Quan hệ đối ngoại của Mianma với các nớc các nớc lớn

Một phần của tài liệu Tình hình chính trị, kinh tế của minma từ năm 1989 đến năm 2003 (Trang 61 - 64)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1.Quan hệ đối ngoại của Mianma với các nớc các nớc lớn

Quan hệ đối ngoại của Mianma với Mỹ và phơng Tây trớc năm 1989, phát triển tốt do Mỹ và phơng Tây quan tâm đến tiềm năng lớn về kinh tế cha đợc khai thác của Mianma. Từ sau cuộc khủng hoảng chính trị năm 1988, nhiều nớc phơng Tây, đặc biệt Mỹ, Anh, Tây Đức, Ôxtrâylia dùng vấn đề…

dân chủ, nhân quyền đòi Mianma thay đổi chính sách đối nội, thực hiện dân chủ. Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt rộng lớn với Mianma sau sự đàn áp quân sự năm 1988 vì sự từ chối thừa nhận các kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990 của chế độ quân sự. Tơng tự, Liên minh châu Âu đã áp đặt lệnh cấm vận lên Mianma, gồm cả cấm vận về vũ khí, ngừng u tiên thơng mại và hoãn toàn bộ viện trợ, ngoại trừ viện trợ nhân đạo. Những biện pháp cấm vận của Mỹ và Liên minh châu Âu chống lại chính phủ quân sự, cộng với sự tẩy chay và những sức ép trực tiếp khác từ các nớc phơng Tây ủng hộ phong trào dân chủ ở Mianma, khiến đa số các công ty Mỹ và châu Âu phải rời khỏi nớc này. Tuy nhiên, nhiều công ty khác vẫn còn ở lại nhờ các kẽ hở của biện pháp cấm vận. Nói chung các tập đoàn ở châu á vẫn muốn đầu t vào Mianma và tiến hành thực hiện các dự án đầu t mới, đặc biệt trong lĩnh vực khái thác tài

nguyên. Công ty dầu mỏ Pháp Total S.A hiện đang điều hành đờng ống dẫn khí Yadana từ Mianma tới Thái Lan dù có lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu. Total hiện là bị đơn của nhiều vụ khiếu kiện tại Pháp liên quan tới cái gọi là mối quan hệ với những vụ vi phạm nhân quyền liên quan tới đờng ống dẫn khí họ đang đồng sở hữu với các công ty của Mỹ Chevron và Tatmadaw. Trớc khi bị Chevron thâu tóm, Unocal đã giải quyết một vụ kiện tụng liên quan tới nhân quyền phí tổn đợc thông báo lên tới nhiều triệu đô la.

Sau cuộc đảo chính quân sự, ngày 29/9/1988, Mỹ tuyên bố ngừng khoản viện trợ 12 triệu USD cho Mianma. Nớc Đức, góp 100 triệu USD cho viện trợ phát triển hàng năm, và Nhật, ở mức 300 triệu, cũng hởng ứng. Kết quả là 90% viện trợ ngoại hối của Mianma bị cắt. Tháng 2/1989, trong báo cáo nhân quyền hàng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ kết tội Chính phủ Mianma về những hành động giết, bắt giữ, tra tấn tù binh chính trị. Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua việc cấp 500.000 USD viện trợ nhân đạo giúp những ngời tị nạn Mianma và 250.000 USD giúp phe đối lập dân chủ, ủy ban Nhân quyền của Liên hợp Quốc cũng thông qua nghị quyết động viên Chính phủ Mianma cải thiện tình trạng nhân quyền [56, tr. 87 - 89].

Vào giữa thập kỷ 90, ấn Độ cũng thay đổi thái độ và khởi xớng một chính sách mang tính chất hòa giải hơn. Điều này có thể bắt nguồn từ lợi ích chung của Mianma và ấn Độ trong giải quyết vấn đề thiểu số và tệ nạn buôn bán hêroin qua vùng biên giới hai nớc và cũng từ mối lo ngại của ấn Độ trớc ảnh hởng lớn lên không ngừng của Trung Quốc. Chơng trình phát thanh tiếng Miến chỉ trích Hội đồng khôi phục trật tự và luật pháp quốc gia không tiếp tục phát nữa. Quan chức hai bên có những cuộc gặp gỡ thờng xuyên.

Những sự kiện chính trị ở Mianma làm tăng quyết tâm trừng phạt của châu Âu và Mỹ. Sự kiện thứ nhất diễn ra xung quanh cuộc họp tháng 5/1996 của Liên minh Dân tộc vì nền dân chủ. Chính phủ mở chiến dịch bắt bớ, và ngày 22/6/1996, ngời bạn và là ngời ủng hộ Aung Xan Kyi - James Leader Nicholos bị chết trong tù. Nicholos bị kết án 3 năm tù từ tháng 4 do có một

máy fax không đăng ký. Ông là đại diện của Đan Mạch, yêu cầu EU xem xét việc trừng phạt Mianma về thơng mại. Thợng nghị viện Mỹ cũng xem xét một điều khoản bổ sung cho dự luật viện trợ nớc ngoài, coi việc các công ty Mỹ đầu t trực tiếp vào Mianma là bất hợp pháp. Công ty Pepsi của Mỹ từ tháng 4/1996 bán cổ phần thuộc công ty Pepsi Coca Products Mianma của nó. Tháng 7, Carlsberg của Đan Mạch bỏ kế hoạch xây dựng một nhà máy bia hợp tác với Mianma Golden Star Group.

Phơng Tây dùng chính sách hai mặt, vừa duy trì sức ép vừa gắng tìm cách hòa giải. Ngày 10/4/2000, các ngoại trởng EU ra quyết định tiếp tục áp dụng biện pháp trừng phạt thêm 6 tháng nữa, tới tháng 10, bao gồm lệnh cấm vận xuất khẩu những thiết bị có thể sử dụng để đàn áp hoặc khủng bố nội bộ, cùng với việc cấm cấp thị thực và phong tỏa tài sản của các thành viên và những ngời ủng hộ Chính phủ quân sự Mianma; đồng thời nhất trí cử một phái đoàn ngoại giao cao cấp sang Mianma để thăm dò khả năng viện trợ nhân đạo thêm cho nớc này.

Quan hệ đối ngoại giữa Mianma và Nga đợc nâng lên tầm cao mới, các công trình quan trọng của Mianma đều do Nga giúp đỡ xây dựng, nhất là vào thời kỳ mà quan hệ giữa hai nớc này đợc coi là tốt đẹp nhất trong lịch sử vào những năm 90 của kỷ XX. Cũng có tin nói rằng Nga đã giúp Mianma xây dựng một lò phản ứng hạt nhân có công suất 10 triệu oát tại một địa điểm bí mật. Dới sự tháp tùng của Bộ trởng Quốc phòng và Bộ trởng Năng lợng, Ngoại trởng Mianma hồi đó là Win Aung cũng đã tới Nga để thảo luận về kế hoạch này. Lò phản ứng và các thiết bị liên quan vốn dự định đợc giao hàng vào năm 2003, tuy nhiên do "không đủ kinh phí" nên kế hoạch trên đã tạm thời phải gác lại. Vào cuối thập kỷ 1990, để giúp Mianma giải quyết khó khăn về năng lợng hạt nhận, Nga đã giúp nớc này đào tạo nhiều nhân viên kỹ thuật liên quan tới hạt nhân. Hồi đó, việc Mianma tuyên bố mua lò phản ứng hạt nhân của Nga cũng đã gây phản ứng khác nhau của cộng đồng quốc tế, tuy nhiên Chính quyền Yangon lại giải thích rằng thiết bị này chỉ dùng vào con đờng "thử nghiệm y tế". Trong vòng hơn một thập kỷ qua, Nga không những giúp Mianma đào tạo

và huấn luyện trên 1.500 nhân viên quân sự, mà còn bán cho nớc này 10 máy bay chiến đấu MIG- 29 với tổng trị giá lên tới 130 triệu USD.

Nh vậy quan hệ đối ngoại giữa Mianma và các nớc phơng Tây, Mỹ, Trung Quốc còn có nhiều hạn chế do sự trừng phạt của các n… ớc này đối với Mianma. Nhng với sự viện trợ không hoàn lại và sự giúp đỡ về kinh tế và quân sự đã phần nào giúp nớc này dần dần thoát ra khỏi khó khăn trớc mắt.

Một phần của tài liệu Tình hình chính trị, kinh tế của minma từ năm 1989 đến năm 2003 (Trang 61 - 64)