, tr. 79].

Những biện pháp khôi phục trật tự cứng rắn trên đây đồng thời cũng gây nên phản ứng bất lợi từ bên ngoài. Trớc tình trạng thiếu dân chủ do Chính phủ quân sự gây ra, trong khi các nớc Đông Nam á có thái độ đối thoại xây dựng nhằm dẫn dắt dần chế độ ra khỏi hệ thống chính trị cứng rắn võ đoán, thì các chính phủ phơng Tây, Nhật và cả Liên hợp quốc phản ứng mạnh mẽ, yêu cầu trao quyền cho những ngời đợc dân bầu, nới lỏng dân chủ, thả những lãnh tụ bị giam và nặng nhất là cắt viện trợ ODA. Do bị cắt viện trợ, Mianma khó có thể hoàn thành các dự án dở dang và không đủ tiền vốn đầu t cho công cuộc cải cách. Mặt khác, Mianma đã không thành công trong thu hút đầu t nớc ngoài; các biện pháp khác nh bán quyền khai thác lâm hải sản và bán cả một phần Đại sứ quán ở Nhật cũng không đem lại nhiều tiền. Dự trữ ngoại tệ vì thế rất kém, tháng 3/1998 đạt 892 triệu USD, bằng 87% giá trị nhập khẩu năm 1996 - 1997. Nhng do phải trả nợ, do nhu cầu đầu t đa dạng nên dự trữ giảm dần. Nó cũng trực tiếp gây khó khăn cho quá trình cải cách của Mianma.

2.4.2. Nhìn chung các nhà lãnh đạo Mianma có xu hớng bảo thủ

Là những chiến sĩ đấu tranh vì sự nghiệp dân tộc, các thế hệ lãnh đạo ở Mianma luôn ý thức tìm kiếm con đờng phát triển hiện đại thích hợp với truyền thống dân tộc và hoàn cảnh đất nớc. Khát vọng một xã hội bình đẳng và phồn vinh đã hớng họ về chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhng những nhận xét của Maung Maung Than, các lãnh tụ hầu nh không có định nghĩa rõ ràng và nhất quán về chủ nghĩa xã hội. Trong khi U Ba Xuê khẳng định: "cuộc cách mạng của chúng ta chỉ có thể thành công với chủ nghĩa Mác" và " chỉ có chủ nghĩa Mác mới có thể lát đờng đa chúng ta đi tới mục tiêu" thì U Nu lại "không coi chủ nghĩa Mác là học thuyết chính trị dẫn đờng hay t tởng của Liên đoàn", và chỉ tiếp nhận "một vài phần trong học thuyết kinh tế của Mác" mà thôi [70, tr. 36]. Thực ra, theo nhận xét của Saul Rose, các nhà lãnh đạo thời kỳ này đã lẫn lộn

chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa dân tộc; và theo nhận xét của Mya Than và Joseph L.H.Tan, chủ nghĩa xã hội chỉ thể hiện nh một khuynh hớng mà thôi. Ngoài việc đặt đối lập chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa thực dân, các lãnh tụ Mianma đã không đa ra đợc hệ thống lý luận, lôgic và nhất quán. Vì vậy "khi phát hiện ra rằng cách hiểu của họ về chủ nghĩa xã hội nh một nguyên tắc tổ chức đối với quốc gia còn cha mang tính thực tế và cha đầy đủ, các lãnh tụ Mianma thấy cần thiết phải viện nhờ đến các giá trị truyền thống". Và trong các giá trị truyền thống, Phật giáo đợc đa lên hàng đầu. Chủ nghĩa xã hội đã đ- ợc kết hợp với Phật giáo, và "chủ nghĩa xã hội - Phật giáo" đợc coi là giải pháp độc đáo sáng tạo của họ về con đờng phát triển đất nớc. Tuy nhiên, vẫn còn sự khác biệt trong cách hiểu về mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và Phật giáo. U Ba Xuê nói: "Học thuyết Mác không đối kháng với Phật giáo". U Nu lại khẳng định rằng hai thứ học thuyết này không thể so sánh với nhau.

Tình trạng lộn xộn trên thể hiện sự không nhất quán và lúng túng về lý luận của giới lãnh đạo. Điều đó dẫn đến những cuộc đấu tranh giữa các quan điểm, những kế hoạch vạch ra không phù hợp với thực tế và sự đổi lỗi cho nhau gặp phải thất bại đầu tiên. Sau khi lên nắm quyền Chính phủ Mianma đa ra c- ơng lĩnh phát triển mới, đợc trình bày một cách rõ ràng hơn. Thực ra, đó cũng chỉ là một thế hỗn hợp giữa quan niệm truyền thống Phật giáo và một vài nguyên tắc mácxít. Trong các văn kiện đờng lối, ngời ta bắt gặp các thuật ngữ Phật giáo nh Căn, Nghiệp, đồng thời cũng thấy những vay mợn từ học thuyết Mác nh đấu tranh giai cấp, mâu thuẫn lực lợng sản xuất và quan hệ sản xuất, vai trò của quần chúng trong quá trình lịch sử, đặc biệt là vai trò của giai cấp nông dân và công nhân. Cũng có thể thấy sự viện dẫn những quy luật kinh tế vay mợn từ kinh nghiệm của Nhà nớc Xô viết. Chính Nê Uyn thừa nhận có sử dụng một số nguyên lý mácxít, nhng ông không coi mình là một ngời theo chủ nghĩa Mác. Kết quả của sự pha trộn trên là những hình thức tổ chức sản xuất, điều hành phân phối, việc duy trì các chế độ sở hữu vừa giống lại vừa khác với mẫu thức Xô viết. Về cơ bản, đây là sự tiếp tục của "chủ nghĩa Phật giáo" theo kiểu Mianma. Thực tế chứng tỏ, con đờng của Hội đồng Cách mạng đã không

đem lại thành công. Mặc dù đã theo đuổi chính sách mở cửa, Chính phủ Mianma vẫn cha đa ra đợc cơng lĩnh phát triển mới. Rõ ràng qúa trình xây dựng lý thuyết vẫn cha kết thúc.

Với ý muốn chủ quan nóng vội, giới lãnh đạo đề ra các kế hoạch phát triển không dựa trên những tính toán thực tế, không phù hợp với khả năng yếu kém của một quốc gia lạc hậu mới giành đợc độc lập. Trớc những thời điểm mà các đờng lối cũ tỏ ra không có hiệu quả, họ thờng không nhất trí và không kiên quyết thay đổi. Nếu nh vào các thời điểm này, họ biết đoàn kết, mạnh dạn đa ra chính sách sửa đổi toàn diện và hợp lý thì có thể lịch sử đã diễn ra theo hớng tiến bộ hơn.

So với nhiều nớc láng giếng, ban lãnh đạo của Mianma kém nhạy bén hơn. Thật vậy, giống nh Mianma nhiều quốc gia mới giành đợc độc lập thờng bắt đầu quá trình phát triển bằng chiến lợc thay thế nhập khẩu. Đầu những năm 1990 nhận rõ những điểm yếu cơ bản của các chiến lợc này các nớc Đông Nam á đã dần dần chuyển sang chiến lợc công nghiệp hóa hớng ra xuất khẩu nhằm phát huy thế mạnh của mình trong quá trình hòa nhập vào các quá trình kinh tế quốc tế. Trong khi đó ban lãnh đạo Mianma vẫn theo đờng lối cũ. Và điều này đa đến tình trạng lạc hậu của kinh tế Mianma so với các nớc láng giềng.

2.4.3. Tình hình chính trị trong nớc thờng xuyên không ổn định

Có ba nhân tố chính gây nên tình trạng không ổn định là nội chiến, sự phân hóa trong các lực lợng chính trị và phong trào đấu tranh vì quyền lợi kinh tế và dân chủ. Trong ba nhân tố này, nội chiến nổi lên nh nhân tố nghiêm trọng nhất. Chỉ hai tháng sau lễ độc lập, nội chiến đã bùng nổ dữ dội và kéo dài tới nay với những diễn biến khá phức tạp, mang lại nhiều hậu quả tiêu cực đối với công cuộc xây dựng đất nớc.

ở Mianma, các vùng do các lực lợng nổi dậy hoạt động và kiểm soát th- ờng chứa nhiều tài nguyên quí, nh vàng, thiếc, antimoan, vonphram trong khu vực ngời Karenni sát biên giới Thái Lan; đá quý trong khu vực ngời San; dầu khí, khí đốt rất có khả năng ở vùng Kachin, Naga Các tổ chức nổi dậy th… ờng

khai thác tài nguyên bán ra nớc ngoài hoặc tiến hành buôn lậu và thu thuế để có tài chính đáp ứng nhu cầu lơng thực, thuốc men, vũ khí duy trì lực l… ợng. Theo một ớc tính, ngoài thuốc phiện, giá trị buôn lậu hàng năm lên tới khoảng 3 tỷ USD; buôn bán qua vùng ngời Karen khởi nghĩa kiểm soát phải đóng thuế bằng 5% giá trị hàng hóa và đạt tổng trị ớc 1,28 tỷ USD một năm. Hàng nhập khẩu qua biên giới tràn ngập và làm rối loạn thị trờng trong nớc. Để chiến đấu chống các lực lợng nổi dậy, Nhà nớc hàng năm phải chi những khoản tiền đáng kể cho an ninh quốc phòng: trung bình 299 triệu USD thời kỳ này. Thời gian gần đây, do tăng cờng quân số và mua sắm vũ khí trang bị, mà chi phí quân sự lên tới hàng tỷ USD [42, tr. 68]. So với nhiều nớc láng giềng, ngân sách giành cho quân sự của Mianma chiếm tỷ lệ cao. Ngoài tiền của, nội chiến còn tiêu hao rất nhiều nhân lực. Theo dự đoán con số thơng vong trong 40 năm nội chiến có thể lên tới khoảng hơn 1 triệu ngời. Tổn thất sinh mạng này kéo theo những khoản trợ cấp khổng lồ, những vấn đề xã hội; làm chia rẽ khối đoàn kết trong từng dân tộc và giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc Miến.

Sự chia rẽ và đấu tranh các lực lợng chính trị gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Đó là cuộc chia rẽ và đấu tranh giữa các lãnh tụ chóp bu của chế độ dân chủ đại nghị. Các cuộc đấu tranh giữa các lực lợng tán thành và phản đối, sau khi chế độ một đảng ra đời, cuộc đấu tranh ngấm ngầm diễn ra trong nội bộ đảng và sự không thống nhất nội bộ cắt nghĩa những cải cách mang tính chất nửa vời; hoặc sự phủ nhận cải cách, và cuối cùng dẫn tới khủng hoảng, chính những cuộc chia rẽ này mà Piere Fistie gọi là cuộc chia rẽ trong nội bộ ngời Miến, đã liên tiếp cản trở quá trình phát triển bình thờng về kinh tế và chính trị của đất nớc.

Nội chiến, sự chia rẽ của các lực lợng chính trị, cùng với những sai lầm trong đờng lối và chính sách phát triển làm cho đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Những cuộc đấu tranh đòi quyền sống, quyền dân chủ của nhân dân thờng lại là nhân tố làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng chính trị, và đặt ra nhu cầu thay đổi, hoặc ít hoặc nhiều, về chính sách phát triển cũng nh về bộ máy chính quyền.

Tiểu kết chơng 2

Các nhân tố cơ bản gây mất ổn định bấy lâu nay ở Mianma là nội chiến và những cuộc đấu tranh hợp pháp của quần chúng và các lực lợng đối lập. Mấy năm lại đây, do sức mạnh của quân đội đợc tăng cờng kết hợp với những cuộc đàm phán có kết quả phát triển kinh tế xã hội ở miền núi biên giới; Chính phủ Mianma - hơn mọi Chính phủ tiền nhiệm, đã thành công trong việc đa cuộc nội chiến kinh niên và cực kỳ phức tạp tới hồi kết thúc. Đồng thời, những tiến bộ về đời sống và kinh tế qua thời kỳ đổi mới cũng góp phần làm uy tín của Chính phủ đợc nâng cao thêm. Điều ấy cho thấy một xu thế khó có thể đảo ngợc về chính trị ở nớc này. Hơn nữa, sự trừng phạt của quốc tế cũng không tác dụng sâu sắc đến tình hình chính trị ở Mianma. Những cuộc chiến đấu giữa quân Chính phủ và quân khỏi nghĩa Karen cũng nh những cuộc tụ tập quần chúng quanh khu nhà Aung Xan Xyu Kyi, lại là bằng chứng khác phản ứng thực tế

Một phần của tài liệu Tình hình chính trị, kinh tế của minma từ năm 1989 đến năm 2003 (Trang 70)