Những nội dung đạo đức cần giáo dục cho HSTH

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 31)

Giáo dục tư tưởng đạo đức là một bộ phận cấu thành trọng yếu của quá trình giáo dục, rèn luyện nhân cách HS. Đạo đức được coi là nền tảng trong

phẩm chất nhân cách con người, là cái gốc của con người. Vì thế trong bất kỳ nhà trường nào cũng đều cần chú trọng cả tài lẫn đức. Việc dạy chữ phải kết hợp với dạy người và dạy nghề để nhằm rèn luyện cho HS trở thành con người phát triển toàn diện [26].

Giáo dục đạo đức trong trường tiểu học là một giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các quá trình giáo dục khác như giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất,... Quá trình giáo dục đạo đức cũng đều có các thành tố có quan hệ với nhau trong một hệ thống cấu trúc nhất định và cùng vận động.

Môn đạo đức ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh:

- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó.

- Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin; yêu thương, tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái sai, cái xấu.

Đối với mỗi lớp học sẽ dạy những chuẩn mực hành vi đạo đức cần thiết phù hợp lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Cụ thể như sau:

Chương trình đạo đức lớp Một bao gồm 14 chuẩn mực hành vi: + Em là học sinh lớp Một

+ Gọn gàng sạch sẽ

+ Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập + Gia đình em

+ Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ + Nghiêm trang khi chào cờ

+ Đi học đều và đúng giờ + Trật tự trong trường học

+ Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo + Em và các bạn

+ Đi bộ đúng quy định + Cảm ơn và xin lỗi + Chào hỏi và tạm biệt

+ Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng

Chương trình đạo đức lớp Hai gồm 14 chuẩn mực hành vi: + Học tập, sinh hoạt đúng giờ

+ Biết nhận lỗi và sửa lỗi + Gọn gàng, ngăn nắp + Chăm làm việc nhà + Chăm chỉ học tập + Quan tâm, giúp đỡ bạn + Giữ gìn trường lớp sạch đẹp + Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng + Trả lại của rơi

+ Biết nói lời yêu cầu, đề nghị + Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại + Lịch sự khi đến nhà người khác + Giúp đỡ người khuyết tật

+ Bảo vệ loài vật có ích

Chương trình đạo đức lớp Ba gồm 14 chuẩn mực hành vi: + Kính yêu Bác Hồ

+ Tự làm lấy việc của mình

+ Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em + Chia sẻ buồn vui cùng bạn

+ Tích cực tham gia việc lớp, việc trường + Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng + Biết ơn thương binh, liệt sĩ

+ Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế + Tôn trọng khách nước ngoài + Tôn trọng đám tang

+ Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác + Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước

+ Chăm sóc cây trồng vật nuôi

Chương trình đạo đức lớp Bốn gồm 14 chuẩn mực hành vi: + Trung thực trong học tập

+ Vượt khó trong học tập + Biết bày tỏ ý kiến + Tiết kiệm tiền của + Tiết kiệm thời giờ

+ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

+ Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo + Yêu lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kính trọng, biết ơn người lao động + Lịch sự với mọi người

+ Giữ gìn các công trình công cộng

+ Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo + Tôn trọng luật giao thông

+ Bảo vệ môi trường

+ Em là học sinh lớp 5

+ Có trách nhiệm về việc làm của mình + Có chí thì nên

+ Nhớ ơn tổ tiên + Tình bạn

+ Kính già, yêu trẻ + Tôn trọng phụ nữ

+ Hợp tác với những người xung quanh + Em yêu quê hương

+ Uỷ ban nhân dân xã (phường) em + Em yêu Tổ quốc Việt Nam

+ Em yêu hoà bình

+ Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc + Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Ngoài môn học đạo đức, việc giáo dục đạo đức cho học sinh còn được lồng ghép trong các môn học khác, các hoạt động tập thể, các buổi sinh hoạt theo chủ điểm hoặc các ngày lễ lớn trong năm. Theo dõi các hành vi đạo đức của học sinh không chỉ là thầy cô giáo chủ nhiệm hay thầy cô bộ môn mà còn tổ chức Đội - Sao nhi đồng đại diện là đội cờ đỏ. Môn học đạo đức giúp các em có những hành vi đạo đức phù hợp. Các em đến trường được học kiến thức khoa học thể hiện ở kết quả học tập, được giáo dục đạo đức thể hiện qua hạnh kiểm tức là thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh:

Nhiệm vụ 1:Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; Chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.

Nhiệm vụ 2: Kính trọng lễ phép với thầy giáo cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết thương yêu, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn.

Nhiệm vụ 4: Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn và bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt độngbảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

Nhiêm vụ 5: Góp phần và bảo vệ phát huy truyền thống của nhà trường và của địa phương.

1.4.3. Mục tiêu giáo dục đạo đức trong mục tiêu giáo dục phổ thông

- Trong hiến pháp Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (1992), có điều 35 nói về giáo dục và đào tạo:

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Điều 27 của Luật giáo dục Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 chỉ rõ: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách cho con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.5. Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho HSTH

1.5.1. Mục tiêu quản lý công tác giáo dục đạo đức

Mục tiêu của quản lý GDĐĐ cho HS là làm cho quá trình GDĐĐ vận hành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS. Quá trình này bao gồm:

+ Về nhận thức: Giúp các lực lượng giáo dục XH có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ.

+ Về thái độ, tình cảm: Giúp mọi người có thái độ đúng và điều chỉnh hành vi của bản thân, ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh với những việc làm trái pháp luật và trái với những chuẩn mực đạo đức của dân tộc.

+ Về hành vi: Mọi người tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động XH và tích cực tham gia quản lý GDĐĐ cho HS.

1.5.2. Nội dung và phương pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức1.5.2.1. Nội dung quản lý 1.5.2.1. Nội dung quản lý

Nội dung quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT bao gồm: - QL việc xây dựng nội dung, chương trình, hình thức và biện pháp GDĐĐ: Cơ sở để xác định nội dung GDĐĐ là nội dung chương trình môn giáo dục công dân và một số môn khoa học xã hội, các chủ điểm của hoạt động NGLL, truyền thống văn hoá của dân tộc và địa phương... Nội dung QL thông qua các hoạt động của nhà trường như: học các môn văn hóa, hoạt động NGLL, hoạt động của GVCN, hoạt động của sao nhi đồng và đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm... Vì vậy, cần có kế hoạch xây dựng chương trình, hình thức GDĐĐ cho HS một cách đa dạng, sinh động, hấp dẫn với những mục tiêu, hình thức, biện pháp thực hiện cụ thể.

Yêu cầu của nội dung QL này là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đảm bảo mục tiêu GDĐĐ và mục tiêu giáo dục của nhà trường

+ Lựa chọn nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.

+ Có chỉ tiêu và giải pháp cụ thể, mang tính khả thi.

- QL công tác GDĐĐ cho HS của đội ngũ GVCN: Ban Giám hiệu nhà trường lập kế hoạch chung và chỉ đạo thực hiện. GVCN căn cứ vào đó, tuỳ vào đặc điểm của từng lớp, từng học sinh để triển khai thực hiện có hiệu quả. Mặt khác, Ban Giám hiệu cần có các biện pháp kiểm tra, đánh giá để khen thưởng, phê bình, động viên kịp thời với đội ngũ GVCN lớp.

- QL công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS: Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường bao gồm: chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh... Để hoạt động này có hiệu quả, nhà trường cần có mối quan hệ chặt chẽ, phân công cụ thể công việc và biện pháp thực hiện của từng bộ phận.

- QL cơ sở vật chất, nguồn kinh phí phục vụ tốt nhất cho các hoạt động GDĐĐ cho HS. Đồng thời, động viên, thu hút các nguồn lực khác tham gia vào hoạt động GDĐĐ.

- QL quá trình hình thành và rèn luyện đạo đức của HS, giáo dục HS phấn đấu và tu dưỡng tốt.

- Triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra và thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức GDĐĐ.

1.5.2.2. Phương pháp quản lý

Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý để đạt được các mục tiêu quản lý đề ra. Thông qua đó mà các mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ quản lý mới đi vào cuộc sống; biến thành thực tiễn phong phú, sinh động, phục vụ lợi ích con người.

Một số phương pháp quản lý thường sử dụng: - Phương pháp tổ chức - hành chính:

Là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định quản lý. Ở trường tiểu học, phương pháp tổ chức hành chính thường thể hiện qua các nghị quyết của Hội đồng giáo dục nhà trường, hội nghị cán bộ giáo viên, nghị quyết của chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên các quyết định của Hiệu trưởng, các quy định, quy chế, nội quy của nhà trường mang tính chất bắt buộc yêu cầu cán bộ giáo viên và học sinh phải thực hiện. Đây là phương pháp cơ bản nhất

để xây dựng nền nếp, duy trì kỷ luật trong nhà trường, buộc cán bộ giáo viên và học sinh phải làm tốt nhiệm vụ của mình.

- Phương pháp tâm lý - xã hội:

Là sự tác động của người quản lý tới người bị quản lý, nhằm biến những yêu cầu quản lý thành nghĩa vụ tự giác bên trong, thành nhu cầu của người bị quản lý. Phương pháp này thể hiện tính nhân văn trong hoạt động quản lý. Nhiệm vụ của phương pháp này là động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác và tạo ra bầu không khí cởi mở, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ. Phương pháp tâm lý - xã hội bao gồm các phương pháp: giáo dục, thuyết phục, động viên, tạo dư luận xã hội... Phương pháp này thể hiện tính dân chủ trong hoạt động quản lý, phát huy quyền làm chủ tập thể và mọi tiềm năng của mỗi thành viên trong tổ chức. Vận dụng thành công phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của tổ chức và hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào nghệ thuật của người quản lý.

- Các phương pháp kinh tế:

Là sự tác động một cách gián tiếp của người bị quản lý bằng cơ chế kích thích lao động qua lợi ích vật chất để họ tích cực tham gia công việc chung và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong trường tiểu học, thực chất của phương pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ giáo viên, học sinh ghi trong điều lệ nhà trường phổ thông với những kích thích mang tính đòn bẩy trong trường. Kích thích hoạt động bằng lợi ích kinh tế có nhiều ý nghĩa thiết thực. Phát huy tính sáng tạo, độc lập, tự giác của mỗi người trong công việc. Qua đó, phẩm chất, năng lực và kết quả lao động của mọi người được tập thể thừa nhận và đánh giá. Đó là cơ sở cho việc đánh giá thi đua, khen thưởng.

Phương pháp kinh tế thường được kết hợp với phương pháp tổ chức - hành chính. Hai phương pháp này luôn bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau. Ngày nay,

trong bối cảnh cơ chế thị trường, việc vận dụng phương pháp kinh tế phải thận trọng để một mặt khuyến khích tính tích cực lao động của cán bộ giáo viên, mặt khác vẫn đảm bảo uy tín sư phạm của giáo viên và tập thể nhà trường.

1.5.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

1.5.3.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của địa tác động đến việc quản lý công tác giáo dục đạo đức cho HS

Với tư cách là một chức năng xã hội, giáo dục chịu sự chi phối của các lĩnh vực khác trong xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội,.. .

- Về kinh tế: Kinh tế đảm bảo cho giáo dục điều kiện vật chất để thực hiện có hiệu quả quá trình đào tạo. Hiện nay nguồn ngân sách của nhà trường chủ yếu là ngân sách nhà nước cấp, sự hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh và sự tài trợ của các lực lượng giáo dục khác. Cơ sở vật chất của nhà trường phần lớn nhờ vào địa phương (xã, phường). Kinh tế địa phương phát triển khi kinh tế hộ gia đình tốt, lực lượng sản xuất giàu tiềm năng, các nghề phát triển. Nhà trường được đầu tư, được quan tâm đầy đủ về cơ sở vật chất sẽ có điều kiện hơn trong việc quản lý giáo dục HS, đặc biệt là công tác GDĐĐ cho HS Có sân chơi, bãi tập, các phòng chức năng để tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể tạo điều kiện cho các em thể hiện và rèn luyện hành vi đạo đức. Mặt khác kinh tế địa phương vững mạnh, địa phương sẽ có chính sách hỗ trợ giúp đỡ gia đình khó khăn, nhờ đó các gia đình bớt khó khăn hơn và họ sẽ quan tâm

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 31)