Về các con đường, phương tiện, hình thức giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 66 - 68)

- Có thể nói việc đạo đức cho học sinh các trường nói chung được tiến hành thông qua nhiều con đường. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì công tác GDĐĐ HSTH huyện Hoằng Hóa được thực hiện thông qua những con đường sau:

+ Thông qua việc dạy học các môn học, đặc biệt là các môn học như: Tiếng Việt, Đạo Đức ...

+ Thông qua các buổi sinh hoạt sao, đội và sinh hoạt lớp. Học sinh học về truyền thống lịch sử của nhà trường, được học nội quy, quy chế học tập ...

+ Thông qua các hoạt động tập thể của Sao, Đội, của lớp, của trường học.

+ Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (bảng tin, truyền thanh, nhận xét chào cờ sáng thứ 2 hàng tuần...).

Sau khi điểu tra ở các nhà trường việc GDĐĐ cho HSTH thông qua các hình thức được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.7: Các hình thức GDĐĐ cho học sinh

TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)

1 GDĐĐ thông qua các tiết học đạo đức 130 100 2 GDĐĐ thông qua bài giảng các bộ môn 55 41.8 3 GDĐĐ thông qua sinh hoạt lớp, đoàn, hội 92 70 4 GDĐĐ thông qua hoạt động TDTT, quân sự 39 29.6 5 GDĐĐ thông qua hoạt động văn hoá, văn nghệ 67 51 6 GDĐĐ thông qua các hoạt động xã hội 28 21.3 7 GDĐĐ thông qua học tập nội quy trường, lớp 86 65.4 8 GDĐĐ thông qua các hoạt động ngoại khoá 57 43.3

- Về phương pháp và hình thức tổ chức:

Qua tìm hiểu trao đổi tọa đàm CBQL, GV của nhà trường, chúng tôi được biết:

+ Những năm gần đây Đội thiếu niên tiền phong và Sao nhi đồng đã có nhiều đổi mới, cải tiến trong việc tổ chức các hình thức, phương pháp GDĐĐ học sinh như diễn đàn tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ kính yêu và truyền thống lịch sử của dân tộc; diễn đàn giao lưu với học sinh, các trường bạn; thi biểu diễn các hoạt động văn hóa nghệ thuật thể thao trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm,...

+ Nội dung các hoạt động giáo dục trên còn nghèo nàn, hình thức chưa phong phú lại không được tiến hành liên tục thường xuyên liên tục, chưa phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của các em nhỏ nên chưa thu hút, hấp dẫn được học sinh tham gia.

Qua điều tra học sinh về việc tổ chức các hoạt động GDĐĐ chúng tôi đưa ra một số hình thức, kết quả thu được là:

+ 100% (500/500) số ý kiến được hỏi cho rằng, việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhà trường chủ yếu thông qua các môn học, mang tính áp đặt nặng nề về lý thuyết theo trương trình chung của Bộ Giáo dục và đào tạo, phương pháp đơn điệu do đó hiệu quả giáo dục chưa cao.

+ Những cuộc thi về tìm hiểu truyền thống dân tộc, Đội, quan di tích lịch sử, trại hè, dã ngoại... 99,4 (570/500) số ý kiến được hỏi các em thích hoạt động trên, nhưng tổ chức không thường xuyên.

+ Tổ chức diễn đàn (học tập, tình bạn, tình yêu...) có 87% (400/500) số đối tượng điều tra thích hoạt động trên.

+ 72,2% (360/500) thích nge nói chuyện thời sự, truyền thống nhưng cũng diễn ra không thường xuyên, thậm chí còn quá ít.

+ Mặt khác chưa có sự thống nhất, kết hợp chặt chẽ việc GDĐĐ thông qua dạy các môn học, hoạt động của Đội, Sao và sinh hoạt lớp,.. nên đã hạn chế hiệu quả GDĐĐ cho học sinh.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w