của Tố Hữu
3.1.1 Mấy vấn đề về thi pháp
Thi pháp học ra đời cách chúng ta 2400 năm, thuộc thời Aristôt, nhà triết học và mỹ học của thời cổ đại Hy-la. Thi pháp vốn là tên một công trình của ông đã đợc dịch ra tiếng Việt là “ nghệ thuật thi ca”.
Chữ “thi” Aristôt dùng không chỉ dành riêng cho thơ mà bao gồm mọi loại hình văn học - dấu ấn của thời cổ đại Hy-la, khi mà tất cả các loại thể văn học đều đợc viết bằng thơ ca.
Với văn học Việt Nam, thi pháp học bắt đầu xuất hiện ở miền Nam vào thời kỳ Mỹ ngụy, trớc 1975. Từ những năm 80 của thế kỷ 20 thi pháp học hiện đại mới chính thức truyền vào Việt Nam một cách có hệ thống. từ đó thi pháp học góp phần vào nghiên cứu văn học và giảng dạy văn học nh giảng dạy một nghệ thuật. Cũng từ đây đã có những thành tựu đáng kể về nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp ( đầu tiên phải kể đến “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều"(Phan Ngọc); “Thi pháp thơ Tố Hữu” (Trần Đình Sử); “Thi pháp ca dao” (Nguyễn Xuân Kính);"thi pháp thơ Huy Cận" (Trần Khánh Thành)...) Tuy nhiên thi pháp học đến với lĩnh vực nghiên cứu văn học không hoàn toàn đơn giản, nó cũng đã gây ra những tranh cãi về mặt quan niệm.
Chúng ta đều biết tác phẩm văn học là một chỉnh thể mang sự sống (mang tính sinh thể), nó phản ánh bản chất của sự vật , quy luật bên trong của sự tồn tại sự vật và hình thức của sự vật. Nhng không phải ngay lập tức ta có thể qua tác phẩm để hiểu bản chất sự vật, quy luật tồn tại bên trong của sự vật mà phải thông qua hình thức nghệ thuật của nó mới có thể hiểu đợc bản chất và quy luật tồn tại bên trong của sự vật.
Thế nhng có cả một giai đoạn dài chúng ta tiếp nhận văn học bằng việc đa khát vọng của ngời đơng đại gán ghép cho nội dung của tác phẩm, nghĩa là ngời nghiên cứu và giảng dạy văn học thích ngời khác phải hiểu văn học theo cách của mình. Điều này khiến văn học vốn đã khô khan (do cả một thời kỳ ng- ời ta đã đa mục đích chính trị vào trong văn học), trở thành những quy tắc đạo đức, không nói lên đợc khát vọng, t tởng riêng của tác giả và của thời đại.
thi pháp học, đã giúp giới nghiên cứu và giảng dạy văn học tiếp cận văn học nh là một ngành khoa học chính xác, đúng bản chất của nó - văn học là nghệ thuật, văn học là nghệ thuật ngôn từ, “Văn học là nhân học”...
Thi pháp học đã đi vào nghiên cứu hệ thống hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học. đó là hệ thống hình thức đợc tạo thành bởi các kiểu, các cách tổ chức tác phẩm nghệ thuật từ các phơng thức, phơng tiện chiếm lĩnh nghệ thuật của con ngời đối với cuộc sống. Thi pháp đã đặt ra khái niệm hình thức. Song hình thức của thi pháp không giống với hình thức mà Lý luận văn học đã quan niệm: (nội dung quyết định hình thức, hình thức phải thống nhất với nội dung, hình thức là cái vỏ bên ngoài bao chứa nội dung...).
Thi pháp học quan niệm hình thức của tác phẩm nghệ thuật chính là nội dung, là hình thức bên trong, bởi vì nó là hình thức của sự sống.
Vậy hình thức của văn học là gì ? Không gì khác ngoài ngôn từ - đó là chất liệu duy nhất, chất liệu đặc biệt kiến tạo nên hình tợng nghệ thuật và nội dung nghệ thuật. Bằng hệ thống ký hiệu ngôn ngữ, các nhà văn đã cung cấp cho ngời đọc những cảm nhận khác nhau về cuộc sống. Khi lý luận văn học nói: "nội dung quyết định hình thức", tức là nói tới quá trình sáng tạo tác phẩm của nhà văn. Còn đối với quá trình tiếp nhận thì con đờng đi lại khác: “Hình thức nào thì t tởng ấy”.
Thi pháp học nghiên cứu hình thức văn bản ngôn từ. Nghĩa là thi pháp học nhin hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học ở ba thuộc tính cơ bản làm nên linh hồn tác phẩm văn học:
Thứ nhất, hình thức của tác phẩm văn học phải là hình thức mang tính quan niệm.
Thứ hai, hình thức phải có tính chỉnh thể, một tác phẩm văn học bao giờ cũng là một hệ thống các yếu tố hình thức khác nhau: Nhỏ nhất là từ ngữ, sau đó đến cấu trúc trên từ, kiểu câu, thời gian, không gian nghệ thuật. Các yếu tố này liên hệ với nhau trong những quy luật nhất định của sáng tạo nghệ thuật chứ không phải là một sự lắp ghép ngẫu nhiên, máy móc. Bởi thế giới quanh ta là một thể thống nhất, mỗi sự vật trong thế giới này là một chỉnh thể nhỏ hơn. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nh vậy. nó đợc tạo thành bởi cacs mối liên hệ mang tính hệ thống, yếu tố này giải thích cho yếu tố kia, chúng quan hệ với nhau một cách biện chứng, theo nguyên lý cộng hởng của nghệ thuật. Vì thế khi phân tích một tác phẩm văn học không thể tách bất kỳ yếu tố hình thức nào ra khỏi hệ thống để phân tích một cách cô lập.
Thứ ba, hình thức của tác phẩm nghệ thuật phải mang tính lịch sử. Bởi đó là kết quả của quá trình sáng tạo của một nhà văn trong những tình huống sáng tạo mang tính đặc thù. Nh vậy hình thức ở tác phẩm văn học này không thể lặp lại ở tác phẩm khác của một tác giả. Và nhà văn này không thể bắt chớc nhà văn kia, bởi nghệ thuật là tấm gơng phản chiếu sự bắt chớc.
Từ những vấn đề thi pháp mang tính sơ lợc nêu trên, chúng tôi cố gắng nắm bắt để từ đó đối sánh với vấn đề thi pháp trong thơ Xuân Diệu (hai tập Thơ thơ và Gửi hơng cho gió) và trong tập Từ ấy.
3.1.2 Thi pháp trong thơ Xuân Diệu và trong tập Từ ấy của Tố Hữu. 3.1.2.1 Thi pháp trong thơ Xuân Diệu
Trong số những nhà thơ lãng mạn, Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn nhất, là “Nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”. Xuân Diệu đến với thơ mới từ thời điểm hng thịnh cho đến lúc thoái trào bằng hai thành tựu nổi bật là Thơ thơ
và Gửi hơng cho gió. ông cũng là ngời đã đem đến cho thơ Mới một luồng sinh khí mới. Thơ ông thể hiện một niềm khao khát giao cảm với đời rất mãnh liệt. nhu cầu khát khao khẳng định cái tôi, ấy là điều Xuân Diệu cho là tuyệt diệu nhất trên thế gian này: “Làm sao sống đợc nếu không yêu - Không nhớ, không thơng, một kẻ nào ?” (Bài thơ tuổi nhỏ). Bởi vậy trong thơ Xuân Diệu luôn
mang cảm xúc đắm say, ngây ngất, vồ vập, một trái tim sống hết mình. Bằng sự vận động bút pháp Xuân Diệu đa thơ mình thoát khỏi hệ thống thi pháp ớc lệ, phi ngã vốn có trong thơ cổ để nhìn đời bằng cặp mắt “ xanh non” , “biếc rờn”. Thế giới vẫn cũ nhng dới cặp mắt của Xuân Diệu thì nó rất mới:
Con đờng nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều
(Thơ duyên)
Xuân Diệu nhìn trời xanh, hoa lá, bớm ong cái gì cũng lạ, cũng đẹp, cũng non tơi và mê say. Xuân Diệu cho đó là thiên đờng trên mặt đất, thơ Xuân Diệu gắn chặt với đời. Với Xuân Diệu, tất cả đều là tình yêu “Thứ nhất”, tất cả đều là “Mùa xuân đầu”. Trong mắt Xuân Diệu, “Tình không tuổi và Xuân không ngày tháng”. Thơ Xuân Diệu là thơ của tình yêu. theo ông, cuộc đời con ngời có hai điều đẹp nhất đó là tình yêu và tuổi trẻ. Vì tình yêu là một trong những niềm giao cảm mãnh liệt nhất, sâu sắc nhất, toàn vẹn nhất, rất trần thế và rất mực cao thợng. Thế nên tình yêu đợc Xuân Diệu diễn tả theo mọi sắc thái, mọi cung bậc: từ e ấp, dịu hiền, đến nồng nàn mãnh liệt:
Tôi kẻ đa răng bấu mặt trời... Kẻ uống tình yêu dập cả môi.
(H vô - Gửi hơng cho gió)
Có khi tình yêu đó diễn ra si mê, điên cuồng, nh một hành động chiếm đoạt:
-Anh gọi nhỏ kề tai em: “Em hỡi!” Trên tay anh, em bèn viết: “Anh ơi” Rồi ngó mê nhau, ta mỉm mắt cời...
(Kỷ niệm - Gửi hơng cho gió)
Hay:
Nên lúc môi ta kề miệng thắm Trời ơi, ta muốn uống hồn em!
(Vô biên -Thơ thơ)
Dù niềm yêu đời, yêu sống mãnh liệt đến bao nhiêu, tâm hồn thi sĩ vẫn không tránh khỏi nỗi buồn và cảm giác cô đơn. Đó là cảm thức của cả một thời đại. Về chủ quan, Xuân Diệu mơ ớc một cuộc sống quá hoàn mỹ, ông có một ý thức sâu mạnh về cá nhân, ta luôn bắt gặp trong thơ Xuân Diệu những cách nói: Tôi muốn tôi mê , tôi yêu , tôi t… … … ởng Nh… ng thực tế khách quan lại không bao giờ đáp ứng đợc những mơ ớc, mong mỏi đó. Trớc cách mạng tháng 8, nớc ta là một nớc thuộc địa, dân ta bị tớc đoạt hết mọi quyền tự do, những quyền sống tối thiểu của con ngời bị hạn chế tối đa, cái "tôi" cá nhân dờng nh không có không gian để tồn tại. những khát vọng kiểu "Tuyệt đích vô biên" của Xuân Diệu không thể nào đợc thõa mãn và Xuân Diệu chỉ còn một cách rút vào cái "tôi" cô đơn của mình. Bởi vậy thơ Xuân Diệu mang cảm xúc của con ngời thời đại mới, nỗi buồn của Xuân Diệu là nỗi buồn của cái "tôi" lãng mạn tiểu t sản. Song dù là nỗi buồn thời thế hay nỗi buồn lãng mạn của cái "tôi" thơ mới yêu đời, yêu sống thiết tha, thì cả hai nỗi buồn ấy đều đem đến những cảm xúc đẹp trong thơ Xuân Diệu.
Thơ thơ và Gửi hơng cho gió điển hình cho thi pháp và nguyên tắc thẩm mỹ của Xuân Diệu - Đặt thế giới luôn trong trạng thái vận động không ngng nghỉ, sự vận động ấy chứa đựng sự sống của con ngời và thiên nhiên. Bằng bút pháp t- ơng giao Xuân Diệu khiến cho thiên nhiên trong thơ ông có sự hòa quyện lẫn nhau giữa những màu sắc, hơng thơm, ánh sáng, thanh âm.
Vốn chịu ảnh hởng khá rộng thi pháp của trờng phái tợng trng trong văn học lãng mạn Pháp thế kỷ XIX (với những tác giả nh: Bôđơle, Lamactin, Rimbaud ) nên Xuân Diệu quan niệm bản thể của vũ trụ là huyền bí, đó là bản… thể vô hình. Xuân Diệu cũng nh các nhà thơ mới không mô tả thế giới hữu hình mà chú ý mô tả những biến thái tinh vi của nó. để giải mã, để khám phá những biến thái ấy, tác giả thờng dùng các biểu tợng, sự tơng hợp của các loại cảm giác:
Đã chết đêm rằm theo nớc xanh.
(Nguyệt cầm -Gửi hơng cho gió)
Thơ Xuân Diệu thuộc loại hình thơ lãng mạn. là tiếng nói nội tâm của một chủ thể trữ tình lãng mạn, thơ ông mang một hình thức giao tiếp mới. Đó nh là những cuộc trò chuyện trực tiếp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể với thiên nhiên, với con ngời và với tình yêu. Thơ Xuân Diệu là tiếng nói của một cá nhân đơn nhất, cá biệt, nên trong thơ ông, thế giới tự nhiên đợc mở rộng với không gian tràn đầy hình thể, màu sắc, là khu vờn yêu đông vui, tấp nập, tràn đầy sức sống:
Trong vờn đêm ấy nhiều trăng quá ánh sáng tuôn đầy khắp lối đi
Tôi với ngời yêu qua nhè nhẹ Êm đềm không muốn nói năng chi.
(Trăng - Thơ thơ)
Đấy là khu vờn chứng giám cho sự tơng giao của con ngời với con ngời, của con ngời với thiên nhiên và sự sống.
Không gian trong thơ Xuân Diệu còn là con đờng - nơi hẹn hò, tình tự của những cặp tình nhân. con đờng ấy là chứng nhân đợc nghe mọi cung bậc tâm trạng của con ngời, lúc vui cũng nh lúc buồn, lúc hạnh phúc cũng nh lúc đau khổ cô đơn:
Cuộc đời cũng đìu hiu nh dặm khách Mà tình yêu nh quán trọ ven đờng.
(Chỉ ở lòng ta - Gửi hơng cho gió)
Không gian trần thế ấy còn hiện hữu qua nhiều hình tợng khác nh: "dòng sông", "ngôi nhà", "căn phòng", là "nắng", "gió", là "sơng" sa lúc nắng sớm chiều tà. Không gian có lúc tĩnh lặng nhng cũng có khi chuyển động luân hồi với "nớc", "thuyền" , "mây" …
Xuân Diệu yêu cuộc sống của "chốn thiên đờng trên mặt đất" nên ông ý thức rất sâu sắc sự trôi chảy của thời gian. bởi vậy Xuân Diệu luôn luôn muốn níu giữ thời gian, muốn thời gian đó ngng đọng lại, thời gian ấy mãi mãi là thời gian hiện tại với những gì đẹp nhất. Trong khi thực tế, thời gian lại nh dòng nớc, cứ "vô thủy, vô chung", nó trôi chảy theo vòng tuần hoàn của tự nhiên, của tạo hóa. tác giả không hiểu rằng mỗi khoảnh khắc trôi đi thì sự sống của con ngời ở chốn trần gian lại ngắn lại. Đời ngời, do vậy, càng trở nên ngắn ngủi, mong manh và quý giá. Thế nên, với Xuân Diệu - một ngời yêu đời, yêu sống- thời gian là báu vật, cần nắm bắt và níu giữ nó:
Chủ nhật còn nguyên, còn trọn vẹn
Tôi cha tiêu mất một giờ nào Nh đứa trẻ con ôm cái bánh, E dè tôi muốn giữ cho lâu.
(Giờ tàn - Thơ thơ)
Thời gian một năm đợc đánh dấu bằng sự khởi đầu của mùa xuân - mùa của tình yêu, tuổi trẻ; mùa xuân qua đi, chừng nh tuổi trẻ và tình yêu cũng không còn hiện hữu. Xuân Diệu "Vội vàng", "tắt nắng", "buộc gió" để thời gian không thể trôi lỡ làng:
…Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất,
Tôi muốn buộc gió lại Cho hơng đừng bay đi.
(Vội vàng - Thơ thơ)
Dờng nh Xuân Diệu đã tạo nên trong thơ mình hình ảnh một cái tôi cá nhân, một chủ thể trữ tình luôn bận rộn, luôn vội vàng sống gấp gáp, vội vàng chạy đua cùng thời gian, để nhằm chế ngự thời gian và sự tàn phai của thiên nhiên cùng lòng ngời :
Trốn hơi! Trốn tiếng! Trốn nhau! Trốn mình!
(Cặp hài vạn dặm - Thơ thơ)
"Tôi kẻ đa răng bấu mặt trời" này luôn dự cảm thấy sự mất mát, chia ly, đau khổ:
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn. (Giục giã - Gửi hơng cho gió)
Xuân Diệu giục giã mọi ngời, giục giã chính mình chạy đua cùng thời gian để đón nhận và tận hởng cuộc sống, tình yêu:
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ, Em, em ơi, tình non đã già rồi; Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi
Mau với chứ, thời gian không đứng đợi. (Giục giã - Gửi hơng cho gió)
Cũng từ những quan niệm về tình yêu, cuộc sống, không gian, thời gian mà chúng ta nhận ra các nhân vật trữ tình trong thơ Xuân Diệu chính là chủ thể sáng tạo luôn muốn giãi bày, thổ lộ tâm sự. Chủ thể trữ tình bao giờ cũng muốn "phơi trải" lòng mình để thể hiện tự ý thức về sự tồn tại của mình và thế hệ mình - một thế hệ cô đơn, u sầu, con ngời luôn sở hữu một cái tôi bơ vơ, lạc lõng, một cái tôi mang tính lỡng giá. Với việc sử dụng nhóm đại từ nhân xng
"tôi, ta, mình", đã biểu hiện thêm một góc độ khác trong thơ Xuân Diệu - bộc lộ một cách nhìn mới về con ngời cá nhân trong thơ.
3.1.2.2. Thi pháp trong thơ Tố Hữu
Thơ Tố Hữu phần lớn mang khuynh hớng thơ trữ tình chính trị. Song nó không khô khan vì những luận điểm chính trị, không mang nặng tính giáo điều, cũng không hoàn toàn nghiêng hẳn về tuyên truyền cách mạng. Bởi Tố Hữu đã rất tài tình khi dung hòa cả hai yếu tố chính trị và trữ tình trong thơ. Tố Hữu đã đem đến cho thơ ông cảm hứng, nhiệt tình, cũng nh cách bình luận, đánh giá về hiện thực rất chân thực và khách quan. Với hình thức thơ trữ tình chính trị, đã
đồng thời hình thành kiểu nhà thơ - chiến sĩ. Đó là kiểu tác giả - nhà thơ sống và viết bằng lý tởng cách mạng, viết vì sự sống còn của Tổ quốc và Nhân dân.
Tố hữu đã san bằng khoảng cách giữa thơ tuyên truyền vận động cách mạng với thơ biểu hiện cảm xúc cá nhân, bằng cảm xúc chân thành của riêng