Tiền đề xã hội văn hóa

Một phần của tài liệu Khám phá mới về hiện thực nông thôn trong tiểu thuyết việt nam từ 1986 đến nay (qua các tác phẩm được giải) (Trang 28 - 30)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) phát động công cuộc đổi mới trên nhiều lĩnh vực. Đất nớc phát triển theo định hớng xã hội chủ nghĩa, thực hiện cơ chế thị trờng với nền kinh tế nhiều thành phần, xu thế mở cửa hội nhập trong bối cảnh thế giới đa cực hoá. Cục diện chính trị thế giới lúc này cũng thay đổi sâu sắc, nhanh chóng phức tạp chứa nhiều yếu tố khó lờng. Đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giữa cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai vẫn diễn ra không kém gay gắt. Cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển nh vũ bão làm thay đổi nhanh chóng lực lợng sản xuất. Thế giới trở thành một thị trờng tự do cạnh tranh quyết liệt. Quá trình quốc tế hoá và khu vực hoá đang trở thành xu thế mạnh mẽ tác động đến các mặt của đời sống quốc tế, vừa tạo thời cơ lại vừa là thách thức cho các nớc. Trong khi đó nớc ta vẫn còn là một nớc nghèo, kém phát triển. Trong xu thế hội nhập, mặt tốt cũng nhiều mà mặt xấu cũng không ít, lối sống tiêu thụ phát triển, nhiều giá trị bị đảo lộn. Bên cạnh những thành tựu mà đất nớc đã đạt đ- ợc còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn. Nhìn một cách tổng quát đất nớc đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có nhiều điều kiện phát triển, đây là thời kì cả dân tộc phát huy trí lực và vật lực để xây dựng đất nớc phồn vinh. Phát huy trí lực chính là thúc đẩy đời sống tinh thần, tiếp cận cái đúng, cái đẹp. Đất nớc đã có sự thay đổi lớn trong đời sống tinh thần, trong nhận thức, trong việc xác lập giá trị và các tiêu chuẩn đời sống. Phơng châm của Đảng ta trong lĩnh vực văn hoá tinh thần lúc này là ra sức xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, khuyến khích các hoạt động văn hóa lành mạnh nhằm nâng cao đời sống tinh thần của ngời dân. Và có thể nói hoạt động văn học nghệ thuật chính là một bộ phận

quan trọng của nền văn hóa. Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị BCHTƯ Đảng cộng sản Việt Nam về Đổi mới và nâng cao trình độ quản lí văn học nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đa văn học nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bớc mới đã chỉ rõ “Văn nghệ là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nớc, một thời đại, là lĩnh vực sản xuấ ttinh thần tạo ra những giá trị văn hoá, những công trình nghệ thuật đợc lu từ đời này qua đời khác, làm giàu đẹp thêm cuộc sống con ngời.” Báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần VI cũng nhấn mạnh vai trò của văn học: “Không hình thái t tởng nào có thể thay thế văn học nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc đến nếp nghĩ, nếp sống của con ngời”[19;97].

Văn học là một hoạt động luôn luôn đổi mới, sự đổi mới này là do nhiều yếu tố. Văn học nớc ta đã trải qua nhiều lần đổi mới nhng có thể nói trong đời sống văn học những năm 80-90 có nét đặc trng riêng, ở đó có sự kết hợp của cả hai phía bên trong bản thân văn học và bên ngoài từ phía quần chúng, cuộc sống và xã hội. G.S Phong Lê cho rằng “Văn học cần tự đổi mới và tự đổi mới trở thành một nhu cầu tự thân. Với công cuộc đổi mới đất nớc văn học đang đứng trớc nhu cầu mạnh mẽ của sự biến đổi. Nhu cầu đổi mới trở thành một nỗ lực bên trong, một vận động tự thân” [11;342]. Đại hội VI (1986) với tinh thần đề cao nhân tố con ngời, lấy dân làm gốc, mở rộng dân chủ, tôn trọng sự thật. Chính sách tự do sáng tác và quý trọng các tài năng nghệ thuật ấy càng khuyến khích những suy nghĩ tìm tòi của mỗi văn nghệ sỹ. Tự do vốn là khởi điểm của sáng tạo. Hẳn không phải ngẫu nhiên mà chữ “cởi trói”đợc nêu trong buổi đầu của sự nghiệp đổi mới qua bài nói chuyện với giới văn nghệ sỹ vào năm 1987 của cố Tổng Bí th Nguyễn Văn Linh. Khi yêu cầu về t duy sáng tạo và “cởi trói” đợc đặt ra thì sự đa dạng trong tìm kiếm về t tởng và nghệ thuật sẽ là dấu hiệu bình thờng của đời sống văn học. “Một yêu cầu về t duy cao hơn và một quan niệm về t duy gắn với sự khẳng định vai trò cá nhân, gắn với sự coi trọng t cách chủ thể và trách nhiệm xã hội của nhà văn, đồng thời với sự trởng thành của ngời đọc khiến cho việc nhìn nhận,

đánh giá những gì đã và đang diễn ra là không thể men theo những quan niệm cũ và cách thức cũ” [11;346].

Vì vậy văn học cần đổi mới để đáp ứng nhu cầu mở ra rất đa dạng và nhiều chiều của cuộc sống và đồng thời đáp ứng cho sự đổi mới của chính bản thân văn học. Sự đổi mới này đợc triển khai trên nhiều phơng diện nhng phần cơ bản cốt lõi và quyết định tất cả là quan niệm nghệ thuật mới về con ngời, gắn liền với một quan niệm mới về văn chơng.

Một phần của tài liệu Khám phá mới về hiện thực nông thôn trong tiểu thuyết việt nam từ 1986 đến nay (qua các tác phẩm được giải) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w