3.2.4.1. Có sự trộn lẫn các bình diện thời gian
Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại của hình tợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó”[4;322]. Cái đợc trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, đợc biết qua thời gian trần thuật. Nhà văn có thể sử dụng nhiều loại thời gian nghệ thuật khác nhau để phục vụ cho mục đích trần thuật của mình. “Có thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện nh cổ tích, có thời gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức nh tiểu thuyết, có tác phẩm dừng lại chủ yếu trong quá khứ, khép kín trong tơng lai, có thời gian nghệ thuật gắn với các vận động của thời đại lịch sử
(…) Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện nh một hệ quy chiếu có tính tiêu đề đợc giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm”[4;322- 323]. Tìm hiểu văn học giai đoạn 1945 - 1975 ta thấy, để thể hiện các sự kiện, biến cố của đời sống nông thôn các nhà tiểu thuyết sử dụng thời gian tuyến tính, theo logic của chuỗi sự kiện. Ngời trần thuật đi theo chiều phát triển của các sự kiện liên quan đến số phận của nhân vật, số phận cộng đồng từ quá khứ đến hiện tại và cả tơng lai. Ngời mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Đất nớc đứng lên (Nguyên Ngọc), Hòn Đất (Anh Đức)...là những tiểu thuyết phát triển theo diễn biến cuộc
đời của nhân vật, sự kiện sau nối tiếp sự kiện trớc làm thành một mạch thẳng khiến ngời đọc dễ theo dõi. Nhng đó lại là cái nhìn một chiều, làm cho tiểu thuyết mang tính chất truyện hơn là chất tiểu thuyết, mang yếu tố kể nhiều hơn là tả. Sau đổi mới, con ngời quan tâm hơn tới những suy t, trăn trở của mình trớc cuộc sống, nhìn thẳng vào hiện tại, ngẫm lại quá khứ đánh giá lại những điều đã qua bằng sự trải nghiệm của bản thân. Tất cả điều đó phản ánh một t duy đa chiều, đa sự của con ngời trong cuộc sống đời thờng. Để phản ánh cuộc sống nông thôn với bao biến cố phức tạp và không kém phần dữ dội, cùng với đối tợng trung tâm của nó là con ngời với một đời sống tinh thần phong phú, các nhà văn đã sử dụng sự tích hợp các bình diện thời gian. Quá khứ, hiện tại và tơng lai đồng hiện giúp nhà văn soi chiếu vào từng cuộc đời, số phận cũng nh tính cách, tâm hồn nhân vật để thể hiện nhân vật một cách trọn vẹn sâu sắc hơn trong tính đa dạng của nó. Sự tích hợp các bình diện thời gian chi phối đến nhiều yếu tố trong tiểu thuyết đặc biệt là góp phần phá vỡ cấu trúc tiểu thuyết truyền thống, cốt truyện tâm lí thay thế cho cốt truyện sự kiện.
Mảnh đất lắm ngời nhiều ma đan cài chuyện ma của làng Giếng Chùa trong hiện tại và cả quá khứ đã gợi đợc sự ám ảnh về một thế giới đầy âm khí. Một làng quê mà ma sống, ma chết lẫn lộn, ngời ở với ma, có khi không phân biệt đợc đâu là ngời, đâu là ma. Câu chuyện là sự đan xen quá khứ và hiện tại. Để thể hiện sâu sắc hơn mối thù của hai dòng họ Vũ Đình và Trịnh Bá, trong lời kể, tác giả liên hệ đến nguyên nhân của mối thù trong khi đang miêu tả mối thù ấy. Đó chính là mối thù đất đai cha giải quyết đợc ở đời cụ Cố và mối thù hôn nhân ở đời Phúc. Sự liên hệ về quá khứ ấy không chỉ cho ngời đọc biết nguồn gốc của cuộc đấu tranh giữa hai họ mà còn trở thành một phơng tiện để nhà văn hoàn chỉnh chân dung nhân vật, đặc biệt là nhân vật bà Son. Tác giả lồng câu chuyện tình bà Son - ông Phúc và hôn nhân giữa bà Son - ông Hàm để làm nổi bật số phận tội nghiệp của bà Son. Sự đồng hiện của thời gian hiện tại và quá khứ đã hoàn thiện chân dung bà Son. Đó là một ngời phụ nữ đẹp ngời, đẹp nết, một ngời dám yêu, dám sống vì tình yêu nhng cuối cùng đã thất bại và đành chịu sống một cuộc đời tủi nhục và chọn lấy cái chết để giải thoát cho mình. Chính thời gian nghệ thuật đó đã soi chiếu vào đời sống bên trong của nhân vật, phản ánh một cuộc đời trọn vẹn.
Trong tiểu thuyết Dòng sông mía, khi xây dựng nhân vật tác giả cũng đã sử dụng thời gian đồng hiện. Đào Thắng khéo léo dựng nên câu chuyện về làng Thanh Khê. Ông dẫn dắt từ câu chuyện về lịch sử của làng cho đến câu chuyện của bà Mến rồi câu chuyện của Lẹp. Tác giả đa câu chuyện cá thần gắn với chồng bà Mến là lão Chép để vừa tạo ra tính chất huyền ảo cho tác phẩm lại vừa gợi nhắc về quá khứ của bà Mến, cũng chính là quá khứ ra đời của Lẹp. Lẹp ra đời gắn với câu chuyện đầy bí mật của bà Mến. Trong cái đêm mà chồng bà đang hấp hối thì ông Quỹ Nhất đã thực hiện hành vi đồi bại của mình. Lẹp lớn lên bên bờ sông Châu Giang và ảnh hởng thứ văn hoá ở đó, tác giả viết: “Mê cung tàn nhẫn, nghiệt ngã của cuộc đời dấn hắn sâu vào trong miền tăm tối nhất mà một động vật đi bằng hai chân nh hắn phải chịu đựng”[15;273]. Qua dòng suy nghĩ của giáo Nghĩa ta thấy ảnh hởng của môi trờng sống đối với sự hình thành tính cách con ngời Lẹp: “Sinh ra trong tà ám, nuôi dạy trong hận đắng và nó đợc giáo dục bằng một cách khác kích thích sự thù hận phân chia. Nó đợc bồi đắp bằng sự hung hãn của cái ác”[15;393]. Những việc làm tội lỗi chính là hậu quả của quá trình lớn lên và trởng thành của Lẹp. Bằng cái nhìn đồng hiện tác giả đã đi sâu vào khám phá bản chất con ngời Lẹp. Từ khi sinh ra và lớn lên, Lẹp thiếu sự dạy dỗ chu đáo, để cuối cùng khi làm những việc vô đạo Lẹp cũng không nhận thức đợc tội ác của mình.
3.2.4.2. Không gian sinh hoạt của cuộc sống đời thờng
Không gian nghệ thuật là “Hình thức bên trong của hình tợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trờng nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tao thành viễn cảnh nghệ thuật”[4;160]. Không gian nghệ thuật thể hiện quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả. Vì thế tìm hiểu không gian nghệ thuật sẽ giúp chúng ta dễ theo dõi tác phẩm đồng thời hiểu đợc sự chi phối của nó đối với việc thể hiện nhân vật của nhà văn.
Không gian trong tiểu thuyết 1945 - 1975 là không gian sử thi, có khả năng phản ánh cuộc sống một cách rộng lớn, chứa đựng những biến cố, sự kiện lớn của
cuộc đời con ngời, liên quan đến vận mệnh của dân tộc. ở tiểu thuyết Hòn Đất,
Anh Đức miêu tả cả xứ Hòn tham gia đánh giặc. ở Đất nớc đứng lên Nguyên Ngọc miêu tả quá trình giác ngộ cách mạng của nhân vật Núp thể hiện quá trình trởng thành của dân làng Kông Hoa trong kháng chiến. Trong Ngời mẹ cầm súng, Nguyễn Thi miêu tả hoạt động của chị út Tịch và dựng lên cả không gian xã Tam Ngãi ở đó cả làng tham gia đánh giặc. Tiểu thuyết lúc này lấy sự kiện làm chính, tái hiện sự kiện thông qua nhân vật. Bởi vậy không gian sử thi là không gian thích hợp nhất để phản ánh một hiện thực rộng lớn. Sau đổi mới, văn học lại trở về với quy luật của cuộc sống đời thờng, miêu tả con ngời trong thế đa chiều của nó. Cái nhìn của tiểu thuyết sau đổi mới là cái nhìn tập trung, xoáy sâu vào những vấn đề của con ngời cá nhân cũng nh mối quan hệ cá nhân và xã hội trên hành trình tìm kiếm và khẳng định những giá trị nhân bản “Từ cảm hứng sử thi của văn học một thời, văn học chuyển sang một cách nhìn khác mà ở đây, con mắt tiểu thuyết trở thành công cụ soi chiếu cả bề rộng những vấn đề xã hội và bề sâu của số phận con ngời”[1;181]. Con ngời đời thờng với bao vấn đề phức tạp trở thành tâm điểm của văn học. Cái nhìn thời kì này là cái nhìn cận cảnh, cái nhìn của tiểu thuyết chứ không phải là cái nhìn chiêm ngỡng, ngợi ca, tôn vinh của sử thi. Vì vậy không gian nghệ thuật trở nên thu hẹp hơn, cụ thể hơn và gần gũi hơn với đời sống của con ngời.
Thuỷ hoả đạo tặc viết về vấn đề xác lập cơ chế làm ăn mới diễn ra ở một xã. Tác giả gắn nhân vật với những không gian rất cụ thể. Hai không gian chính là uỷ ban xã nơi diễn ra cảnh hội họp, tranh cãi, phê bình của các cán bộ xã và không gian đồng ruộng nơi diễn ra cảnh làm ăn tập thể của bà con nông dân. Qua không gian này nhà văn làm nổi bật lên hai phe phái đối lập nhau, một bên đại diện cho cơ chế sản xuất cũ đã lỗi thời và một bên đại diện cho cơ chế làm mới tỏ ra thích hợp đồng thời nổi bật lên đời sống của bà con nông dân trong cơ chế cũ và mới đó. Việc lấy không gian hẹp đã tạo điều kiện cho nhà văn dồn tụ chất liệu hiện thực để khám phá đời sống sâu hơn.
Trong Dòng sông mía, Đào Thắng phản ánh đời sống của ngời nông dân ở làng mía Thanh Khê. Mặc dù số lợng nhân vật khá lớn nhng bằng cách tập trung vào số phận, cuộc đời của một vài nhân vật chính và gắn với nó là bờ sông Châu
Giang, cụ thể hơn là ở lò mía ông Quỹ Nhất - không gian sinh hoạt chính - tác giả làm nổi bật đợc những vấn đề lớn trong đời sống nông thôn. Trong không gian thu hẹp đó, con ngời hiện lên rõ nét hơn với số phận, tính cách, cũng nh phần "con ng- ời trong con ngời". Lẹp là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Sinh ra và lớn lên trong môi trờng thiếu sự giáo dục chu đáo, vốn mang trong mình lối sống hoang dã bản năng từ hồi con nhỏ, khi trởng thành Lẹp trở nên biến chất, sa đọa. Qua nhân vật Lẹp, tác giả còn phản ánh đợc số phận tội nghiệp của những ngời nông dân lơng thiện, vô tội. Họ là cô Bé, chị Cả Thuần, bà Mến, giáo Nghĩa, Khuê, Mận...đó là những cuộc đời bế tắc đang quằn quại, khổ đau trong cái làng Thanh Khê nhỏ bé này. Tác phẩm nh toát lên thông điệp đau xót của tác giả: Hãy cứu lấy cái đẹp.
Nh vậy qua một số đổi mới cơ bản về mặt nghệ thuật của tiểu thuyết sau 1986 ta thấy các nhà văn đã chú ý hơn đến mặt hình thức của thể loại. Việc đổi mới này không chỉ giúp nhà văn phản ánh bức tranh sống nông thôn, đời sống của nông dân chân thực, sinh động mà còn giúp văn học xích lại gần với đời sống, góp phần làm giàu thể loại tiểu thuyết cả về số lợng lẫn chất lợng
Kết luận
1. Nông thôn là một đề tài xuyên suốt văn học dân tộc. Tiểu thuyết về hiện thực nông thôn từ thế kỉ XX đến nay đã thu đợc những thành tựu đáng kể cả về số lợng cũng nh chất lợng nghệ thuật. Trong nền văn học quá khứ chúng ta có thể kể đến những sáng tác có đóng góp nhất định cho tiểu thuyết Việt Nam viết về hiện thực nông thôn nh: Tắt đèn, Bớc đờng cùng, Vỡ đê, Con trâu... Sau đổi mới, văn học vẫn tiếp tục viết về đề tài nông thôn, nhng đợc khai thác trên một bình diện mới. Càng về sau giới văn học càng chú trọng tới chất lợng của tiểu thuyết về ph- ơng diện nội dung cũng nh nghệ thuật. Điều này đợc chứng minh qua các cuộc thi viết tiểu thuyết do Hội Nhà văn tổ chức, chẳng hạn cuộc thi viết tiểu thuyết 1988 - 1991 hay 2002 - 2004. Qua các cuộc thi đó Ban Giám khảo đã chọn ra đợc những tác phẩm có chất lợng, thể hiện đợc những khám phá mới về hiện thực nông thôn cũng nh những cách tân trong việc thể hiện hiện thực ấy, nh: Bến không chồng
( Dơng Hớng), Mảnh đất lắm ngời nhiều ma (Nguyễn Khắc Trờng), Thủy hoả đạo tặc (Hoàng Minh Tờng), Dòng sông mía (Đào Thắng), Tấm ván phóng dao
(Mạc Can), Cánh đồng bất tận (Hoàng Đình Quang) và một số tác phẩm khác. 2. ở các cuốn tiểu thuyết sau 1986, dù viết về những vấn đề trong hiện tại hay nhìn nhận lại quá khứ, đánh giá lại quá khứ, các nhà văn đều đem đến cho văn học những khám phá mới về hiện thực nông thôn. Qua một số tiểu thuyết đợc giải nh: Bến không chồng ( Dơng Hớng), Mảnh đất lắm ngời nhiều ma (Nguyễn Khắc Trờng), Thủy hoả đạo tặc (Hoàng Minh Tờng), Dòng sông mía (Đào Thắng), ta thấy nổi lên những vấn đề lớn trong đời sống nông thôn: vấn đề dòng họ, hay sự lung lay đảo lộn các giá trị truyền thống của dân tộc, vấn đề xác lập cơ chế sản xuất mới và sự tồn tại của những quan niệm sai lầm, tàn d của t tởng phong kiến. Những vấn đề này đợc nhìn nhận dới cái nhìn của tiểu thuyết, của t duy đời t, thế sự, đợc khám phá sâu sắc cả những góc khuất cũng nh mặt trái của đời sống. Vì vậy nông thôn hiện lên qua những trang viết thực hơn, đời hơn và nhân bản hơn. Tuy nhiên vẫn phải thừa nhận rằng những tác phẩm trên vẫn còn thiên về phản ánh cái xấu, cái ác đôi khi còn trở nên cực đoan nên tính thuyết phục cha cao.
3. Tiểu thuyết sau 1986 không chỉ mang lại những khám phá mới về hiện thực nông thôn mà còn mang lại những khám phá mới về cách thể hiện hiện thực đó. Những cách tân nghệ thuật độc đáo trên phơng diện kết cấu cũng nh đặc điểm mới trong cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ tác phẩm và việc sử dụng thời gian, không gian nghệ thuật mới lạ…đã đem đến cho văn học một bức tranh hiện thực nông thôn hoàn chỉnh, sinh động, hấp dẫn. Những cách tân nghệ thuật trên cho thấy một sự thay đổi lớn trong cách nhìn nhận hình thức thể loại tiểu thuyết của các nhà văn, một vấn đề lâu nay luôn bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Đổi mới trên ph- ơng diện hình thức góp phần tạo nên một bộ mặt văn học mới trọn vẹn và hoàn chỉnh hơn.
4. Đề tài Khám phá mới về hiện thực nông thôn trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 góp một phần nhỏ vào việc chứng minh cho một số vấn đề cơ bản trong đời sống lí luận văn học Việt Nam sau 1986. Hai vấn đề lí luận đợc đặt ra đó là: Sự phản ánh hiện thực trong văn học và Mối quan hệ giữa và văn học chính trị. Văn học lúc này không phải để chuyển tải những nội dung chính trị nữa, không minh họa cho những vấn đề chính trị mà nó là một hoạt động nghệ thuật ngôn từ theo đúng nghĩa. Tính chân thực trong văn học đợc đề cao và nhu cầu khám phá cả những góc khuất của cuộc sống đời thờng đợc quan tâm sâu sắc.
[1] Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[2] M. Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trờng Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội, Phạm Vĩnh C dịch.
[3] ChuThị Điệp (2002), Hiện thực nông thôn và hình tợng ngời nông dân trong truyện ngắn Việt Nam 1975 - 2000, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Vinh.
[4] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên, 2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[5] Nguyễn Văn Hạnh (2002), Văn học văn hóa vấn đề và suy nghĩ, Nxb, Khoa học xã hội, Hà Nội.
[6] Trần Mạnh Hảo (2005), Dòng sông mía hay tiếng nấc của sông Châu Giang?, Nhà văn, (6).
[7] Trơng Thị Mai Hoa (2002), Một số vấn đề cơ bản trong đời sống lí luận văn học Việt Nam sau 1985, Luận văn Thạc sỹ, Đại họcVinh.
[8] Dơng Hớng (2004), Bến không chồng, Nxb Hải phòng.
[9] Lê Đình Kị, Phơng Lựu (1983), Cơ sở lí luận văn học, tập 3, Nxb, Đại