QUAN HỆ [5,6] 1 Giới thiệu

Một phần của tài liệu Bài giảng toán rời rạc pot (Trang 133 - 135)

2) Có các thuật toán hiệu quả hơn thuật toán thông thường để nhân hai số nguyên Ở đây ta sẽ có một trong các thuật toán

9.1QUAN HỆ [5,6] 1 Giới thiệu

9.1.1 Giới thiệu

Trong toán học, đặc biệt là lý thuyết tập hợp và logic, một quan hệ là một thuộc tính mà gán giá trị chân lý tới một bộ k phần tử. Thuộc tính này mô tả một mối liên kết có thể giữa các phần tử của bộ k-phần tử. Cho một bộ k-phần tử, giá trị chân lý tới bộ k-phần tử theo như thuộc tính đã mô tả là đúng hay sai.

Một ví dụ về quan hệ bộ 3 là "X được giới thiệu với Y bởi Z",

trong đó (X,Y,Z) là bộ 3-người; ví dụ, "Beatrice W ood được giới thiệu với Henri-Pierre Roché bởi Marcel Ducha m p " là đúng, trong khi "Karl Marx được giới thiệu với Friedrich

Engels bởi Queen Vic t oria " là sai.

Biến k trong quan hệ trên là các số nguyên không âm (0,1,2,…) được gọi là ngôi hay chiều của quan hệ. Một quan hệ có k phần tử thì gọi là quan hệ k-ngôi.

Quan hệ 0-ngôi được gọi là quan hệ có bộ rỗng. Quan hệ 2 ngôi là thông dụng trong

toán học và trong cả tin học. Ví du

• Phương trình và bất phương trình, ký hiệu bằng các dấu "=" và "<" trong câu lệnh như "5 < 12";

• Quan hệ chia hết được ký hiệu bởi "|" trong câu lệnh "13 | 1001"; • Các phần tử trong tập hợp được ký hiệu bởi "∈ " trong câu lệnh "1 ∈

Quan hệ k-ngôi, k ≠ 2, là trường hợp tổng quát của quan hệ 2 ngôi.

9.1.2 Ví dụ

Trong phần này, chúng ta giới thiệu về quan hệ gặp thường ngày. Xét mệnh đề

" X nghĩ rằng Y thích Z ". Chúng ta có bảng sau

Mỗi hàng của bảng cho chúng ta một mệnh đề “X nghĩ rằng Y thích Z”, ví dụ như hàng đầu tiên có nghĩa là "Alice nghĩ rằng Bob thích Denise". Bảng thể hiện một quan hệ S trên tập P gồm các người được thảo luận sau:

P = {Alice, Bob, Charles, Denise}.

Dữ liệu trong bảng tương đương với các tập bộ ba thứ tự sau:

S = {(Alice, Bob, Denise), (Charles, Alice, Bob), (Charles, Charles,

Alice),

(Denise, Denise, Denise)}.

Chúng ta cũng hiểu rằng S(Alice, Bob, Denise) để chỉ hàng đầu

của bảng. Quan hệ S là quan hệ 3 ngôi. Quan hệ tự nó cũng là một đối tượng toán học được xem như là một khái niêm hình thức của lý thuyết tập (có nghĩa là quan hệ là một tập của tích đề các trên {Person X, Person Y, Person Z}). Do vậy, trong toán học có thể coi quan hệ là một tập.

Trong bảng quan hệ trên, S cũng là một ví dụ rất đơn giản của một cơ sở dữ liệu quan hệ. Lý thuyết cơ sở dữ liệu quan hệ là một nhánh đặc biệt của khoa học máy tính. Tuy nhiên, các nhà khoa học máy tính, nhà toán học, hay các nhà logic đều có các nhìn khác nhau đối với từng ví dụ của quan hệ.

9.1.3 Định nghĩa

Có hai định nghĩa cho quan hệ k-ngôi trong toán học là:

X1 × … × Xk.

Các quan hệ được phân loại theo số các tập trên tích Đềcác, tức là theo số ngôi trên

L. Ví dụ:

Lu ký hiệu của quan hệ 1-ngôi, hay chỉ tính chất của ngôi;

Luv hay uLv chỉ quan hệ nhị phân;

Luvw chỉ quan hệ tam phân; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luvwx chỉ quan hệ tứ phân.

Các quan hệ nhiều hơn 4 phần tử được gọi là quân hệ k-ngôi hay n-ngôi. Định nghĩa 2. Một quan hệ L trên các tập X1, …, Xk là một (k+1)-

bộ L = (X1, …, Xk, G(L)), trong đó G(L) là tập con của tích Đềcác X1 × … × Xk. G(L) được gọi là đồ thị của L.

Một quan hệ thường được viết dưới dạng ký tự đậm a = (a1, …, ak) hay biến X=

(x1, …, xk).

Một phần của tài liệu Bài giảng toán rời rạc pot (Trang 133 - 135)