Tiền đề thẩm mĩ

Một phần của tài liệu Khám phá mới về hiện thực nông thôn trong tiểu thuyết việt nam từ 1986 đến nay (qua các tác phẩm được giải) (Trang 30 - 34)

Do sự tác động của hoàn cảnh lịch sử - xã hội - văn hoá, con ngời trong thời đại mới mang một t duy thẩm mĩ mới, một quan niệm, một thị hiếu thẩm mĩ mới. Chính điều này đã dẫn tới một sự thay đổi trong quan niệm về con ngời, quan niệm về nghệ thuật, về cái đẹp trong cuộc sống.

Trong văn học trớc 1986, cuộc sống - nghệ thuật đợc nhìn theo khuynh hớng sử thi và cảm hứng lãng mạn, con ngời mới - con ngời kiểu sử thi gắn với dân tộc và giai cấp, con ngời xã hội chủ nghĩa - là con ngời trung tâm của văn học. Những ngời anh hùng nh: anh Núp, chị út Tịch, chị Sứ…đều là những con ngời mà số phận của họ thuộc về cộng đồng. Họ sống và chiến đấu, hi sinh cũng vì cộng đồng. Vẻ đẹp của những ngời nông dân anh hùng này là đại diện cho vẻ đẹp của con ngời Việt Nam trong thời đại chiến tranh. Đến thời kì hoà bình, sau khi đã trải qua một thời kì đau thơng nhng anh dũng con ngời lại trở về với quy luật của cuộc sống đời thờng, con ngời sống đúng với bản chất của mình là “sự tổng hoà của các mối quan hệ”(Mác). Đó là điều tất yếu, nhng sau năm 1975, đặc biệt sau thời kì đổi mới, ý thức cá nhân nổi lên nh một bớc phát triển mới của con ngời Việt Nam. Họ bắt đầu nghĩ tới cuộc sống hạnh phúc cá nhân, hớng về cái tôi cá nhân, sự khẳng định sức mạnh vị thế của mình trong mọi mối quan hệ. Lúc này t duy sử thi không còn phù hợp với yêu cầu của thời đại, tâm lí và thị hiếu thẩm mĩ của ng- ời đọc mà nhờng chỗ cho t duy đời t, thế sự. Thế sự, đời t trở thành một khuynh h- ớng chủ đạo. Văn học nhìn hiện thực trong sự vận động không ngừng. Văn học không còn là sự minh họa cho một thời đại mà trở nên gần gũi làm bạn với con ng-

ời trong những suy t trăn trở của cuộc sống đời thờng. Không nói toàn những cái lý tởng cao cả của sự kiện và biến cố trong đời sống con ngời mà văn học đi sâu vào tận ngõ ngách cuộc sống để phát hiện những vấn đề đang tồn tại, đặc biệt đi sâu vào khám phá bản chất ngời trong mỗi con ngời. Điều này đã từng là mặt chìm khuất trong văn học thời chiến tranh.

Cùng với sự thay đổi trong cách nhìn về con ngời là sự đổi thay trong cách nhìn, cách viết của mỗi ngời nghệ sĩ. Vì văn học bao giờ cũng lấy con ngời làm đối tợng trung tâm để phản ánh. Quan niệm con ngời thay đổi dẫn đến sự thay đổi về quan niệm văn chơng. Mỗi nhà văn dần dần hình thành và xác lập một quan niệm rõ ràng cụ thể về nghề văn của mình. Đây không còn là giai đoạn quan niệm văn học mang tính minh họa, mà nh Nguyễn Minh Châu nói: các nhà văn lúc này

đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa

“ ”. Còn Lê Xuân Giang cho

rằng nhà văn đơng đại là “nhà văn đối thoại”, Nguyễn Huy Thiệp cũng nhận xét :“Nhiệm vụ của nhà văn không phải nói ra chân lý mà là thức tỉnh ý hớng về chân lý hoặc chí ít cũng là thức tỉnh tình cảm về phẩm giá con ngời trong họ. Văn học thể hiện tình thần nhân đạo không phải chỉ bằng sự xót thơng, cảm phục, biểu dơng con ngời mà có thể bằng cả sự quở trách, phê phán, tóm lại là

duy

” và duy cảm“ ”[10;18]. Từ một nền văn học “lấy thể tài xã hội lịch sử làm nội dung khai thác chủ yếu, lấy số phận cộng đồng làm đối tợng thể hiện và phân tích, lấy cảm hứng anh hùng ca làm cảm hứng nền tảng” [1;179] thì bây giờ đã “thay vì miêu tả lịch sử thông qua con ngời, con ngời thành phơng tiện trình bày lịch sử ” (Lê Ngọc Trà). T duy thẩm mỹ của con ngời thay đổi từ sử thi đến đời t, thế sự, vì vậy nhà văn cũng thể hiện rõ vai trò của mình trong việc đi sâu phát hiện những mặt tốt - xấu của đời sống hiện thực, khẳng định sự thật trong văn học nghệ thuật. GS.TS Nguyễn Văn Hạnh có viết: “Nói đến khoa học là nói đến quy luật. Nói đến sáng tác văn học nhất là văn học hiện thực thì điều quan trọng hàng đầu là nói đến sự thật…Tài năng của một nhà văn, giá trị của một tác phẩm thể hiện ở nhiều điểm nhng trớc hết là ở chỗ nói lên đợc sự thật của đời sống một cách mới mẻ độc đáo đầy sức thuyết phục”[5;210]. Nó phù hợp với khẩu hiệu chung cho tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống con ngời lúc này đợc đề ra trong Đại hội VI là “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự

thật”. Hơn lúc nào hết văn học thời kì này đợc đặt vào giữa trung tâm của cuộc sống để kịp thời ghi lại những biến cố, sự kiện diễn ra trong đời sống, từ đó đánh giá, và nói rõ đúng sự thật bằng cách phản ánh riêng độc đáo của mình. Nhà văn phải có cách nhìn, có con mắt của hiện thực mới phát hiện ra đợc những mặt sáng - tối của đời sống hiện thực, đó cũng chính là quan điểm và năng lực nhận thức dựa trên cơ sở hiểu biết và tấm lòng của nghệ sỹ đối với cuộc sống. Nhà văn cần coi sự phản ánh hiện thực chính là lơng tâm, là thiên chức của ngời cầm bút, ở đây cần có sự trung thực, thái độ vô t với tinh thần dũng cảm của ngời nghệ sỹ. Tâm lí chung của con ngời là sợ sự thật, bởi sự thật thờng mất lòng, vì thế nhiều khi họ phải né tránh hiện thực hoặc nói giảm nói tránh thậm chí còn xuyên tạc sự thật vì mục đích nào đó. Đặc biệt trong cơ chế thị trờng con ngời thờng dễ bộc lộ hết mình cái tốt, cái xấu trong cuộc sống mu sinh. ở những góc độ nào đó của cuộc sống họ đối xử với nhau khéo léo hơn, mềm dẻo hơn tránh những xung đột bất lợi cho mình do sự thật đem lại, họ còn lấy lòng nhau, mua chuộc nhau…Sự thật lúc này trở thành mặt chìm khuất sau những lời hoa mĩ, ninh nọt thái quá. Vì thế ta có thể nói rằng nói rõ sự thật chính là t cách và bản lĩnh của ngời cầm bút. Nguyễn Văn Hạnh còn nhấn mạnh: “Làm văn học nghệ thuật mà lẩn tránh sự thực, không dám nói hay không nói lên đợc sự thật thì không thể nào biết mình đang là ai, đang đứng ở đâu, phải làm gì và tiến lên nh thế nào. Giả dối làm tê liệt thần kinh và cằn cỗi tâm hồn, xúc phạm lơng tri…nhng nó thờng lại ngọt ngào trau chuốt. Còn sự thật thì mộc mạc trần trụi với những mặt tích cực cao đẹp của nó và có khi với những cái cay đắng, đau lòng của nó. Chỉ có sự thật mới phát huy đợc u điểm và mới sửa chữa đợc khuyết điểm và sai lầm, đa công việc đến hiệu quả, định hớng đúng cho suy nghĩ và hành động…”[5;215].

Bất kì một thời đại nào cũng yêu cầu tính chân thực của văn học. Trong dòng văn học hiện thực phê phán, Nam Cao đã từng phát biểu quan niệm nhà văn không đợc “trốn tránh” sự thực, mà hãy “cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời”. Văn học hiện thực thiên về cảm hứng phê phán. Trong thời chiến, văn học cũng phản ánh đợc một thời đại đau thơng nhng anh dũng của dân tộc, tuy nhiên dờng nh nó thiên về cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa anh

hùng dân tộc mà ít nói đến những đau thơng mất mát của con ngời, ít quan tâm đến số phận của cá nhân, tính cách cá nhân. Đến với giai đoạn văn học sau năm 1986, có thể nói đây là một giai đoạn văn học giàu tính nhân bản. Lúc này nhìn thẳng vào hiện thực không chỉ để nói rõ sự thật mà còn là để có những biện pháp cải tạo nó. Bởi thế ta thấy văn học sau 1986 không chỉ dừng lại ở việc miêu tả những mảng màu xám xịt của cuộc sống, hay ca ngợi một chiều mà là nhìn thấy đ- ợc cả hai mặt tiêu cực, tích cực trong đời sống xã hội và con ngời để vừa phát huy đợc những u điểm và sửa chữa đợc khuyết điểm, sai lầm nh Nguyễn Văn Hạnh đã nói. Và đặc biệt văn học lúc này trở thành “Ngời bạn đờng chia sẻ mọi nguồn cơn đời thờng với con ngời”[18;32], sát cánh cùng con ngời trong cuộc sống, đi sâu vào hang cùng ngõ hẻm của cuộc sống, phát hiện đời sống tâm hồn, cá tính, tâm lí, tính cách con ngời. ở đó con ngời hiện lên không còn là những tính cách đơn giản yêu - ghét, tốt - xấu, đúng - sai, một cách rõ ràng mà con ngời đợc miêu tả sinh động hơn trong dạng tồn tại của cá nhân. Con ngời có những mối quan hệ nhiều mặt phức tạp với xã hội, gia đình, con ngời phong phú cả về ý thức, tình cảm, bản năng, con ngời sâu sắc và hồn nhiên trong niềm vui và nỗi buồn…Ngời ta đã có lí khi cho rằng văn học thời kì sau này thật hơn, đời hơn, nhân bản hơn. Nhà văn không dùng hình tợng để minh họa cho một t tởng, một quan niệm về cuộc sống mà để cho hình tợng đó tự nói lên tất cả, có khả năng độc lập và sống trong lòng độc giả, giành cho độc giả vị trí là ngời “đồng sáng tạo” với nhà văn. Độc giả có thể đa ra những phán xét hay kết luận cuối cùng của mình vừa mang tính chủ quan của hoạt động tiếp nhận và thởng thức vừa mang tính khách quan do tác phẩm đa lại. Nhà văn lúc này mới thực sự đợc phát huy vai trò tích cực chủ động sáng tạo của mình để đa ngòi bút theo những biên độ, vào chiều sâu của cuộc sống. Họ thực sự đợc sống với những yêu, ghét, những cảm xúc chân thực của lòng mình, viết để thoả mãn yêu cầu của thời đại, nhu cầu của độc giả và cũng chính là đợc thoả mãn với chính tài năng nghệ thuật, sở nguyện cầm bút của mình.

Những điều kiện lịch sử - xã hội - văn hóa - thẩm mĩ mới đã tác động mạnh mẽ tới văn học từ sau 1986 đến nay. Văn học giai đoạn này vừa tiếp tục văn mạch truyền thống dân tộc lại vừa mang những nét mới của chính thời đại mang tới. Có

thể nói sau 1986 các đề tài chủ yếu nh thành thị, nông thôn, chiến tranh, vừa đợc tiếp tục khai thác những vấn đề diễn ra trong cuộc sống, vừa đợc nhận thức lại, đánh giá lại một cách sâu sắc.

Một phần của tài liệu Khám phá mới về hiện thực nông thôn trong tiểu thuyết việt nam từ 1986 đến nay (qua các tác phẩm được giải) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w