Nghệthuật thể hiện hiện thực nông thôn trong tiểu thuyết Việt Nam trớc

Một phần của tài liệu Khám phá mới về hiện thực nông thôn trong tiểu thuyết việt nam từ 1986 đến nay (qua các tác phẩm được giải) (Trang 62 - 64)

Nam trớc 1986

Có thể nói tiểu thuyết là thể loại tự sự có khả năng phản ánh hiện thực một cách sâu rộng nhất. ở Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX công cuộc hiện đại hóa văn học đợc tiến hành để đáp ứng những yêu cầu, t tởng, tình cảm, thẩm mĩ của thời đại mới. Văn học đợc hiện đại hóa từ nội dung đến hình thức. Riêng đối với tiểu thuyết đã có những bớc tiến đáng kể, và trong mỗi giai đoạn tiểu thuyết phát triển lên một bớc đáp ứng kịp thời những yêu cầu mới của lịch sử - xã hội.

Theo dõi quá trình phát triển của tiểu thuyết, ta thấy đầu thế kỉ XX, giai đoạn 1932 - 1945, và cả giai đoạn 1945 - 1975 có thể nói tiểu thuyết vẫn còn mang nặng quan điểm truyền thống. Đặc điểm nổi bật là tác phẩm chia thành nhiều tập, nhiều chơng, nhiều hồi, nhiều nhân vật với khả năng bao quát hiện thực thờng là những sự kiện, biến cố lớn. Tiểu thuyết lúc này thờng yêu cầu cao về mặt cốt truyện. Cốt truyện của tiểu thuyết hiện thực chủ yếu xoay quanh một sự việc bất thờng, đợc trình bày theo một tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc. Thờng là những xung đột giữa các tuyến nhân vật càng lúc càng trở nên gay gắt và kết thúc tác phẩm mọi mâu thuẫn đều đợc giải quyết ổn thỏa. Yếu tố sự kiện đóng vai trò lớn trong tiểu thuyết truyền thống. Trong việc xây dựng nhân vật, các tác giả thờng thể hiện nhân vật chủ yếu qua hành động. Mặc dù có sử dụng nhiều thủ pháp phân tích tâm lí, xây dựng cốt truyện tâm lí để khai thác sâu hơn tính cách, cũng nh tâm lí nhân vật, nhng số phận và tính cách nhân vật chủ yếu đợc bộc lộ qua hành động, cũng nh mối quan hệ của nhân vật này với nhân vật khác. Chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn đợc xây dựng chủ yếu qua hoàn cảnh sống nghèo khổ, chịu sự áp bức bóc lột của cờng hào phong kiến và qua những hành động của chị để đối phó với cuộc sống. Hay hình tợng anh Pha trong Bớc đờng cùng, cũng đợc xây dựng là hiện thân của ngời nông dân chịu bao bất công trong

xã hội cũ. Tính cách nhân vật không đợc thể hiện qua những dòng diễn biến tâm lí, cũng nh đời sống nội tâm. Vì thế chiều sâu tâm lí cũng nh tính cách của nhân vật vẫn còn là một hạn chế lớn của văn học giai đoạn 1932 - 1945. Trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán, Sống mòn có thể coi là cuốn tiểu thuyết tâm lí thành công của nhà văn Nam Cao. Nhng đến giai đoạn văn học 1945 - 1975 tính cách của nhân vật lại càng đợc thể hiện một cách sơ lợc. Cá tính của nhân vật bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Nhân vật là ngời đại diện cho cộng đồng. Hành động của nhân vật đợc miêu tả nhiều hơn, kĩ hơn tâm lí nhân vật. Việc nhìn nhận con ngời theo góc độ sử thi buộc nhà văn sử dụng những biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật tơng ứng, từ kết cấu, đến giọng điệu, ngôn ngữ, cũng nh việc sử dụng không gian, thời gian. Nhìn một cách khái quát ta thấy chất truyện đậm nét hơn là chất tiểu thuyết. Độc giả tìm đến tiểu thuyết lúc này nh tìm đến nhà đạo đức học, nhà xã hội học, lịch sử học hơn là tìm đến một nhà nghệ thuật ngôn từ.

Đồng thời một nét tiêu tiểu của tiểu thuyết truyền thống là thờng đi theo hai hớng tiếp cận hiện thực, hoặc là bôi đen hoặc là tô hồng hiện thực. Tiểu thuyết 1930 - 1945 đa lại cho chúng ta những bức tranh đời xám xịt, đen tối, bế tắc, ở đó ngời nông dân là nạn nhân đau khổ của chế độ ngời bóc lột ngời, đời sống nông thôn diễn ra cảnh chết đói, tù tội, lu manh....Còn tiểu thuyết giai đoạn 1945-1975 lại là mảng màu tơi sáng của những con ngời sống và chiến đấu với lí tởng cao cả. Họ sống chan hòa với tập thể, cùng góp sức vào việc sản xuất và chiến đấu, lúc này mỗi ngời nông dân là một ngời anh hùng với vẻ đẹp lạ thờng. Các tác giả lúc này thờng ra chiều ca ngợi, nhiều khi hiện thực đau thơng mất mát thì ít nói tới, dẫn tới khuynh hớng tô hồng hiện thực. Đây chính là ảnh hởng của t duy sử thi, văn học tiếp cận hiện thực từ góc độ sử thi nên tính nghệ thuật không đợc coi trọng đúng mức.

Lâu nay một thực tế sai lầm trong giới văn học chúng ta là thờng chú ý tới nội dung tác phẩm mà ít chú ý tới nghệ thuật thể hiện; quan tâm tới vấn đề viết cái gì mà không để ý tới viết nh thế nào. Đây là sự tiếp cận tác phẩm thiếu tính hoàn chỉnh bởi bất kì nội dung nào cũng đợc biểu hiện bởi một hình thức tơng ứng. Hình thức bao giờ cũng chịu sự chi phối quy định của nội dung, đồng thời hình thức cũng có tính tích cực, độc lập và có khả năng tác động lại tới việc biểu hiện

nội dung và tác động tới thẩm mĩ của ngời đọc. Sau 1986 các nhà văn không chỉ chú ý tới nội dung mà còn chú ý khai thác và tận dụng triệt để vai trò của hình thức trong việc biểu đạt. Theo Nguyễn Minh Châu:“Chúng ta tiếp thu các hình thức tiểu thuyết chính là để trở về xem xét con ngời Việt Nam một cách sáng tỏ và để đào xới vào nó sâu hơn”[1;185]. Trên phơng diện hình thức nghệ thuật ta thấy tiểu thuyết sau đổi mới đã có những cách tân đáng kể.

Một phần của tài liệu Khám phá mới về hiện thực nông thôn trong tiểu thuyết việt nam từ 1986 đến nay (qua các tác phẩm được giải) (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w