Công tác chỉ đạo, phối kết hợp các lực lượng trong nhà trường

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 75 - 77)

thực hiện kế hoạch

Để hiểu rõ thực trạng về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HSTH huyện Hoằng Hóa, tôi đã điều tra và có kết quả thể hiện như sau:

Bảng 2.13: Sự phối hợp giữa cán bộ QL với lực lượng giáodục

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ %

1 Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 22 100

2 Gia đình học sinh 19 85,5

3 Tập thể học sinh 11 45,5

4 Đội ngũ giáo viên bộ môn 15 67,5

5 Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 17 76,5

6 Hội cha mẹ học sinh 20 91,5

7 Chính quyền địa phương 14 63.5

8 Các cơ quan văn hoá thông tin 10 40.5

9 Hội khuyến học nhà trường 15 67.5

10 Các tổ chức xã hội 10 40.5

Qua bảng 2.13 có thể rút ra nhận xét: Cán bộ QL thường xuyên có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục là: Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (100%); Hội cha mẹ học sinh (91,5%), Gia đình HS (85,5). Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (76,5%), Đội ngũ giáo viên bộ môn (67,5%), Hội khuyến học nhà trường (67.5%). Một số lực lượng giáo dục có sự phối hợp ít hơn: Tập thể học sinh (45.5%), Chính quyền địa phương (63.5%), Các tổ chức xã hội (40.5%), Các cơ quan văn hoá thông tin (40.5%).

Kết quả này chứng tỏ sự phối hợp của cán bộ QL nhà trường với gia đình, GVCN và Đoàn thanh niên rất tốt. Đây là các lực lượng ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến kết quả rèn luyện đạo đức của HS. Các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, các cơ sở văn hoá thông tin cũng có ảnh hưởng đến GDĐĐ học sinh. Đây là lực lượng giáo dục quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục học sinh sống tuân theo pháp luật, phòng chống tội phạm tuổi học đường, tệ nạn xã hội, thực hiện an toàn giao thông. Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với các lực lượng này để nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ cho học sinh.

Kết quả điều tra cho thấy công tác chỉ đạo GDĐĐ cho HSTH huyện Hoằng Hóa đã có những nội dung phối hợp tương đối tốt như: Có sự chỉ đạo, phân công cụ thể, rõ ràng cho tập thể giáo viên (84%); Có nội dung GDĐĐ cho tập thể HSTH cụ thể, rõ ràng (86%). Bên cạnh còn có những điều làm chưa tốt: Phối hợp chưa tốt giữa giáo viên và tập thể HSTH (69%); Phối hợp chưa chặt chẽ giữa Gia đình- Nhà trường- Xã hội (59%). Đây là hai điểm yếu hạn chế rất lớn trong công tác chỉ đạo GDĐĐ cho HS, huyện Hoằng Hóa. Bởi vì, Phối hợp chưa tốt giữa tập thể giáo viên và tập thể HSTH; Phối hợp chưa chặt chẽ giữa Gia đình- Nhà trường- Xã hội thì không tạo ra được sức mạnh tổng hợp, không tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của lực lượng tham gia giáo dục trong và ngoài nhà trường trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HSTH. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý GDĐĐ cho HSTH thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa tập thể giáo và tập thể HSTH; Phối hợp chặt chẽ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w