HSTH huyện Hoằng Hóa
* Đánh giá thực trạng
Các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa đã chú ý giáo dục cho học sinh những đạo đức cần thiết đối với nhân cách con người Việt Nam XHCN. Công tác giáo dục đạo đức và công tác quản lý giáo dục đạo đức cho HSTH trường tiểu học huyện Hoằng Hóa đã được tiến hành thông qua nhiều hình thức khác nhau. Có những hình thức được được tập thể GV và học sinh ủng hộ và được đánh giá rất cao như: Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động xã hội từ thiện; qua các phong trào thi đua; qua lồng ghép vào các bài giảng của các môn học trong nhà trường. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng mới chỉ là những biện pháp hành chính.
Đa số HSTH đã nhận thức được tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức đối với người sinh viên sư phạm. Bên cạnh đó, một số HSTH thiếu ý thức rèn luyện, lười học, ham chơi, đua đòi,... kết quả học tập và rèn luyện chưa cao; Một bộ phận thầy cô giáo và cán bộ chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức cho HSTH... Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến công tác GDĐĐ cho HSTH cũng như quản lý công tác GDĐĐ cho HSTH. Đây là những khó khăn cần phải có hướng khắc phục.
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HSTH tương đối kịp thời. Việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cho HSTH về cơ bản đã đảm bảo các yêu cầu và có hiệu quả giáo dục đối với HSTH.
Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho HSTH đã có nhiều cố gắng bằng nhiều hình thức khác nhau những vẫn còn mang nặng tính hành chính; các hoạt động thiếu linh hoạt, chưa đan xen lồng ghép với nhau; chưa thật sự hấp dẫn. Vì vậy, hiệu quả quản lý chưa đạt được như mong muốn.
* Các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HSTH các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa
Nguyên nhân khách quan:
- Chính sách mở cửa, mở rộng giao lưu với nước ngoài đã du nhập vào Việt Nam lối sống hưởng lạc tiêu xài, xa xỉ là điều rất hấp dẫn thanh niên và con người nói chung.
- Việc xoá bỏ cơ chế bao cấp, mở rộng cơ chế thị trường, bên cạnh ưu điểm là mở rộng dân chủ trong quản lý kinh tế xã hội, làm cho một bộ phận cán bộ, nhân dân cảm thấy bị Nhà nước bỏ rơi trong việc tìm kiếm công ăn việc làm, cung cấp nhà cửa, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục con cái... bảo lãnh đời sống vật chất và tinh thần nói chung. Để thoả mãn nhu cầu vật chất ngày càng tăng, các bậc cha mẹ đã lao vào các hoạt động kiếm sống dưới các hình thức khác nhau, cắt giảm, thậm chí hy sinh các nhu cầu bình thường của cuộc sống. Thời giờ giành cho sự trao đổi tâm tình giữa ông bà, cha mẹ và con cái ít đi. nguồn tri thức và tình cảm vô giá này bị cắt giảm làm ảnh hưởng đến sự gắn bó, thân mật của các thành viên trong gia đình.
- Các văn bản pháp qui xác định mục đích, nội dung, nhiệm vụ và trách nhiệm thực hiện cho từng cấp còn thiếu, chưa kịp thời.
- Việc quản lý công tác GDĐĐ cho HSTH chưa được đặt ngang hàng với các môn học chuyên ngành.
- Do quản lý xã hội còn lỏng lẻo, môi trường giáo xã hội chưa tạo ra được sự ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành những phẩm chất đạo đức cho HSTH.
Nguyên nhân chủ quan:
- Chưa đầu tư thoả đáng cho công tác GDĐĐ cho HSTH;
- Những người trực tiếp tham gia vào việc quản lý công tác GDĐĐ cũng chưa đề xuất được những biện pháp quản lý thực sự mang lại hiệu quả.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để đề ra các phương thức hoạt động thống nhất vận dụng sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao kết quả GDĐĐ cho HSTH.
- Một số cán bộ, giáo viên chưa nhận thức đúng mức công tác giáo dục đạo đức cho HSTH chỉ quan tâm đến công việc của mình.
- Một số HSTH chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của GDĐĐ; chưa có thái độ đúng đắn trong học tập và rèn luyện bản thân cũng như trong cuộc sống đời thường.
- Công tác chỉ đạo thực hiện GDĐĐ cho HSTH chưa tạo ra được sự nhất trí cao giữa tập thể sư phạm và tập thể HSTH.
Kết luận chương 2
Qua kết quả điều tra về thực trạng đạo đức học sinh và thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh nhà trường, chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Nhận thức về mục tiêu giáo dục, về nội dung GDĐĐ, về các biện pháp giáo dục, về trách nhiệm phối hợp trong giáo dục của mọi người còn khác nhau và chưa thống nhất.
- Các hình thức, biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội và các tổ chức xã hội còn đơn giản, chưa thực hiện được thường xuyên vì vậy chưa tạo ra sự thống nhất toàn xã hội.
- Nhiều lực lượng xã hội chưa chủ động tích cực tham gia cùng nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đứ cho thế hệ trẻ. Tiền năng của xã hội rất phong phú, vấn đề cần đặt ra là cần có một cơ chế tổ chức quản lý phối hợp đẻ có thể khai thác hết tiềm năng đó.
Chương 3
NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HOẰNG HÓA - THANH HÓA
3.1. Một số nguyên tắc để xây dựng các biện pháp
Theo điều II Luật Giáo dục của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [24].
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã chỉ rõ mục tiêu giáo dục phổ thông: “Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp, tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động tích cực sáng tạo, lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống” [12].
Mục tiêu đặt ra cho giáo dục là: Phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước năm 2000; phổ cập THCS năm 2010 và phổ cập THPT năm 2020 để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi lứa tuổi, mọi người trong xã hội được học tập thường xuyên, suốt đời. Việc xác định đúng đắn mục tiêu giáo dục có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và góp phần đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp.
Xuất phát từ lý luận GDĐĐ là quá trình tác động đến học sinh để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, đích cuối cùng quan trọng nhất của GDĐĐ là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức. Đạo
đức bao giờ cũng là những hành vi cụ thể được biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày, trở thành thói quen hữu ích cho cá nhân và phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Xuất phát từ tâm lý học lứa tuổi HSTH, các em hiếu động dễ bắt chước. Ở tuổi này, các em bắt đầu được giáo dục đạo đức một cách có hệ thống và đồng bộ. Mọi hành vi cử chỉ, lời nói của người lớn đều có thể làm cho trẻ làm theo.
Từ cơ sở lý luận và thực trạng quản lý GDĐĐ cho học sinh của các trường tiểu học trong huyện Hoằng Hóa, chúng tôi đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý GDĐĐ cho HSTH. Khi xây dựng các biện pháp, chúng tôi dựa vào các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo tính kế thừa
Các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh đề ra phải kế thừa những biện pháp mà các nhà trường đã sử dụng có hiệu quả.
Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi
Thực tiễn đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục đề ra các biện pháp có tính khả thi, phù hợp với quy luật vận động chung của xã hội đồng thời phải phù hợp vớiđặc diểm, điều kiện cụ thể của từng trường tiểu học trong huyện. Các biện pháp phải phát huy được tính tích cực chủ động phối hợp hoạt động của các chủ thể quản lý giáo dục.
Nguyên tắc thứ ba: Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi
Các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh ở các trường tiểu học trong huyện Hoằng Hóa vừa có một số điểm chung vừa mang những đặc thù riêng. Tâm lý HSTH chưa ổn định, dễ bị lôi kéo hoặc bắt chước hành vi đạo đức không lành mạnh do đó các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh phải mang tính đặc thù của vùng miền và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
Nguyên tắc thứ tư: Đảm bảo tính đồng bộ
Quản lý GDĐĐ cho học sinh có hiệu quả khi các nhà quản lý biết phối hợp đồng bộ các biện pháp hợp lý trên cơ sở 5 yếu tố trụ cột của quản lý: Chế
định giáo dục và đào tạo; bộ máy tổ chức nhân lực; nguồn tài lực; vật lực; môi trường giáo dục và thông tin giáo dục. Năm yếu tố này là điểm tựu cơ bản để các nhà quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển nhà trường.
3.2. Một số biện pháp chủ yếu
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò của GDĐĐ cho HS
3.2.1.1. Ý nghĩa của biện pháp
Việc giáo dục đạo đức cho HSTH là rất quan trọng, bởi đó là nền móng đạo đức của xã hội. Nhận thức đúng hay sai sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc thành công hay thất bại của công việc. Vì vậy cần phải nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đoàn thể trong và ngoài nhà trường để tất cả các lực lượng thấy được vai trò, tầm quan trọng và thống nhất quan điểm GDĐĐ cho HSTH hiện nay.
3.2.1.2. Nội dung thực hiện
Cần khắc phục quan niệm chưa đầy đủ về nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh cho các đối tượng sau:
(i) Đối với các lực lượng trong nhà trường
- Một số giáo viên dạy bộ môn đặc thù cho rằng việc giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, của Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên; việc dạy kiến thức chưa song hành với dạy người. Họ chỉ dạy kiến thức phục vụ cho kiểm tra, thi cử, chạy theo thành tích mà không chú ý tới việc uốn nắn những hành vi đạo đức cho học sinh.
- Một số giáo viên chủ nhiệm truyền đạt kiến thức sách vở một cách gượng ép, khô cứng, chưa đầu tư nhiều vào việc đổi mới phương pháp dạy học làm cho giờ học thiếu hấp dẫn, chưa tạo điều kiện cho các em thực hành những hành vi đạo đức để từ đó hình thành kỹ năng đạo đức. Chưa quan tâm
dạy theo đối tượng học sinh cũng như chưa quan tâm hết đến điều kiện hoàn cảnh từng em để áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp. Nhiều khi trong giờ học giáo viên chỉ chú ý đến học sinh khá giỏi để tiến trình bài dạy diễn ra trôi chảy theo dự kiến.
- Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên ít tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh nên các em ít có cơ hội hoà mình vào tập thể, ít có điều kiện để tạo tinh thần đoàn kết, chia sẻ trong tập thể cũng như ít được thực hành các hành vi đạo đức đã được học. Phần đa cô tổng phụ trách cũng như tổ chức Đoàn chỉ hướng dẫn các chi đội, chi sao theo dõi nề nếp các lớp, tổ chức một vài hoạt động tập thể nhân các ngày lễ lớn trong năm mà quên rằng tổ chức Đội là nơi các em gửi gắm tâm tư nguyện vọng cũng như là nơi các em muốn được chia sẻ những vui buồn thường ngày.
- Tổ chức công đoàn trong nhà trường dường như mới thực hiện được sứ mệnh là bảo vệ quyền lợi của cán bộ giáo viên, ít có sự phối hợp với nhà trường để GDĐĐ cho học sinh .
(ii) Đối với các lực lượng ngoài nhà trường
- Cha mẹ học sinh:
Đa số gia đình rất quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức cũng như học tập của con cái. Trong đó vẫn có, một số gia đình không hạnh phúc trong hôn nhân, bố mẹ thường chưa gương mẫu về lối sống, thường lấy con cái là nơi chút những nỗi giận hờn hoặc nếu không như vậy thì các em bị thiếu hụt tình cảm của cha hoặc mẹ. Điều đó ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tâm lý của học sinh.
Những em mồ côi cha hoặc mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ thường hay có suy nghĩ tự ti, sống khép mình.
Có một số gia đình khó khăn về kinh tế, có người mắc tệ nạn xã hội hoặc bạo lực gia đình, cha mẹ không quan tâm nhiều đến con hoặc giáo dục con bằng roi vọt, hình phạt biến chúng thành những đứa trẻ chai lỳ, bướng bỉnh.
- Đối với xã hội: Sự quan tâm đến giáo dục, đến nhà trường của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, Đoàn thanh niên xã chưa thường xuyên, có chăng chỉ quan tâm theo thời điểm: khai giảng, 20/11, bế giảng. Hoặc giúp nhà trường tu bổ, mua sắm, xây dựng một số cơ sở vật chất. Do vậy, việc kết hợp của địa phương với nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn rất hạn chế.
Trên đây là những nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận lực lượng liên quan đến hoạt động giáo dục đạo đức nói chung, GDĐĐ cho HSTH nói riêng cần được khắc phục. Việc khắc phục những hạn chế là khởi đầu của việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm về GDĐĐ cho học sinh. Nội dung biện pháp làm cho mọi người hiểu rõ được vai trò, tầm quan trọng và thống nhất quan điểm, phương pháp, trách nhiệm QL công tác GDĐĐ cho học sinh.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng đến chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội như Mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên của xã về yêu cầu của xã hội đối với nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước, những chuẩn mực đạo đức, giá trị đạo đức của con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời phân tích để họ thấy được mặt tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường, thấy được thực trạng hiện nay về tình hình kinh tế hộ gia đình, tệ nạn trong thanh thiếu niên của địa phương cũng như của đất nước. Để từ đó mọi người, mọi tổ chức thấy được tầm quan trọng và ý thức trách nhiệm của mình trong việc GDĐĐ cho học sinh ở địa phương.
- Tổ chức kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh vào đầu năm học, họp phụ huynh học sinh định kỳ để thông báo kết quả học tập rèn luyện của học sinh cũng như kế hoạch của nhà trường đồng thời cung cấp thêm kiến thức về tâm lý HSTH và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học
sinh ngay từ bậc tiểu học. Giúp phụ huynh thấy được ảnh hưởng to lớn của