Sự tồn tại của những quan niệm sai lầm, những tàn d của t t ởng phong kiến

Một phần của tài liệu Khám phá mới về hiện thực nông thôn trong tiểu thuyết việt nam từ 1986 đến nay (qua các tác phẩm được giải) (Trang 54 - 59)

ởng phong kiến

Đời sống nông thôn trong sáng tác của các nhà văn từ 1986 đến nay ngoài vấn đề ý thức dòng họ nổi lên hàng đầu, thì còn tồn tại những quan niệm sai lầm, những tàn d của t tởng cũ ảnh hởng lớn tới cuộc sống của ngời dân. Đó là quan niệm về hôn nhân, hay quan điểm và biện pháp thi hành Cải cách ruộng đất sai lầm, hay sự bảo thủ về một cơ chế sản xuất đã cũ kĩ lạc hậu...tất cả những điều này vẫn còn diễn ra trong đời sống của nông thôn sau hoà bình lập lại. Có thể nói đây là giai đoạn mà các nhà văn đã có một độ lùi đáng kể để đa lại cho ta cái nhìn đúng đắn hợp lí hơn về hiện thực đời sống nông thôn.

Cải cách ruộng đất chính là nằm trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. là việc Đảng ta thực hiện khẩu hiệu "Tịch thu ruộng đất của địa chủ phản động chia cho dân cày". Chính sách của Đảng ta là đúng đắn nhằm đa lại sự công bằng trong lao động cho ngời nông dân. Tuy nhiên khi đa chính sách này vào thực hiện thì không tránh khỏi những điều sai lầm, bất cập đôi khi còn ảnh hởng tới cuộc sống của ngời nông dân. Một trong những lí do dẫn đến sai lầm chính là do biện pháp xử lí giáo điều, cứng nhắc, dẫn tới nhiều trờng hợp quy sai, những ngời

không có tội lại bị xử án, gây không ít bất bình trong lòng quần chúng nông dân. Văn học trớc 1986 cũng đã đề cập tới vấn đề Cải cách ruộng đất. Tuy nhiên, lúc đó hiện thực đợc phản ánh trong tác phẩm cha có sức thuyết phục và quan trọng là do nhà văn cha vợt qua đợc giới hạn nhận thức và quan điểm chung về đấu tranh giai cấp thời bấy giờ. Sau đổi mới vấn đề này lại đợc tiếp tục khai thác, nhng đợc nhìn nhận theo một cái nhìn khác. Nhà văn đứng từ góc độ hiện tại mà nhìn về quá khứ, đánh giá lại quá khứ, vì thế cái nhìn lúc này có phần chính xác hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn và đánh giá đúng đợc thực chất vấn đề theo hớng khách quan hơn.

Dơng Hớng với tác phẩm Bến không chồng không chỉ phản ánh đợc hậu quả về ý thức dòng họ gây ra đối với cuộc sống, tình yêu và hôn nhân của ngời nông dân, mà còn lồng vào đó việc thực hiện chính sách cải cách ruộng đất của cán bộ xã trong làng Đông. Trong việc tịch thu tài sản của địa chủ Hào những ngời cầm quyền ở đây đã thi hành bằng những biện pháp cứng nhắc, áp đặt và bất hợp lí. Đến cả chủ tịch trong khi điều tra tài sản của địa chủ Hào, đã dùng đến cả biện pháp dụ dỗ trẻ con một cách ngây thơ và vô căn cứ. ông nói: "Bố cháu dấu mâm đồng và các thứ ở đâu? Nói đi tao cho kẹo"[8;36]. Còn khi tức giận lên thì quát lớn: "để đâu hả? Tên địa chủ con". Đó là cách làm hết sức vô lí, thiếu năng lực của ngời lãnh đạo, từ đó dẫn tới sự áp đặt và nhận định sai về những việc làm của ngời khác. Ngay cả việc một đứa trẻ cha biết gì về chuyện chính trị nh Nghĩa, khi vẽ cây thánh giả trên đờng một cách vu vơ thì cũng bị cho là vẽ đờng cho bọn phản động. Mẹ Nghĩa thì cho đó là một hành động nghiêm trọng. Bà than vãn "

ối!ối! con ơi, sao con lại làm những chuyện dại dột thế hử? Mày không biết cái vạch mày kẻ từ cây thánh giá về nhà ông Xung ngời ta đã phát hiện ra đó là đ- ờng dây liên lạc của bọn Quốc dân Đảng từ nhà thờ tới nhà ông Xung. Chú Xèng và chú Xình đã lợi dụng sự ngây ngô của mình..."[8;47]. Tác giả còn để cho nhân vật Hạnh tự phát hiện ra cái vô lí trong khi cán bộ xã xử án. Hạnh thấy những tội danh của họ thật đơn giản không có gì nghiêm trọng, ông Xung thì mắc tội lấy lá chuối và dây chuối ở vờn địa chủ Hào, chú Xèng thổi kèn lá chuối, còn chú Xình mắc tội đặt mìn phá cống Linh, nhng việc đó cha hẳn là tội mà họ gây ra, còn việc ném mìn đánh cá thì có. Vậy mà họ đều bị xử bắn một cách oan ức thảm thơng, và

tệ hơn nữa là họ còn tãn nhẫn đa chính ngời con ra xử bố mình để thử tấm lòng trung thành của ngời công dân đó với Đảng. Cái chết của họ đã phản ánh sự sai lầm, cứng nhắc trong cách thực hiện chủ trơng của Đảng của những ngời cán bộ ở đây, đồng thời những ngời dân ở đây cũng không nhận thức ra đợc đó là lối suy nghĩ và hành động sai trái.

Sau Bến không chồng của Dơng Hớng ta thấy làng quê trong Dòng sông mía của Đào Thắng cũng hiện lên đầy dữ dội. Tác giả tập trung đi sâu khai thác số phận ngời nông dân, trong đó đề cập khá kĩ đến vấn đề cải cách ruộng đất, việc đấu tố xét xử tầng lớp địa chủ phong kiến. Nếu nh ở Bến không chồng đội ngũ cán bộ còn hiện lên mờ nhạt thì trong tác phẩm của Đào Thắng lớp ngời này hiện ra một cách rõ nét. Họ là những ngời lãnh đạo nhng xuất thân của họ lại là những ngời vốn ngu dốt, vô học, còn tệ hơn nữa họ lại là những ngời gây tội ác trong làng. Một ngời sống theo bản năng vô thức, chuyên gây tội ác nh Lẹp lại trở thành cốt cán, chỗ dựa vững chắc cho công cuộc đổi đời ở nông thôn. Một ngời vô học, thiếu nhân cách, vốn là ngời làm thuê cho ông Quỹ Nhất ở lò mía nh lão Râu đen cũng lên nắm quyền. Sai lầm của Cải cách ruộng đất mà tác giả đề cập đến trong tác phẩm trớc hết là đi từ cơ cấu cán bộ. Làm việc cho lợi ích của dân, nhng cuối cùng lại đẩy những ngời dân vô tội vào thảm cảnh đáng thơng, vào cái chết oan ức. Chính vì cán bộ là những ngời dốt nát, thiếu nhân cách nên khi thực hiện việc xét xử địa chủ cũng trở nên sai lầm. Giáo Nghĩa vốn là một ngời tuy thuộc dòng giống địa chủ nhng là một ngời lơng thiện, vậy mà cũng bị quy kết là phản động, là kẻ mị dân bị xử án một cách áp đặt. Những lời lẽ chân thành, lơng thiện của giáo Nghĩa khiến cho dân làng cảm động, ngay cả đám đông hô "đả đảo" cũng "đã tha đi. Nhiều ngời cúi xuống lau nớc mắt...".Thế nhng dân làng cũng không ai đứng ra bênh vực cho giáo Nghĩa khỏi án tử hình, vì ngay chính họ cũng không phân biệt đợc đúng sai.

Trong tác phẩm không chỉ giáo Nghĩa chịu oan ức mà chị Cả Thuần - con dâu ông Quỹ Nhất cũng bị đa ra tra khảo. Ngời ta hết dụ dỗ chị bằng cách cho vay vốn "chị khai ra Quỹ Nhất xui chị những gì chúng tôi sẽ đảm bảo cho chị vay bằng đúng số tiền chị đã mất"[15;414], đến quy tội cho ông Quỹ Nhất một cách vô căn cứ "Quỹ Nhất đã tạo vụ mất trộm cho các con chị, chị sợ hãi kêu khóc phá cuộc

xử giáo Nghĩa, thằng anh cứu thằng em". Khi chị bị trói thì những ngời cầm cân nảy mực này còn lợi dụng tình thế mà uy hiếp chị, đáng thơng hơn là chị còn bị Lẹp giở thủ đoạn một cách dã man, bỉ ổi.

Ngoài vấn đề Cải cách ruộng đất, đời sống nông thôn còn tồn tại những quan niệm cổ hũ lạc hậu trong vấn đề tình yêu và hôn nhân. ở vấn đề này tuy các nhà văn cũng đã xây dựng đợc những nhân vật dám vợt qua những định kiến của gia đình để xây dựng hạnh phúc cho mình nh Nghĩa, Hạnh (Bến không chồng) hay Tùng, Đào (Mảnh đất lắm ngời nhiều ma), nhng vẫn còn những ngời không dám đấu tranh cho hạnh phúc, tình yêu của mình nh Nguyễn Vạn, chị Nhân, đặc biệt là Nguyễn Vạn. Hạnh phúc cá nhân đối với Vạn là một cái gì đó thật xa vời. Yêu nh- ng không dám đấu tranh bảo vệ tình yêu của mình, Vạn sống khép kín trong vòng cơng toả của những uy tín, danh dự, dòng họ. Chị Nhân vốn là một ngời thuộc dòng họ đối địch với dòng họ Vạn, chị lại còn là một ngời đàn bà góa chồng, cả hai điều đó đã không cho phép Vạn thổ lộ tình yêu. Vạn sống với suy nghĩ là sợ d luận, và không muốn đi ngợc lại lời nguyền dòng họ. Đối với bất kì ngời đàn bà nào Vạn cũng tránh xa để giữ gìn nhân phẩm, nhng đó lại chính là quan niệm phong kiến cổ hũ, sai lầm của Vạn. Vạn đã sống với t tởng phong kiến nặng nề để rồi tuổi xuân qua đi trong nuối tiếc và để cái chết lặng lẽ khép lại cuộc đời mình.

Trong Thuỷ hoả đạo tặc (Hoàng Minh Tờng) ta còn nhận ra vấn đề mà tác giả đề cập ở đây chính là sự lạc hậu của quan điểm sản xuất tập thể tồn tại trong t tởng của những ngời lãnh đạo ở xã Thanh Bình. Mặc dù hoàn cảnh lịch sử - xã hội đã thay đổi nhng các cán bộ từ xã đến huyện đều không nhận ra là đã đến lúc phải thay đổi cách làm ăn kiểu cũ để nâng cao đời sống của ngời nồng dân. Họ vẫn giữ quan điểm làm ăn tập thể mặc dù biết không cải thiện đợc đời sống của ngời nông dân. Tác giả tập trung xây dựng nhân vật Cơ với những sai lầm, lạc hậu trong t t- ởng của lớp cán bộ xã về cơ chế sản xuất kiểu cũ. Là một ngời có năng lực hoạt động, nhng vì hám thành tích nên Cơ không nhận ra đợc hậu quả của cơ chế sản xuất cũ đã ảnh hởng lớn tới đời sống của nhiều bà con nông dân. Làm nhiều mà đời sống cũng không đợc cải thiện, nên nhiều ngời đã chán nản bỏ đồng áng. ông Trạc xin ra khỏi hợp tác vì nhận ra lối làm ăn này đã tỏ ra lạc hậu, cần phải thay đổi. Không những không nhận ra đợc cơ chế sản xuất cũ không còn hợp thời nữa

mà họ còn lún sâu hơn vào những sai lầm khác. Khi ông Trạc xin ra hợp tác đã bị chính quyền xã cho đó là hành động bất mãn của cá nhân. Trong cuộc họp, Trần Sinh - bí th xã cho rằng đây là một t tởng đã biến chất, là một điều nguy hại đáng lên án: "Các đồng chí thử tởng tợng, nếu hợp tác xã nào cũng có những ngời nh lão Trạc thì hợp tác hoá sẽ nh thế nào?Nguy hại nhất là nó sẽ tạo một làn sóng hoang mang, thiếu lòng tin trong quần chúng, lôi kéo những xã viên khác"[22;223]. Và rồi đi đến quyết định xử lí: "Phải kết hợp giữa biện pháp thuyết phục giải thích với biện pháp chính quyền. Phải đa lão ta đi tập trung giáo dục một thời gian" [22;224], sau đó còn cho giấy gọi của công an xã đến nhà ông Trạc. Ngay cả ngời dân trong làng cũng coi đó là một việc làm không đúng. Vợ con ông Trạc đã không đồng tình với quyết định của ông. Thắm- con gái ông nói lên hậu quả của việc ông xin ra Hợp tác xã: "Thầy đừng có nghĩ đến chuyện ra vào, Thằng Thiết nó còn đang đi học. Anh chị Thoại đang ở trong Lâm Đồng. Anh Thức đang còn ở bộ đội. Thầy mà ra thì uỷ ban họ t giấy gọi tất cả về, không có cho ai đi đâu hết", cho việc ra hợp tác chính là sự mất mặt đối với dân làng "Thầy chẳng thơng chúng con gì cả. Thầy mà ra hợp tác thì chúng con còn mặt mũi nào trông thấy làng nớc. Con là đoàn viên, là bí th chi đoàn..."[22;167] đến khi ông xin ra hợp tác xã thật thì " Cái phần tơi mát hồn nhiên ở Thắm nh khô héo dần đi. Thắm hay né tránh những đám đông, tránh giáp mặt những cán bộ đảng viên trong xã. Có đêm nghĩ buồn tủi, Thắm lại lặng lẽ khóc thầm"[22;227]. Đây là một quan niệm cổ hũ lạc hậu, đã dẫn đến những việc làm sai trái ảnh hởng không nhỏ tới đời sống cũng nh tâm lí của ngời nông dân.

Nh vậy những quan niệm lạc hậu, sai lầm của những ngời cầm quyền và t t- ởng lạc hậu của ngời nông dân đã đẩy ngời nông dân tới cảnh ngộ đáng thơng. Cuộc sống tinh thần và vật chất của họ đáng lẽ đợc cải thiện hơn nếu không tồn tại nặng nề những quan điểm sai lầm này. Các nhà văn sau đổi mới trên tinh thần "Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, và nói rõ đúng sự thật" đã đem đến cho chúng ta cái nhìn đúng đắn hơn những gì còn tồn tại trong đời sống của ngời nông dân. Đằng sau sự phản ánh có vẻ nh khách quan lạnh lùng miêu tả "sự đời cứ diễn ra nh thế" tác giả đã chỉ cho chúng ta thấy đó là những quan niệm sai lầm đáng phê phán.

Một phần của tài liệu Khám phá mới về hiện thực nông thôn trong tiểu thuyết việt nam từ 1986 đến nay (qua các tác phẩm được giải) (Trang 54 - 59)