Phong trào thơ Mới ( 1932 – 1945) đã góp một phần lớn vào tiến trình phát triển của nền văn học nớc nhà bằng việc cất lên tiếng nói riêng của mình, tiếng nói in đậm dấu ấn, màu sắc cá nhân, tiếng nói của những cái tôi đòi giải phóng “bản ngã”. Nói không quá thì cái “tôi” chính là linh hồn của văn học lãng mạn, linh hồn của thơ Mới. Và nh vậy chúng ta không thể không nhắc tới Xuân Diệu, ngời đã chung vai, góp sức làm nên diện mạo thơ Mới bằng hai tập thơ nổi tiếng Thơ thơ (năm1938, gồm 46 bài) và Gửi hơng cho gió (năm 1945, gồm 51 bài). Có thể khẳng định rằng: Xuân Diệu đã hoàn thành xuất sắc sự nghiệp sáng tác thơ tác của mình từ lúc 24 tuổi - hai tập Thơ thơ và Gửi hơng cho gió là thành tựu rực rỡ nhất trong đời thơ Xuân Diệu. Đồng thời hai tập thơ cũng là bản lề khép mở cho cánh cữa không gian, thời gian và trục không gian, thời gian trong thơ Xuân Diệu, góp phần tạo nên phong cách thơ Xuân Diệu. Hai tập thơ còn biểu hiện cho độ chín của hồn thơ Xuân Diệu. Nếu Thơ thơ với giọng điệu trong trẻo, rạo rực, thiết tha thì Gửi hơng cho gió lại đằm thắm, già dặn, mang nhiều tâm t, tình cảm của tác giả, là những thăng trầm đợc ông cảm nhận sâu sắc, là cảnh ngộ bế tắc của mình và cả một lớp ngời cùng thế hệ. Hai tập thơ đã bổ sung cho nhau làm nên hồn thơ Xuân Diệu, biểu đạt đúng tâm t, tình cảm của tác giả, đúng nh “Lời đa duyên” mở đầu tập Thơ thơ, ông đã viết: “Đây là lòng tôi đang thời sôi nổi, Đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân, Và đây là tuổi xuân, Và đây là sự sống của đời tôi nữa: Tôi đem tặng cho ngời trong mấy bài thơ đây”. Bởi thế nên chúng tôi đã chọn chính hai tập thơ này nhằm khảo sát cách sử dụng các đại từ nhân xng của Xuân Diệu, để từ đó có thể hiểu thêm t t- ởng, tình cảm, quan niệm về con ngời và thế giới của tác giả.