Tình hình nội chiến và giải quyết vấn đề dân tộc

Một phần của tài liệu Tình hình chính trị, kinh tế của minma từ năm 1989 đến năm 2003 (Trang 40 - 50)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Tình hình nội chiến và giải quyết vấn đề dân tộc

Sự gặp gỡ trong mục tiêu chống Chính phủ đã đa đến việc thành lập vào tháng 11/1988 phong trào mới mang tên Liên minh Dân chủ Mianma với sự tham gia của mời thành viên tổ chức Mặt trận Dân chủ dân tộc và những ngời Miến chống Chính phủ chạy lên vùng biên giới. Tháng 11/1990, một số nghị sĩ đợc bầu hồi tháng 5 đã chạy lên vùng khởi nghĩa Karen, ngày 18/12, với s hỗ trợ của Liên minh Dân chủ Mianma, họ thành lập Chính phủ Liên hiệp dân tộc của Liên bang Mianma tiến hành tuyên truyền mở rộng ảnh hởng trong nớc và quốc tế. Năm 1992, thông qua hội Na Uy - Mianma, Chính phủ Na Uy tặng Liên minh Dân tộc dân chủ và Chính phủ Liên hiệp dân tộc của Liên bang Mianma 2 triệu Cuaron để thực hiện các dự án về chính trị, y tế, giáo dục. Chính phủ Na Uy còn cho phép Chính phủ Liên hiệp Dân tộc của Liên bang Mianma, qua đài Na Uy, phát đi các tin tức và bình luận về tình hình Mianma. Pháp, Đức, Mỹ cho phép các thành viên Chính phủ Liên hợp và Liên minh…

Dân chủ Mianma thăm viếng trong t cách đại diện các tổ chức chính trị và gặp gỡ các quan chức Chính phủ.

Từ năm 1989, Thủ tớng Thái Chaovalit nêu sáng kiến về cuộc thơng lợng giữa Chính phủ Trung ơng và Liên minh Dân chủ Mianma, nhằm đi tới thỏa thuận ngừng bắn. Nhng sau khi đồng ý, Hội đồng khôi phục trật tự và luật pháp

quốc gia lại từ chối. Chính phủ thực hiện chiến lợc kết hợp tăng cờng sức chiến đấu của quân đội với những cố gắng tìm kiếm các khả năng tạo lập hòa bình và thực hiện các chơng trình phát triển kinh tế xã hội ở khu vực dân tộc và biên giới.

Một nguyên nhân khiến nội chiến kéo dài triền miên là do quân đội yếu do trang bị tồi. Tình trạng này đợc khắc phục cùng với việc tăng quân số và tăng cờng mua sắm vũ khí trang bị với số lợng lớn, chủng loại đa dạng, giá trị lên tới hàng tỷ đô la. Nhiều lực lợng chống Chính phủ cũng tự nhận ra tính chất vô vọng của những nỗ lực của họ. Ngày 12/3/1989, lực lợng Kokang tách khỏi Đảng Cộng sản; và từ 21/3, nhóm vũ trang Kolang do U Phon Kya Sin đứng đầu đi tới thỏa thuận ngừng bắn với Chính phủ. Tiếp theo, vào tháng 4, lực lợng Oa dới sự chỉ huy của Kyauk Nyi Lai và Pauk Yu Chan làm binh biến chiếm hành dinh Panghxan của Cộng sản, buộc lãnh tụ Cộng sản Ba Thein Tin cùng lực lợng chính chạy sang Vân Nam (Trung Quốc). Những ngời Oa sau đó sớm tiến hành đàm phán về ngừng bắn với Chính phủ từ tháng 6/1989. Sau sự kiện này, Đảng Cộng sản bị sụp đổ trong t cách một tổ chức thống nhất.

Sau khi các nhóm vũ trang dân tộc tách khỏi Cộng sản, cộng với tình hình là lữ đoàn 4 của Quân đội Độc lập Kachin hoạt động ở vùng Kutkai hòa bình với Chính phủ, Quân đội Giải phóng Quốc gia Palaung trở nên đơn độc vì là lực lợng duy nhất còn cầm súng trong khu vực. Qua vai trò trung gian của các nhà s, và sau các cuộc thảo luận, sau đó tổ chức này chính thức từ bỏ vũ khí. Các thành viên của tổ chức đợc bố trí sinh sống trong khu vực họ hoạt động trớc đây, nay đợc đổi tên thành Đặc khu Quốc gia San. Chính phủ sau đó tiến hành các biện pháp giúp ngời Palaung phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, giao thông. Có hai lực lợng Pa-O ở quốc gia San. Tổ chức Dân tộc Pa-O hay Pa-O Trắng hòa bình với Chính phủ ngày 18/4/1991. Vùng do họ kiểm soát đợc mang tên đặc khu Quốc gia San Nam. Nhóm còn lại mang tên Giải phóng Nhân dân các Dân tộc Quốc gia San hay Pa-O Đỏ, sau đó trớc sức ép của dân, trong điều kiện đơn độc, lại dới tác động trung gian của Tổ chức Dân tộc Pa-O

và các nhà s, đồng ý từ bỏ đấu tranh vũ trang. Nghi lễ diễn ra ngày 9/10/1994, tại đó có 3.148 binh sĩ và gia đình họ trở về hợp pháp cùng 572 vũ khí các loại.

Điều kiện ngừng bắn cực rất đơn giản tác động sâu sắc đến nhiều nhóm vũ trang khác. Chính phủ thông báo 3.300 quân San, Akha thuộc quyền U Sai Lin, là lực lợng vốn cũng đã tách khỏi Đảng Cộng sản, đợc loại khỏi danh sách các phong trào bất hợp pháp. Các phong trào San không thống nhất. Tháng 9/1989, lãnh tụ thân cộng Hxo Htyen đứng đầu một lực lợng mạnh tách khỏi Quân đội Quốc gia San, Đảng Tiến bộ Quốc gia San ra hàng. Pang Phah, một chỉ huy San của một lực lợng 400 quân kiểm soát khu vực quanh Mong Lain lại tách ra độc lập với Quân đội Quốc gia San. Sự kiện đó có ý nghĩa đặc biệt là Quân Mong Tai của Khun Xa đầu hàng vô điều kiện.

Ngày 23/4/1990, Quân đội Quốc gia San ở vùng biên giới Thái do No Mein Gyi chỉ huy tham gia vào Quân đội Quốc gia San của Xai Leik (Kala) và sau đó là các tàn quân của Đảng Nhân dân Quốc gia San. Khun Xa tuyên bố ông đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc San và lập ra ủy ban Thống nhất Txeng Thai. Sau khi Meo Hein chết, Khun Xa, Sai Leik và Kala lập ra Hội đồng khôi phục quốc gia San, rồi đổi thành ủy ban Đại diện Nhân dân San vào 10/6/1992. Năm này, Quân đội Mong Tai mạnh đến mức quân đội quốc gia coi là mục tiêu hàng đầu.

Tháng 12/1992, ủy ban đại diện Nhân dân San bảo trợ cho cuộc họp của Hội nghị các đại diện Nghị viện San. Một Hội đồng khôi phục quốc gia San đợc lập với 27 ủy viên Trung ơng, 21 thành viên trong Hội đồng cố vấn, chủ tịch là Khun Xa. Sau đó là cuộc họp các bô lão, các nhà s và thành viên Quân đội Mong Tai ở Homong. Những ngời tham dự ra tuyên bố đấu tranh vì một quốc gia San độc lập có chủ quyền, có một nghị viện với 35 thành viên, chủ tịch là Khun Xa. Tháng 4/1994, cố vấn về ma túy của cựu tổng thống Jimmy Carter là Peter Bourne thăm hành dinh Homong, khuyên Khun Xa phát động chiến tranh chống Chính phủ, coi đó làm phơng tiện giành sự công nhận quốc tế.

Diễn biến chiến sự lại không thuận. Trong trận Mongkyut - một trận đợc xem là ác liệt nhất, quân đội của Khun Xa, bị đánh tan tác, mất hết nhuệ khí. Đồng thời nổi lên những mu thuẫn bên trong tổ chức. Tháng 6/1995, Chính ủy Lữ 16 Kan Yuet đem 200 quân bỏ đi. Sau đó, một chỉ huy tiểu đoàn bị xử quyết do bị phát hiện đang vạch kế hoạch ra đi. Rồi Kan Yuet tách ra lôi kéo nhiều ngời lập lực lợng riêng mang tên Quân đội Dân tộc quốc gia San khoảng 3.000 quân. Bên ngoài thì nhóm vũ trang Oa tấn công. Xét kỹ thời vận, Khun Xa quyết định hàng Chính phủ. Tháng 8/1995, ông gửi th cho Giám đốc Tình báo Quốc phòng bày tỏ mong muốn của mình. Chính phủ yêu cầu đầu hàng không điều kiện, sau đó không dính líu đến ma túy và phải sinh sống ở nơi do Chính phủ bố trí. Khun Xa và phó là Kyan Hxu Sin long trọng thề: vì lợi ích của Tổ quốc sẽ nhận các điều kiện đầu hàng không giống các lực lợng khởi nghĩa khác và sẽ trao nộp toàn bộ ngời, vũ khí, trang bị cho Chính phủ. Sau đó, băng ghi âm, hình về lễ thề đợc gửi đến các nhà chức trách.

Nghi lễ ra hàng đầu tiên đợc tổ chức ngày 5/1/1996, chấm dứt sự tồn tại của đội quân buôn lậu ma túy vũ trang hùng hậu nhất ở Tam giác Vàng. Các nghi lễ sau đó còn đợc tổ chức tới tháng 12 ở nhiều vùng khắp quốc gia San Bắc và San Nam. Quân số ra hàng lên đến 12.000; vũ khí đợc giao nộp, trong đó có cả tên lửa SAM - 7. Cộng những nhóm lẻ và cá nhân ra hàng về sau thì trên 14.000 ngời quy hàng, trên 9.000 vũ khí đợc giao nộp. Sau khi ra hàng, Khun Xa sống trung thành với lời hứa, đợc giám sát và bảo vệ bởi chính quyền. Năm 1989, khi nhóm Kachin tách khỏi Đảng Cộng sản, tiểu đoàn 4 của Quân đội độc lập Kachin còn vũ trang chống Chính phủ. Trong điều kiện hòa bình đ- ợc thiết lập ở khu vực bên cạnh, tiểu đoàn đứng trớc sức ép lớn về chính trị và quân sự. Phó chỉ huy tiểu đoàn U Ma Htu No bí mật tiếp xúc với đại diện Tình báo Quốc phòng đi đến thỏa thuận từ bỏ vũ trang. Tiểu đoàn 4 với 2.000 quân mang theo 2.009 vũ khí giao nộp sau đó đổi tên thành Quân đội Phòng thủ Kachin. Vùng họ kiểm soát đặt tên là Đặc khu Bắc Quốc gia San. Họ tiến hành hoạt động kinh tế phối hợp với Chính phủ phát triển, tiến hành trồng cây thay thế cây thuốc phiện.

Tổ chức độc lập Kachin giờ bị hãm trong một không gian chặt hẹp. Nhằm phá vỡ thế o bế, năm 1992, họ tiến công phía Bắc khu vực Xagaing. Quân Chính phủ phản ứng mãnh liệt và hiệu quả bằng chiến dịch lớn có sự tham chiến của máy bay trực thăng vận tải, khiến quân Kachin mất hết nhuệ khí. Quân Chính phủ, tuy vậy, không thừa thắng đánh tới. Ngừng bắn thực sự bắt đầu từ tháng 10. Sau đó là các cuộc đàm phán. Ngày 1/10/1993, Khin Nyunt cùng Chính phủ có mặt ở Myitkyina gặp đại diện Tổ chức Độc lập Kachin không khác cuộc đấu tranh giữa những ngời anh em. Gio Mai thì nói những ngời Kachin hiểu rõ cần từ bỏ con đờng vũ trang khởi nghĩa để tham gia vào các hoạt động chính trị. Ngày 22/2/1994, Khin Nyunt cùng Chính phủ đến Myitkyina tham dự lễ ký thỏa thuận ngừng bắn. Tổ chức Độc lập Kachin với 1.605 ngời ra hợp pháp. Khu vực họ kiểm soát mang tên mới Đặc khu Quốc gia San. Sau đó họ tiến hành kinh doanh trong khai mỏ, khai thác đá quý, trồng mía, làm đờng và hợp tác với Chính phủ thực hiện các chơng trình phát triển. Do lực lợng nhỏ, lại chịu tác động liên tiếp của các quá trình hòa bình trên cả nớc, Đảng Cộng sản Rakhain cũng chọn con đờng hòa bình. Ngày 29/10/1996, Chủ tịch Đảng dẫn đầu đoàn của Đảng tiến hành đàm phán với đoàn Tình báo Quốc phòng, đồng ý ngừng hoạt động vũ trang chống chính phủ. Sau các cuộc họp bàn về những thủ tục, ngày 6/4/1997, nghi lễ chính thức diễn ra ở Maungđo, tại đó 298 thành viên của đảng trở về hợp pháp, giao nộp 361 vũ khí các loại. Các thành viên của đảng đợc bố trí sinh sống tại hai làng tân lập Myaoađi và Aunggiaya trong vùng Maungđo.

Việc Chính phủ đơn phơng tuyên bố ngừng bắn ở Quốc gia Kayin vào tháng 12/1992 tác động đến tâm lý ngời dân và gây sức ép đối với Đảng quốc gia Môn mới. Sau những nỗ lực chung, có vai trò của các nhà trung gian và của các nhà s, cuộc họp đầu tiên giữa đại diện của đảng và đại diện Chính phủ diễn ra từ 31/12/1993 đến 3/1/1994 tập trung thảo luận về việc từ bỏ vũ trang ra hợp pháp. Sau đó là các cuộc thảo luận về những chi tiết cho việc định c và đi đến thống nhất các thành viên của đảng sẽ sinh sống ở 12 nơi. Ngày 26/6/1996, ở Molamyin, nghi lễ đợc cử hành: 7.860 quân Môn mang theo 8.346 vũ khí ra

hợp pháp. Đảng sau đó lập Công ty Quốc tế Ramanya đợc Chính phủ hỗ trợ tài chính. Tháng 9/1998, một nhóm 80 ngời do U G Abriel Pyan cầm đầu ở Moe Bye đã đi vào bí mật, tham gia vào Đảng Đất mới Kayan. Sau khi đảng Cộng sản tan rã, không còn nguồn giúp đỡ, đảng này phối hợp hoạt động với một số phong trào tiêu biểu khác. Tháng 2/1992, Gabriel Pyan và nhóm ông tách ra lập Tổ chức Phòng vệ Dân tộc Kayan rồi tiếp xúc với các nhà chức trách và quay về hợp pháp.

Khin Nyunt trong chuyến thăm Bolake ở quốc gia Kaya ngày 17 và 18/2/1993 mời các phong trào đàm phán hòa bình với Chính phủ. Cha Soten Pamo cũng đứng ra làm trung gian vận động thêm. Sau các cuộc đàm phán, Đảng Đất mới Kayan quyết định ngừng bắn. Từ 28/4 đến 5/5/1993 diến ra các cuộc họp bàn về việc thu gom lực lợng và tơng lai của đảng. Nghi lễ hòa bình diễn ra ngày 26/7/1994 chỉ ra sự kết thúc phong trào: 1.196 quân của đảng ra hợp pháp mang theo 810 vũ khí các loại. Sau đó là cuộc họp bàn về thực hiện các chơng trình phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Sau khi Đảng Cộng sản bị tan rã, Mặt trận Giải phóng Nhân dân Dân tộc Kayinni cùng với Đảng Đất mới Kayan và Tổ chức giải phóng Nhân dân Dân tộc San lập ra liên minh mang tên Mặt trận Thống nhất Dân chủ Dân tộc tiếp tục duy trì hoạt động vũ trang.

Thay mặt Chính phủ, Khin Nyunt, trong cuộc họp có quan chức Chính phủ và nhân dân các vùng Loiko, Hpraso và Demoso, nói do còn có các nhóm vũ trang nên hoạt động cha thể áp dụng các chơng trình phát triển khu vực này theo quy mô nh mong muốn. Ông kêu gọi các nhóm thơng thuyết. Mặt khác, đức cha Sotero Phamo tiếp xúc với Chủ tịch và Phó Chủ tịch tổ chức tiến hành vận động thêm. Kết quả, tháng 12/1993, ủy ban Trung ơng Mặt trận Giải phóng Nhân dân Dân tộc Kayinni gửi th cho Khin Nyunt bày tỏ mong muốn đàm phán. Sau một số th và thơng thuyết ban đầu, ngày 9/2/1994, trong cuộc gặp đoàn Tình báo Quốc phòng, Phó Chủ tịch U Tun Kyo nói việc thành lập một quốc gia Kayah riêng, tự trị không còn là mục đích của tổ chức, rằng tổ chức muốn hợp tác với Chính phủ xây dựng phát triển khu vực và rằng họ muốn

đợc hởng các đối xử giống nh các tổ chức đã ra hợp pháp. Ông cũng trình bày sự lựa chọn nơi định c mới.

Cuộc họp tiếp theo diễn ra cùng tháng ở Loiko dành thảo luận về các bớc thực hiện ngừng bắn, giao nộp vũ khí, ra hợp pháp. Nghi lễ đợc tiến hành ở Loiko ngày 9/5/1994, tại đó 1.619 ngời khởi nghĩa ra hợp pháp mang theo 1.236 vũ khí các loại. Năm 1989, Đảng Tiến bộ Kayinni tham gia vào Liên minh Dân chủ Mianma. Nhng năm 1991, qua tác động của những ngời đã ra hợp pháp và nhân dân, trong cuộc gặp tháng 10/1993 với đại diện quân đội, Phó Tham mu trởng của Đảng Aung Myat nói đảng chủ trơng hòa bình phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và không nuôi ý đồ tách khỏi Liên bang. Ngày 17/11/1993, Khin Nyunt tại Loiko mời Đảng ra hợp pháp; 21/11 và 8/12/1993, tùy viên quân sự Mianma ở Bangkok gặp các lãnh tụ của đảng ở Bangkok và ngoại vi Mae Hongson giải thích thêm về lập trờng của Chính phủ. Rồi sau đó đến cha Satero Phamo đứng ra làm trung gian. Sau các cuộc thảo luận với các nhà chức trách, nhà trung gian Phamo, ngày 25/3/1994, Chủ tịch U Aung Than Lay gửi th cho Khin Nyunt nói Đảng chào đón các giải pháp ngừng bắn của Chính phủ. Nghi lễ tiến hành vào ngày 25/3/1995. Toàn bộ lực lợng 7.790 quân mang theo 8.939 vũ khi ra hợp pháp. Tính đến 4/1997, đã có 17 lực lợng với 66.560 ngời mang theo 53.447 vũ khí các loại thiết lập hòa bình với Chính phủ [59, tr. 38 - 40].

Tình hình ở khu vực Karen

Ngày 31/7 /1992, bốn nhóm chống Chính phủ gồm Chính phủ Liên hiệp Dân tộc Liên bang Mianma, Vùng giải phóng Liên minh Dân tộc vì nền dân chủ, Liên minh Dân chủ Mianma và Mặt trận Dân chủ dân tộc (Mặt trận Dân chủ dân tộc là nòng cốt của Liên minh Dân chủ Mianma) tiến hành họp thợng

Một phần của tài liệu Tình hình chính trị, kinh tế của minma từ năm 1989 đến năm 2003 (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w