Chứng minh trực tiếp

Một phần của tài liệu Bài giảng toán rời rạc pot (Trang 35 - 37)

Ta thấy pq sẽ được chứng minh bằng cách chỉ ra p là đúng, sau đó q phải là đúng. Điều này cho thấy rằng không thể có p đúng và q sai cùng xảy ra. Một chứng minh như vậy được gọi là chứng minh trực tiếp. Để áp dụng chứng minh kiểu này, giả định p là đúng và dùng luật suy diễn cùng các định lý đã được chứng minh để chỉ ra rằng q phải là đúng.

Chứng minh trực tiếp là phương pháp chứng minh suy diễn trực tiếp dẫn từ giả thiết đến kết luận thông qua việc áp dụng các luật suy diễn (hay qui tắc suy diễn), các định lý, các nguyên lý và các kết quả đã biết. Ðây là một kiểu tư duy giải bài toán rất tự nhiên và người ta thường xuyên sử dụng. Trong khi suy nghĩ để tìm ra cách chứng minh theo phương pháp nầy người ta thường phải tự trả lời các câu hỏi sau đây:

- Ta sẽ dùng luật suy diễn nào?

- Các định lý nào, các kết qua nào có thể sử dụng được đề ta suy ra được một điều gì đó từ những sự kiện, những yếu tố hiện đang có?

- Việc áp dụng định lý có khả năng sẽ dẫn đến kết luận hay kết quả mong

muốn hay không?

- Trong trường hợp ở một bước suy diễn nào đó có nhiều định lý hay nhiều luật nào đó có thể áp dụng được và cũng có kkhả năng sẽ dẫn đến kết luận hay kết quả mong muốn thì ta sẽ chọn cái nào?

- Ðến một giai đoạn nào đó, khi gặp phải sự bế tắc thì ta sẽ phải tự hỏi rằng phải chăng bài toán không có lời giải, hay vì kiến thức của ta chưa đủ, hay ta phải sử dụng một phương pháp chứng minh nào khác?

Quả thật là không thể trả lời được các câu hỏi một cách đầy đủ và chính xác. Nó phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức, kinh nghiệm của người giải bài toán và cả sự nhạy bén, tính năng động sáng tạo của họ. Tuy nhiên Những câu hỏi trên cho ta một sự định hướng chung của quá trình suy nghĩ. Ngoài ra, cũng cần nói thêm rằng chúng

là cơ sở cho việc phát triển các hệ chương trình trợ giúp giải toán một cách "thông minh" trên máy tính được thiết kế theo phương pháp chứng minh nầy.

trực tiếp.

dụ 1: Chứng minh rằng { Nếu n là số lẻ thì n2 là số lẻ }

Giải : Giả sử rằng giả thiết của định lý này là đúng, tức là n là số lẻ. Ta có n = 2k + 1 ( k=0,1,2,...)  n2 = (2k + 1)2 = 4k2 + 4k + 1 = 2(2k2 + 2k) + 1 là lẻ. Vậy nếu n là số lẻ thì n2 là số lẻ.

dụ 2 : Cho hàm mệnh đề P(n) = " Nếu n>1 thì n2 >n " Chứng minh

rằng P(n) là đúng với n là số nguyên dương. Giải : Giả sử n > 1 là đúng, ta có : n = 1 + k ( k ≥ 1)

 n2 = ( 1 + k )2 = 1 + 2k + k2 = (1 + k) + k + k2 > n Vậy Nếu n>1 thì n2 >n .

dụ 3 Giả sử p, r, s, t, u là các mệnh đề sau cho ta có các mệnh đề sau đây la`

đúng: (1) p r (2) r  s (3) t ∨ ¬ s (4) ¬ t ∨ u (5) ¬ u.

Hãy chứng minh mệnh đề p là sai, tức là chứng minh mệnh đề ¬ p la` đúng.

Chứng minh:

Áp dụng luật suy diễn tam đoạn luận, từ (1) và (2) ta suy ra: (6) p  s

Áp dụng luật logic về phép toán kéo theo ta có thể viết lại (3) dưới dạng: (7) s  t

Áp dụng luật suy diễn tam đoạn luận, từ (6) và (7) ta suy ra: (8) p  t

Áp dụng luật logic về phép toán kéo theo ta có thể viết lại (4) dưới dạng: (9) t  u

Áp dụng luật suy diễn tam đoạn luận, từ (8) và (9) ta suy ra: (10) p  u

Áp dụng luật suy diễn Modus Tollens, từ (10) và (5) ta suy ra: (11) ¬ p

Vậy mệnh đề ¬ p là đúng.

dụ 4: Cho p(x), q(x) và r(x) là các vị từ theo biến x (x ∈ A), và a là một phần tử

cố định nhưng tùy ý của tập hợp A. Giả sử ta có các mệnh đề sau đây la` đúng:

(1) x∈ A : p(x) q(x) (2) x∈ A : q(x) r(x) (3) p(a)

Chứng minh rằng mệnh đề r(a) la` đúng.

Chứng minh:

Áp dụng kết quả từ bảng 3 trong 3.2 ta suy ra: (4) x∈ A : p(x)  r(x)

Áp dụng kết quả bảng 3 trong 3.2 ta suy ra: (5) r(a)

Vậy mệnh đề r(a) la` đúng.

Một phần của tài liệu Bài giảng toán rời rạc pot (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w