kiểm, học tập của HS và nhận thức về giáo dục đạo đức cho đối tượng học sinh này của các lực lượng giáo dục là rất cần thiết để từ đó tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
2.2. Thực trạng đạo đức học sinh ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
2.2.1. Mục đích, nội dung, phương pháp, đối tượng và thời gianđiều tra điều tra
* Mục đích điều tra:
Tìm hiểu thực trạng đạo đức học sinh và công tác giáo dục đạo đức học sinh huyện Hoằng Hóa hiện nay, để có cơ sở thực tiễn đề xuất các chuẩn mực và giải pháp tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức HSTH đáp ứng được mục tiêu đào tạo của huyện trong giai đoạn mới.
* Đối tượng điều tra:
Do kinh phí không có, thời gian nghiên cứu ngắn nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đạo đức tại 4 trường tiểu học trong huyện và lấy ngẫu nhiên 500 em trong 4 trường, 62 giáo viên, 46 phụ huynh học sinh và 22 cán bộ quản lý.
+ Trường tiểu học Hoằng Quang.
Đây là trường tiểu học nằm ngay cạnh cầu Hàm Rồng với quy mô trường lớp:
- Có 10 lớp với tổng số học sinh là 249 em, tổng số cán bộ giáo viên là 25 đồng chí.Trong đó cán bộ quản lý: 2 đồng chí.
Trường có một số thuận lợi sau:
- Những năm gần đây, đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, tương đối đồng đều về chất lượng. Gần 100% giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn.
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình trong công việc, có kinh nghiệm trong quản lý và năng động, sáng tạo.
- Địa phương và nhân dân quan tâm đến nhà trường.
- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ: có 18 phòng học kiên cố và có đầy đủ các phòng chức năng, phòng đa năng, thư viện. Riêng bãi tập và sân chơi còn dùng chung với địa phương.
Bên cạnh thuận lợi, nhà trường còn gặp không ít khó khăn: - Tình hình chính trị của xã trước đây không thực sự ổn định.
- Kinh tế của xã còn nghèo, nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình.
Trong năm học, ban giám hiệu cùng với đội ngũ cán bộ giáo viên khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Kết quả cuối năm về hạnh kiểm có 245 học sinh (chiếm 98,3%) thực hiện đầy đủ nhiệm vụ người học sinh. Trong đó có 175 em thực hiện tốt, còn 70 học sinh thực hiện khá tốt.
+ Trường tiểu học Hoằng Minh
Trường đặt trong địa bàn là một xã thuần nông. Trường có 10 lớp với 239 học sinh, có 22 cán bộ giáo viên.
Thuận lợi:
- 100% cán bộ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tự giác và có trách nhiệm với công việc được giao.
- Cán bộ quản lý nhiệt tình, năng động trong công việc.
- Phụ huynh học sinh đã có xu hướng quan tâm tới giáo dục hơn những năm trước.
- Tuy cơ sở vật chât còn nghèo nhưng cũng có đủ bàn ghể hai chỗ ngối đúng quy định.
Khó khăn:
- Đội ngũ cán bộ địa phương chưa quan tâm nhiều đến giáo dục.
- Phần lớn nhân dân chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em mình. - Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa đủ phòng học kiên cố cho học sinh học; chưa có phòng chức năng, đa năng, thư viện, sân chơi bãi tập phục vụ tốt cho việc dạy và học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
Tuy có khó khăn nhưng nhà trường đã cố gắng hoàn thành kế hoạch năm học theo hướng dạy thật - học thật. Kết quả đạt được trong năm học 2009-2010 như sau: Toàn trường có 100 học sinh đạt danh hiệu: học sinh giỏi và học sinh tiên tiến. Có 33 em học lực yếu cần rèn luyện lại trong hè. Có 231 em thực hiện đầy đủ nhiệm vụ người học sinh (chiếm 97%), 8 em thực hiện nhiệm vụ chưa tốt. (chiếm 3 %).
+ Trường tiểu học Hoằng Thịnh
Đây là một trong những trường có hoc sinh đông nhất huyện.Toàn trường có 483 học sinh với 18 lớp. Nhân dân địa phương chủ yếu sống bằng nghề nông và nghề thủ công truyền thống: làm hàng mây tre đan nên những năm gần đây kinh tế hộ gia đình khá hơn trước nhiều.
Thuận lợi:
- Địa phương rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho trường dạy và học tốt.
- Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, vừa qua trường vừa được công nhận có thư viện chuẩn.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình,có trách nhiệm cao.
Khó khăn:
- Phong trào học tập chưa phát triển mạnh trong nhân dân.
- Số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao. Mặc dù khó khăn nhưng nhà trường cũng đã có nhiều cố gắng và đạt được kết quả trong năm học 2009- 2010 như sau:
Về hạnh kiểm 481 em được đánh giá là thực hiện tốt nhiệm vụ người học sinh (chỉ còn 2 em chưa thực hiện tốt). Toàn trường có 165 em đạt danh hiệu học sinh giỏi và học sinh tiên tiến, 44 em có học lực yếu.
+ Trường tiểu học Hoằng Yến
Đây là một trong 8 trường thuộc các xã ven biển. Vài năm gần đây kinh tế xã hội cũng như kinh tế gia đình của các hộ trong xã đã có nhiều bước chuyển biến tích cực. Nhờ vậy nhà trường có một số thuận lợi sau:
- Hiện nay việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường đã gần hoàn toàn cơ bản: Đủ phòng học kiên cố cho các lớp thực hiện học hai buổi/ ngày, các phòng chức năng,đa năng, sân chơi bãi tập đảm bảo.
- Năm học 20009 - 2010 trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Tuy là xã vùng biển nhưng việc kế hoạch hoá gia đình tương đối tốt nên số lượng học sinh là 236 em với 9 lớp học.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên bám trường, bám lớp.
- Nhờ kinh tế được cải thiện nên gần đây các gia đình cũng phần nào quan tâm hơn đến việc học của con em mình.
Bên cạnh thuận lợi, trường cũng gặp không ít khó khăn:
- Hoằng Yến không phải là xã có truyền thống hiếu học trong huyện. - Phong trào khuyến học, khuyến tài trong nhân dân chưa phát triển mạnh. - Học sinh chưa chăm học .
- Bên cạnh kinh tế khó khăn, tỷ lệ cha mẹ ly hôn cũng nhiều hơn các xã trên.
- 100% cán bộ quản lý và giáo viên là nữ.
Kết quả giáo dục trong năm học vừa qua như sau:
Số học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi và tiên tiến là: 91 em. Tỷ lệ học sinh yếu cần rèn luyện trong hè là: 7,6 %. Kết quả rèn luyện: 231 em thực hiện đầy đủ nhiệm vụ người học sinh.
* Nội dung điều tra:
Thực trạng đạo đức học sinh:
+ Kết quả xếp loại đạo đức học sinh toàn huyện Hoằng Hóa + Nhận thức của học sinh về các giá trị đạo đức.
+ Nguyên nhân biểu hiện đạo đức không tốt trong học sinh + Nhận xét chung
Thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh và quản lí công tác GDĐĐ HSTH
+ Sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Sau khi tổng hợp ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát, chúng tôi xin nêu lên một số nhận định chung khái quát về một số vấn đề liên quan đến đánh giá thực trạng đạo đức học sinh và thực trạng công tác GDĐĐ HSTH trong thời gian qua của huyện.
* Phương pháp điều tra: chúng tôi đã sử dụng phiếu hỏi (An Két), tổng hợp ý kiến của các đối tượng khảo sát và xử lý thông tin.
* Thời gian điều tra: 6/2009- 8/2010.
2.2.2. Kết quả khảo sát về thực trạng đạo đức học sinh các trường TH huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Đạo đức của con người thể hiện trên các phương diện nhận thức, thái độ, hành vi. Vì vậy, việc đánh giá đạo đức và GDĐĐ là một việc làm rất khó khăn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Ở đây, chúng tôi chỉ khảo sát tình hình đạo đức học sinh thông qua sự đánh giá của CMHS, GVCN,CBQL, chính bản thân học sinh và kết quả xếp loại đạo đức của cả huyện
2.2.2.1. Đánh giá thông qua kết quả xếp loại chất lượng giáo dục toàn diện HSTH của cả huyện
Hằng năm, dựa vào vào văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, huyện huyện Hoằng Hóa đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc xếp loại
đạo đức học sinh và kết quả khảo sát thể hiện qua bảng 2.1 và bảng 2.2 từ năm học (2007 - 2010).
Bảng 2.1: Kết quả xếp chất lượng giáo dục bậc tiểu học năm học 2008 - 2009 trong toàn huyện
Khối lớp
Hạnh kiểm Học lực
THĐĐ THĐĐChưa Giỏi Khá TBình Yếu
Khối 1 100,0 0 18,3 26,40 54,80 0,5 Khối 2 99,9 0,1 15,7 30,40 53,70 0,2 Khối 3 100,0 0 14,8 29,70 55,00 0,5 Khối 4 99,9 0,1 12,3 28,60 58,30 0,8 Khối 5 99,8 0,2 10,2 24,80 64,10 0,9 Toàn huyện 99,92 0,08 14,26 27,98 57,18 0.58
Bảng 2.2: Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh 4 trường đại diện cho 4 khu vực kinh tế của huyện
TT Năm học Trường Đạt Chưa đạt
1 2007-2008 TH.Hoằng Quang (249) 93,9 6,1 TH.Hoằng Minh (290) 93.1 6,9 TH. Hoằng Thịnh (503) 97.4 2.6 TH. Hoằng Yến (278) 90,0 10.0 2 2008- 2009 TH.Hoằng Quang (249 94,1 3,9 TH.Hoằng Minh (276) 95,2 4,8 TH. Hoằng Thịnh (492) 98,0 2.0 TH. Hoằng Yến (252) 94.8 5,2 3 2009- 2010 TH.Hoằng Quang (249) 98,3 1,7 TH.Hoằng Minh (239) 97.0 3.0 TH. Hoằng Thịnh (483) 98,5 1,5 TH. Hoằng Yến (236) 98,2 1,8
Qua bảng số liệu thống kê trên chúng tôi thấy:
Đa số HSTH trong huyện có hạnh kiểm đạt; tuy nhiên trong 3 năm học 2007-2010 năm nào cũng có học sinh xếp loại đạo đức chưa đạt và có chiều hướng gia tăng. Sự phân bố này tuy không đều trong toàn huyện tập trung chủ yếu ở một số trường ở các xã giáp thành phố và những trường ở các xã thuộc diện nghèo.
- Bốn trường tôi chọn để điều tra đều đại diện cho 4 khu vực kinh tế và địa lý tự nhiên của huyện. Ta nhận thấy TH Hoằng Quang có địa bàn giáp thành phố hầu như các gia đình này đều buôn bán và lên thành Phố làm ăn tỉ lệ học sinh chưa đạt có chiều hướng gia tăng. TH Hoằng Thịnh là một làng nghề truyền thống làm ăn ổn định tỉ lệ học sinh chưa đạt ít và giảm xuống. TH Hoằng Minh là một vùng ven biển các phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con cái TH Hoằng Yến nằm trên địa bàn của một xã có nền kinh tế đang phát triển. Những đặc điểm của địa phương cũng là điều đáng lưu ý để các quản lý giáo dục áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp.
- Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, dù học sinh ở đâu, địa bàn kinh tế phát triển hay không phát triển, trường nào cũng có học sinh chưa đạt, hư hỏng, trốn học, vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường và nói dối bố mẹ. Thường những học sinh xếp loại đạo đức yếu kém xếp loại học lực cũng kém.
2.2.2.2. Đánh giá của CBQL, GV, CMHS về thực trạng đạo đức của học sinh
Sau khi tổng hợp ý kiến của 130 đối tượng (62 giáo viên, 46 phụ huynh học sinh và 22 cán bộ quản lý), chúng tôi thu được nhận định chung khái quát về thực trạng đạo đức học sinh và kết quả khảo sát biểu hiện hành vi đạo đức của học sinh như sau:
* Nhận định chung của các đối tượng khảo sát về đạo đức của học sinh: - Có 79,2% (103/130) số ý kiến được hỏi cho rằng “về tổng thể học sinh có đạo đức tốt nhiều hơn là học sinh yếu kém về đạo đức và biểu hiện xấu trong học sinh ít hơn biểu hiện tích cực trong nhà trường”.
Đây là điều đáng mừng vì đa số học sinh có ý thức học tập, rèn luyện xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ, tiếp thu giáo dục nhà trường, của gia đình.
- Có 28,1% (36/130) nhận định đạo đức học sinh đang đan xen giữa cái tốt và cái xấu. Đây là một thực tế trong trường học, biểu hiện tốt và xấu, yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực... luôn song song tồn tại, những biểu hiện đó có tính phổ biến đôi khi trầm trọng hơn trước.
- Những biểu hiện tốt đang có chiều hướng gia tăng do được sự quan tâm của nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Nhưng cũng có 2,3% (3/130) cho rằng mặt xấu nhiều hơn mặt tốt, những biểu hiện không lành mạnh trong nhà trường cũng đang có chiều hướng gia tăng. Đây chính là biểu hiện đáng lo ngại của toàn xã hội trước những hành vi đạo đức của học sinh đặc biệt lại là HSTH.
- Điều đáng lo ngại khi nhận định xu thế tình hình đạo đức của học sinh có 10% (30/130) số ý kiến nhận xét đạo đức học sinh đang xuống cấp nghiêm trọng do những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, của sự bùng nổ thông tin và mở rộng giao lưu quốc tế, của việc thiếu sự tổ chức quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng, thiếu sự giám sát và phối hợp động bộ của toàn xã hội.
* Kết quả khảo sát về hành vi đạo đức của học sinh:
Chúng tôi đưa ra chỉ số đo phẩm chất đạo đức cần thiết và không cần thiết đối với cặp phạm trù đối lập để khảo sát 130 đối tượng về hành vi đạo đức của học sinh và kết quả thu được bảng 2.3 và bảng 2.4.
Phân tích hai bảng chúng tôi thấy, cả 3 đối tượng khảo sát đều đánh giá những biểu hiện đạo đức tốt chiếm tỉ lệ không cao như:
+ Quan tâm tới người khác có 68,7% số đối tượng điều tra khẳng định. + Kính trọng người cao tuổi 78,0%
+ Thân ái giúp đỡ bạn bè có 79,8% số đối tượng điều tra khẳng định. + Ý thức hành bảo vệ môi trường 74,3%
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát các đối tượng về đạo đức HSTH huyện Hoằng Hóa (biểu hiện tốt - tỉ lệ %)
TT Những biểu hiện tốt Tổng hợp GV CBQL CMHS
130 62 22 46
1 Khiêm tốn học hỏi 64,5 60,9 58,82 63,93
2 Kính trọng thầy cô giáo 84,6 85,6 85,88 85,42
3 Ý chí vươn lên 54,8 56,1 55,29 57,37
4 Tính cẩn thận, sạch sẽ 45,8 47,2 43,52 37,64
5 Chăm chỉ cần cù 51,6 52,7 51,76 54,09
6 Thân ái giúp đỡ bạn bè 79,8 80,1 80,0 80,32 7 Ý thức bảo vệ môi trường 74,3 76,0 76,47 75,40
8 Tự tin 42,8 43,2 41,17 45,90
9 Thật thà 68,9 96,1 71,76 65,57
10 Có hiếu với ông bà cha mẹ 88,5 89,7 88,23 91,80 11 Quan tâm đến người khác 68,7 69,8 70,58 68,85 12 Kính trọng người cao tuổi 78,0 78,7 78,82 78,68
Bảng 2.4: Kết quả khảo sat các đối tượng về đạo đức HSTH huyện Hoằng Hóa (biểu hiện chưa tốt - tỉ lệ %)
TT Những biểu hiện chưa tốt Tổng hợp GV CBQL CMHS
130 62 22 46
1 Tự cao, coi thường ngườikhác 6,23 6,16 4,70 8,19 2 Thiếu kính trọng thầy côgiáo 1,15 1,36 1,17 1,63
3 Kém ý chí ngại khó 9,23 10,27 9,41 11,47
4 Cẩu thả 11,5 11,64 10,58 13,11
5 It quan tâm đến người xung
quanh 3,69 4,10 4,70 3,27
6 Lười biếng hay tị nạnh vớingười khác 10,7 10,95 7,05 16,39 7 Không tôn trọng pháp luật 4,38 4,79 3,52 6,55 8 Thiếu tự tin tự lập 13,84 13,69 12,94 14,75 9 Không có ý thức bảo vệ
môi trường 5,38 5,47 4,70 6,55
10 Coi thường người cao tuổi 0 0 0 0
11 Không biết bảo vệ tài sảnvà ý thức tiết kiệm 4,92 5,47 5,88 4,91 12 Thiếu kinh trọng ông bà
cha mẹ 0 0 0 0
+ Kính trọng yêu quý ông bà có 88% số đối tượng điều tra khẳng định. + Kính trọng thầy cô giáo có 84,6% số đối tượng điều tra khẳng định.
Cũng qua bảng số liệu trên, đa số các bậc cha mẹ đánh giá học sinh