1.4.1. Đặc điểm tâm lý HSTH
Đặc điểm lứa tuổi trẻ em ngày nay đang được các nhà sinh học, giáo dục học, tâm lý học,.. quan tâm nghiên cứu. Trong số các đặc điểm của lứa tuổi trẻ em ngày nay, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến gia tốc phát triển. Gia tốc phát triển là thuật ngữ để chỉ sự phát triển nhanh về sinh lý, tâm lý của trẻ em. Sự phát triển sớm về trí tuệ, sự gia tăng khối lượng tri thức ở trẻ em ngày nay có thể xem như là sự gia tốc phát triển tâm lý của trẻ em.
Mặt khác, khuynh hướng nhận thức của trẻ em ngày nay được mở rộng, năng khiếu nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, thẩm mỹ,... trở nên phong phú và đa dạng.
Trẻ em ngày nay còn được tiếp nhận những thông tin nhờ sự phát triển đáng kể của các phương tiện thông tin đại chúng. HSTH ngày nay tiếp thu nhanh hơn, tầm suy nghĩ của chúng rộng hơn, những vấn đề chúng đặt ra cũng phong phú hơn và phức tạp hơn.
Một đặc điểm nữa của trẻ em là trong những hoạt động muôn hình muôn vẻ trẻ sớm tự ý thức, có khát vọng phát triển khả năng của mình.
Trẻ em ngày nay, dù có khôn hơn, chữ nghĩa có nhiều hơn trẻ em cùng lứa tuổi trước đây nhưng hiểu biết về xã hội, sự phát triển ý thức xã hội của chúng có thể còn chưa tương xứng với sự phát triển trí tuệ, khả năng nhận thức của chúng. Hiện tượng này có liên quan đến sự trưởng thành về tâm lý với sự trưởng thành về xã hội của các em. Do vậy, trẻ em dù được hưởng một nền giáo dục khá đầy đủ trên ghế nhà trường thì chúng mới chỉ hình thành trên bình diện xã hội, ý thức xã hội; chúng vẫn cần được bổ sung, hoàn thiện những hiểu biết xã hội, tính năng động và sáng tạo thông qua việc thực hiện các vai trò xã hội và thể hiện tính tích cực xã hội thông qua những hoạt động thực tiễn ở trong lớp học cũng như ngoài giờ lên lớp, trong học tập cũng như trong xã hội.
* Tri giác của HSTH mang tính chất trực quan là chủ yếu, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không chủ động, do đó các em phân biệt những đối tượng còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn.
Ở các lớp đầu bậc tiểu học, tri giác của trẻ em thường gắn với hành động, hoạt động thực tiễn của trẻ. Những gì phù hợp với nhu cầu của HS, những gì các em thường gặp trong cuộc sống và gắn với các hoạt động của chung, những gì giáo viên chỉ dẫn thì mới được các em tri giác. Vì vậy trong giáo dục cần vận dụng các điều sau: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”.
Ở lứa tuổi HSTH, chú ý có chủ định của các em còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý chưa mạnh. Sự chú ý của hoc sinh đòi hỏi một động cơ gần
thúc đẩy. Chú ý không chủ định và tư duy trực quan là chủ yếu nên trẻ dễ bị cuốn hút vào những hiện tượng tri giác mang tính mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ khác thường.
HSTH trí nhớ trực quan - hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - lôgíc. Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng. Vì vậy, khi giáo dục các em cần có lời nói ngắn gọn, dễ hiểu và phải bằng những sự việc cụ thể.
* Tưởng tượng của HSTH được hình thành và phát triển trong hoạt động học và các hoạt động khác của các em. Đây là lứa tuổi thơ mộng giúp cho phát triển tưởng tượng. Tuy vậy tưởng tượng của các em còn tản mạn, ít có tổ chức. Hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững. Càng về những năm cuối bậc học, tưởng tượng của các em càng gần hiện thực hơn.
* Tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể, mang tính cảm tính trực quan bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những đối tượng và hiện tượng cụ thể. Đặc diểm tư duy của HSTH không có ý nghĩa tuyệt đối, mà có ý nghĩa tương đối. Trong quá tình học tập và hoạt động, tư duy của HSTH thay đổi rất nhiều. ở đây vai trò của nội dung dạy học; giáo dục đạo đức; phương pháp dạy học, giáo dục đặc biệt quan trọng.
* Tính cách của HSTH mới được hình thành chưa ổn định, có thể thay đổi dưới tác động giáo dục. Tính cách của HSTH có nhược điểm là bướng bỉnh và thất thường. Đây là hình thức độc đáo, phản ứng lại những yêu cầu của người lớn mà các em xem là cứng nhắc để chống lại sự cần thiết phải hy sinh cái nó “muốn”cho cái nó “phải”. Phần lớn HSTH có nhiều nét tính cách tốt như lòng vị tha, tính ham hiểu biết, tính hồn nhiên chân thực, lòng thương người,... Hồn nhiên trong quan hệ với người lớn, thầy cô giáo, bạn bè. Hồn nhiên nên các em tin vào sách vở, tin vào người lớn tin vào khả năng của bản thân. Tất nhiên niềm tin này còn cảm tính, chưa có lý trí soi sáng. Thầy cô
giáo, người lớn cần biết tận dụng niềm tin này để giáo dục các em. Người lớn, thầy cô giáo phải làm mẫu đúng, lời nói phải đi đôi với việc làm. Nhiệm vụ của gia đình, nhà trường, cộng đồng là giáo dục thế nào để các em dần dần hết “ngây” nhưng vẫn giữ được chất “thơ”.
Tính hay bắt chước cũng là một đặc điểm quan trọng của lứa tuổi này. HSTH thích bắt chước hành vi cử chỉ của các nhân vật trong phim. Tính bắt chước là con dao hai lưỡi. Bởi vì trẻ em bắt chước cái tốt cũng lắm mà cái xấu cũng nhiều. Cho nên, cần phải xem tính bắt chước như là một điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục trẻ bằng những tấm gương tốt cụ thể nhưng cũng cần chú ý đến khả năng tiêu cực của tính bắt chước.
Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu tinh thần. Đối với HSTH, nhu cầu này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của trí tuệ. - Nhu cầu nhận thức của HSTH được hình thành và phát triển nhờ các hoạt động muôn màu muôn vẻ trong trường, ngoài xã hội và trong gia đình.
Ngay từ bậc tiểu học đã cần hình thành nhu cầu nhận thức cho học sinh. Khi có nhu cầu nhận thức, các em sẽ khắc phục được khó khăn để tự mình chiếm lĩnh tri thức, tự học suốt đời.
* Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý nói chung và nhân cách nói riêng. Tình cảm là cốt lõi của nhân cách. Đối với HSTH, tình cảm còn có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn liền nhận thức với hành động của trẻ em. Tình cảm tích cực không chỉ kích thích trẻ em nhận thức mà còn thúc đẩy trẻ em hoạt động.
Xúc cảm, tình cảm của HSTH gắn liền với các đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ thể. HSTH rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình.
Nói chung các quá trình nhận thức, hoạt động của các em đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của cảm xúc và đều đượm màu sắc cảm xúc. Vì vậy trong giáo dục đạo đức cần quan tâm đến việc sử dụng những truyện, sự kiện, sự vật có hình ảnh đẹp, việc thật, người thật cụ thể dễ nhận biết, dễ gây cảm xúc.
Lứa tuổi HSTH còn gọi là tuổi nhi đồng giai đoạn này hình thành trí tuệ và phát triển nhân cách gốc tiếp nối những gì được hình thành ở giai đoạn trước. Đặc trưng của tuổi này là tư duy hình ảnh phát triển mạnh, trẻ rất tin tưởng cha mẹ, thầy cô giáo nói gì là làm theo. Trẻ hình thành nhân cách gốc cũng chủ yếu bằng con đường bắt chước. Song sự bắt chước này đã bước đầu có sự so sánh và suy nghĩ, trẻ hay thắc mắc, hay hỏi cha mẹ: cái này là cái gì? tại sao? Để làm gì? Tức là trẻ rất tò mò ham hiểu biết.
Cuộc sống thực của trẻ nhi đồng là hồn nhiên, phong phú và đa dạng, một cuộc sống luôn hướng tới mỗi ngày một văn minh và tốt đẹp hơn. Các em sống chủ yếu ở nhà và một phần ở trường lớp. Vì vậy giáo dục trẻ nhi đồng bằng tổ chức cuộc sống gia đình sao cho ngăn nắp, trật tự, sạch đẹp và có lợi nhất.
Ở lớp, nhà trường dạy cho em chữ là chủ yếu, sau đó là giáo dục một số mặt: trật tự, kỉ luật, chăm học, lễ phép, sạch sẽ, có tinh thần giúp đỡ bạn bè, thật thà, kính yêu cha mẹ, thầy giáo, cụ già. ở nhà cha mẹ có nhiệm vụ tiếp tục những điều dạy ở trường (không nên làm ngược) và chú ý dạy cho các em: chăm chỉ học (vì tuổi này cũng rất ham chơi), lễ phép, sạch sẽ.
Trẻ nhi đồng là tuổi rất hiếu động, rất mải chơi và hay bắt chước, vì vậy cha mẹ cần tạo ra một môi trường có văn hoá, văn minh để giáo dục trẻ. Muốn trẻ thật thà, sạch sẽ thì người lớn phải là tấm gương cho trẻ noi theo, không được nói dối, không để nhà lôi thôi luộm thuộm, không chửi bậy trước mặt trẻ.
Tóm lại: Giai đoạn này là giai đoạn hình thành lối sống, phần lớn hành vi tốt xấu, văn minh hay thô lỗ đều do học sinh học được ở nhà trường và gia đình. Điều này quyết định nhân cách gốc của trẻ
1.4.2. Những nội dung đạo đức cần giáo dục cho HSTH
Giáo dục tư tưởng đạo đức là một bộ phận cấu thành trọng yếu của quá trình giáo dục, rèn luyện nhân cách HS. Đạo đức được coi là nền tảng trong
phẩm chất nhân cách con người, là cái gốc của con người. Vì thế trong bất kỳ nhà trường nào cũng đều cần chú trọng cả tài lẫn đức. Việc dạy chữ phải kết hợp với dạy người và dạy nghề để nhằm rèn luyện cho HS trở thành con người phát triển toàn diện [26].
Giáo dục đạo đức trong trường tiểu học là một giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các quá trình giáo dục khác như giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất,... Quá trình giáo dục đạo đức cũng đều có các thành tố có quan hệ với nhau trong một hệ thống cấu trúc nhất định và cùng vận động.
Môn đạo đức ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó.
- Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin; yêu thương, tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái sai, cái xấu.
Đối với mỗi lớp học sẽ dạy những chuẩn mực hành vi đạo đức cần thiết phù hợp lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Cụ thể như sau:
Chương trình đạo đức lớp Một bao gồm 14 chuẩn mực hành vi: + Em là học sinh lớp Một
+ Gọn gàng sạch sẽ
+ Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập + Gia đình em
+ Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ + Nghiêm trang khi chào cờ
+ Đi học đều và đúng giờ + Trật tự trong trường học
+ Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo + Em và các bạn
+ Đi bộ đúng quy định + Cảm ơn và xin lỗi + Chào hỏi và tạm biệt
+ Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng
Chương trình đạo đức lớp Hai gồm 14 chuẩn mực hành vi: + Học tập, sinh hoạt đúng giờ
+ Biết nhận lỗi và sửa lỗi + Gọn gàng, ngăn nắp + Chăm làm việc nhà + Chăm chỉ học tập + Quan tâm, giúp đỡ bạn + Giữ gìn trường lớp sạch đẹp + Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng + Trả lại của rơi
+ Biết nói lời yêu cầu, đề nghị + Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại + Lịch sự khi đến nhà người khác + Giúp đỡ người khuyết tật
+ Bảo vệ loài vật có ích
Chương trình đạo đức lớp Ba gồm 14 chuẩn mực hành vi: + Kính yêu Bác Hồ
+ Tự làm lấy việc của mình
+ Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em + Chia sẻ buồn vui cùng bạn
+ Tích cực tham gia việc lớp, việc trường + Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng + Biết ơn thương binh, liệt sĩ
+ Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế + Tôn trọng khách nước ngoài + Tôn trọng đám tang
+ Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác + Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
+ Chăm sóc cây trồng vật nuôi
Chương trình đạo đức lớp Bốn gồm 14 chuẩn mực hành vi: + Trung thực trong học tập
+ Vượt khó trong học tập + Biết bày tỏ ý kiến + Tiết kiệm tiền của + Tiết kiệm thời giờ
+ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
+ Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo + Yêu lao động
+ Kính trọng, biết ơn người lao động + Lịch sự với mọi người
+ Giữ gìn các công trình công cộng
+ Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo + Tôn trọng luật giao thông
+ Bảo vệ môi trường
+ Em là học sinh lớp 5
+ Có trách nhiệm về việc làm của mình + Có chí thì nên
+ Nhớ ơn tổ tiên + Tình bạn
+ Kính già, yêu trẻ + Tôn trọng phụ nữ
+ Hợp tác với những người xung quanh + Em yêu quê hương
+ Uỷ ban nhân dân xã (phường) em + Em yêu Tổ quốc Việt Nam
+ Em yêu hoà bình
+ Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc + Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài môn học đạo đức, việc giáo dục đạo đức cho học sinh còn được lồng ghép trong các môn học khác, các hoạt động tập thể, các buổi sinh hoạt theo chủ điểm hoặc các ngày lễ lớn trong năm. Theo dõi các hành vi đạo đức của học sinh không chỉ là thầy cô giáo chủ nhiệm hay thầy cô bộ môn mà còn tổ chức Đội - Sao nhi đồng đại diện là đội cờ đỏ. Môn học đạo đức giúp các em có những hành vi đạo đức phù hợp. Các em đến trường được học kiến thức khoa học thể hiện ở kết quả học tập, được giáo dục đạo đức thể hiện qua hạnh kiểm tức là thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh:
Nhiệm vụ 1:Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; Chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
Nhiệm vụ 2: Kính trọng lễ phép với thầy giáo cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết thương yêu, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Nhiệm vụ 4: Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn và bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt độngbảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
Nhiêm vụ 5: Góp phần và bảo vệ phát huy truyền thống của nhà trường và của địa phương.
1.4.3. Mục tiêu giáo dục đạo đức trong mục tiêu giáo dục phổ thông
- Trong hiến pháp Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (1992), có điều 35