thể hoá cao
Văn học là nghệ thuật ngôn ngữ. Gócki đã từng khẳng định “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và - cùng với các sự kiện, các hiện tợng của cuộc sống - là chất liệu chủ yếu của văn học”[9;169]. Ngôn ngữ đã đa lại cho văn học một khả năng to lớn trong việc phản ánh đời sống. Sáng tạo
nghệthuật luôn đòi hỏi yếu tố riêng. Sêkhốp từng nói rằng: “Nếu anh không có giọng nói riêng của mình anh sẽ không bao giờ trở thành nhà văn cả . ” Ngôn ngữ lại là một yếu tố trực tiếp thể hiện “giọng nói riêng” ấy. Ngôn ngữ của nhà văn có đợc từ nhiều nguồn. Có thể là từ điển, văn học dân gian đa dạng và phong phú, hay các tác phẩm nổi tiếng của những nhà văn u tú trong và ngoài nớc, đặc biệt là ngôn ngữ của nhân dân lao động. Ngôn ngữ là chung của toàn dân nhng ở mỗi nhà văn việc sử dụng ngôn ngữ nh thế nào lại trở thành một nét trong phong cách sáng tạo của mình. Mặt khác gắn với sự phát triển của lịch sử ngôn ngữ trong các thời đại có tính kế thừa và sáng tạo cho phù hợp với yêu cầu của sự phản ánh cuộc sống.
Văn học giai đoạn 1945 - 1975 là nền văn học mang tính sử thi đậm nét. Chất sử thi thể hiện trên hai phơng diện cả nội dung lẫn hình thức. Trong đó yếu tố ngôn ngữ sử thi nổi lên hàng đầu. Nhà văn thờng sử dụng lớp từ mang màu sắc chính trị, cách mạng, lời lẽ khoa trơng bay bổng thể hiện những tính cách anh hùng, ngôn ngữ đời thờng bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Yếu tố phàm tục bị coi là xa lạ với ngôn ngữ văn chơng. Khi hoà bình lập lại, các nhà văn chú ý tới con ngời đời t, thế sự, đi sâu khám phá con ngời tự nhiên lẫn con ngời xã hội, đặc biệt là khai thác phần hoang dã của con ngời. Để phát huy hết chức năng phản ánh đời sống của văn học, các nhà văn đã sử dụng một lớp từ mang màu sắc đời thờng, trần tục. Điều này khiến cho tác phẩm hiện lên chân thực hơn, đời hơn, nhân bản hơn. Ngôn ngữ bình dân đời thờng đợc các nhà văn vận dụng linh hoạt và đầy sáng tạo.
Trong Bến không chồng, Dơng Hớng đã sử dụng một số ngôn từ rất thô mộc, đời thờng. Đây là lời trần thuật nửa trực tiếp của nhà văn về nhân vật Nguyễn Vạn: “Chà! Gió mát quá, đái cái đã, Vạn vén quần đái tè tè rồi vuốt lại áo cho thật chững”[8;5]. Ngôn ngữ của nhân vật cũng giàu tính khẩu ngữ, thậm chí còn dùng những từ tục nh “ối dào - ông Phỏng nói - Bố anh còn sống ai chả biết. Nhng ông ấy điên điên khùng khùng vậy để cho lo việc họ có ngày bố anh cho cả họ xơi cứt”[8;115].
Trong Mảnh đất lắm ngời nhiều ma, tác giả dùng lối nói rất giàu hình ảnh để làm nổi bật một điều gì đó. Để làm nổi bật cảnh đói ở xóm Giếng Chùa tác giả dùng cách viết giàu hình ảnh: “Đám trai làng đang tuổi ăn tuổi lớn nh những
chú nghé tơ chân tay khềnh khoàng cha định hình, nhng da thịt trông óp quá, mặt mũi thô gầy góc cạnh. Cái thiếu, cái đói hiện lên từ ánh mắt mệt mỏi đen n- ớc da mai mái và cặp môi khô và hàm răng cũng khô. Tiếng cời thiếu ăn khô tông tốc”[21;18-19]. Đặc biệt Nguyễn Khắc Trờng có tài sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ khiến cho câu văn trở nên uyển chuyển, câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Ông viết: “Những cô con mắt lá khoai, liếc chồng thì ít liếc trai thì nhiều”...[21;171]. Khi viết về tình cảm con ngời tác giả viết “Lạc đã tới lên ngực chồng những cơn ma nớc mắt nồng ấm và đêm đêm những lời nỉ non nh chất cờng ban làm rạn nứt đợc cả đá, đã làm cho anh lính chiến trờng mềm đi nh bún”[21;172]. Nói về một màn kịch, một nớc cờ tởng nh hoà hoãn giữa hai dòng họ, ông viết: “Đến nớc này thì ếch trong mả cua trong lỗ cũng phải bò ra mà chúc mừng hoà bình vạn tuế”. Hay ông còn khái quát một cách đầy triết lí: “Tiền và gái xem ra ít ai chê nhng ngời khôn thì chỉ thích ngầm và dùng ngầm thôi chứ anh nói toẹt ra là thích thế là anh toi đời”.
Đào Thắng trong tác phẩm Dòng sông mía không ngại đa vào tác phẩm thứ ngôn ngữ vốn rất trần tục, thậm chí dung tục để lột tả hết đợc điều tác giả muốn nhấn mạnh. Nhân vật Lẹp hiện lên sinh động và ám ảnh ngời đọc qua ngòi bút tài hoa của tác giả. Đó là một con ngời mà phần thú vật nhiều hơn phần ngời. Tác giả không ngần ngại khi miêu tả Lẹp nh là một giống cá ăn nổi trên mặt nớc sông Châu: “Giống cá lẹp thờng bám vào rỉa thây chó xác mèo, gà con chết, phân trâu, phân ngời, nổi lều bều trên mặt sông, chúng còn có gan kéo cả đàn đến rỉa ngời tắm trên bến sông để ăn ghét, các bà nạ dòng, các cô gái tơ ra sông tắm rửa thờng không bơi chỉ đứng một chỗ kì cọ…bọn cá lẹp lỉnh vào tận chỗ kín mà rỉa khiến các bà các cô vừa nhột vừa sợ……[15;212]. Tác giả còn biến hoá tên gọi của nhân vật: Lẹp, cu Lẹp, hắn, thằng Lẹp, thằng trai, kẻ trai, khiến cho hình tợng nhân vật Lẹp trở nên sống động, độc đáo. Đặc biệt tác giả còn sử dụng ngôn ngữ rất sống động để khám phá con ngời bản năng trong Lẹp. Khi ở cạnh cô Bé, hắn “le lé mắt nhìn , lồm cồm bò tới , hộc lên lè máu trong mồm , điên khùng” “ ” “ ” “
lao bổ lên”…Cảnh Lẹp hãm hiếp chị Cả Thuần đợc tác giả miêu tả khá kĩ. Bằng việc vận dụng ngôn ngữ gai góc Đào Thắng đã gây ấn tợng về một cảnh tợng
khiếp đảm, hãi hùng đến nỗi bà Mến, ngời chứng kiến cũng phải phát điên lên mà than trời [15;424-426]. Hay cảnh bà Mến ôm cái bọc đi trong đêm đen ma bão với “cái bọc lùng bùng” trên vai cũng đợc hiện lên đầy ám ảnh [15;453-456]. Bà một mình đi trong đêm vắng làm công việc bất đắc dĩ là đa hài nhi bỏ trôi sông mà trong lòng đầy tâm trạng đã gây cho chúng ta nỗi xúc động đến đau lòng. Cái ác, cái bất nhân trong đời sống nông thôn hiện lên thật ghê gớm, hình ảnh hài nhi vô tội ấy lại là sản phẩm của tội ác, là sự trừng phạt của trời đất đối với con ngời. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ đạt hiệu quả cao Đào Thắng đã đào xới đợc những tầng sâu của hiện thực đời sống, tầng sâu bản chất con ngời để phản ánh cuộc sống một cách sâu sắc chân thực nhất.
Ngoài ra tác giả còn chú ý khai thác tính cá thể hoá trong ngôn ngữ nhân vật để phát huy vai trò của nó trong việc biểu hiện tính cách nhân vật. Lẹp vốn là một ngời “cha đợc thuần dỡng bởi một sự dạy dỗ nề nếp”[15;305]. Mọi hành động hay ngôn ngữ của Lẹp đều mang đầy chất hoang dã. Lẹp nói với cô Bé “Cô dạy tôi!…Dạy cả ăn nằm với nhau nh thế nào cho hợp cách”[15;304]. Lời nói của Lẹp còn mang đầy tính tha hoá, biến chất: “mẹ cha lũ con cháu nhà địa chủ. Phen này thì ông quyết cho chúng mày ăn cứt. Để trả thù cho cả đời chúng mày sung sớng, ăn cơm trắng cá béo”[15;378], rồi những từ dung tục nh “mẹ cha tiên nhân , đánh cho chết cha , mả mẹ nó , mày mà mở miệng kêu là ông đập” “ ” “ ” “
chết nh chó…, …mẹ cha cái thăng phản động đi bám đít tây…bọn chúng mày toàn cứt…”. Đối với bà Mến, một ngời nông dân lơng thiện, thuần hậu, chất phác, sống vì tình vì nghĩa tác giả cũng lựa chọn những ngôn ngữ phù hợp. Mọi lời nói của bà mang đầy ân tình cũng nh sự thơng cảm lớn đối với nỗi bất hạnh của cô Bé, hay chị Cả Thuần. Trong khi cô Bé mang thai, bà nói: “Bé, con đã thấy trong ngời khoẻ lại cha…Con phải bình tâm nghe u nói: Tao đã thề độc với ông Nghĩa không nói ra điều này nhng nếu không nói thì tội lỗi còn nặng hơn, thôi thì tao chịu tội nuốt lời thề trớc Chúa nhng Chúa sẽ tha tội và tao dấm bớc qua sự tăm tối đặng cứu rỗi kẻ bị quỷ dữ cám dỗ. Con ơi…”[15;362]. Nhng khi chứng kiến tội ác tày trời, những lời than vãn, chửi mắng đầy bức xúc của bà đợc thốt ra nh không thể kiềm chế nổi. Bà mạnh mồm mắng Cả Thuần cũng là để an ủi Cả
Thuần: “Làm sao? Làm sao? Gở mồm. ỉa vào mồm, đái vào mồm mày ấy, nói gở, tao tát cho vào mồm bây giờ!”[15;426]. Trông thấy cảnh tợng đáng thơng của Cả Thuần, bà gào lên mà chửi mà than: “ối làng nớc ơi, ối giời cao đất dày ơi! Bọn mù bọn vô lơng tâm! Bọn quỷ sa tăng hiện hình …ối giời ơi! Lậy Chúa tôi! Con chó nó đi tơ! Con lợn nó nhảy hạch! Con gà nó đạp mái. Con cái cũng phải bằng lòng…Chém cha con mẹ thằng nào mất dạy, ông cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ông cầm cờ đỏ đứng đầu giờng thu lấy hồn tróc lấy vía thằng mặt thịt, thằng mặt dày! Thằng mặt mẹt, thằng mặt sấp!”[15;427]. Ngôn ngữ của bà Mến vừa mang nét đặc trng của một lớp ngời vừa thể hiện tính cách của nhân vật.
Nh vậy ngôn ngữ đời thờng đã đợc các nhà văn sử dụng triệt để tạo hiệu quả nghệ thuật cao. Nó vừa là yếu tố tạo nên chất đặc trng của tác phẩm, văn phong của tác giả, lại vừa là yếu tố quan trọng để bộc lộ tính cách nhân vật.